Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 5 năm 2009 - 2013 đạt 8,6%; ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tăng 5,6%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 9,8% và các ngành dịch vụ tăng 11,55%. Cơ cấu kinh tế cụ thể nhƣ sau:

năm 2009 ngành Nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 40% thì đến năm 2013 còn 38%, giảm 2,0%; ngành Công nghiệp-xây dựng năm 2009 chiếm 25% thì đến năm 2013 đạt 25,5%, tăng 0,5%; các ngành Dịch vụ năm 2009 đạt 35% thì đến năm 2013 đạt 36,5%, tăng 1,5%. (UBND huyện Lệ Thủy, 2009-2013)

Xu hƣớng phân công lao động đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, song sự chuyển dịch đang còn chậm. Vấn đề này đặt ra cho nông thôn Lệ Thuỷ là cần phải phát triển ngành dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, trong đó phát triển thƣơng mại, nghành nghề nông thôn là một biện pháp hữu hiệu.

Trên địa bàn huyện có 04 trƣờng THPT, 01 trƣờng THCS &THPT, 01 trƣờng trung học phổ thông kĩ thuật, 01 Trung tâm GDTX, 24 trƣờng THCS, 32 trƣờng TH (trong đó có 01 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật), 03 trƣờng TH&THCS; 02 trƣờng PTDT Bán trú, 01 trƣờng PTDT Nội trú và 30 trƣờng mầm non. Hệ thống trƣờng lớp các cấp đƣợc phân bố khá hợp lý ở các vùng trên địa bàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo và rèn luyện của con em trong huyện, nhất là bậc học mầm non, tiểu học, THCS và THPT; Trung tâm GDTX, Trƣờng trung học phổ thông kĩ thuật đã góp phần việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn.

Hệ thống y tế có 37 cơ sở y tế, trong đó gồm bệnh viện trung tâm, trung tâm y tế dự phòng và 28 cơ sở y tế xã và phòng khám tƣ nhân phân bố khá hợp lý trên địa bàn. Tổng số xã, thị trấn có trạm y tế là 28/28 đạt 100% số xã có trạm y tế. Tổng số giƣờng bệnh là 338 giƣờng, đạt 24,1 giƣờng bệnh/10.000 dân; tổng số cán bộ y tế 340 ngƣời, trong đó ngành y có 300 ngƣời, bình quân có 4,2 bác sỹ trên 10.000 dân.

Toàn huyện có 67% làng văn hoá, 73% đơn vị văn hoá. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn đã đƣợc chú trọng. Chất lƣợng các hoạt động văn học -nghệ thuật, thông tin, báo chí, truyền thanh ngày

càng đƣợc nâng cao. Giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng, bản sắc dân tộc, nếp văn hóa nơi công cộng đƣợc kế thừa và phát triển đúng hƣớng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi ngân sách huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)