Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 39)

Trong những năm gần đây việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm, khi kinh tế phát triển thì cũng có nghĩa mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp hơn nếu không có phương pháp quản lý, kiểm soát tốt. Thực tế cho thấy địa phương nào quan tâm tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thì sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực sau:

Điều chỉnh hành vi có ý thức bảo vệ môi trường của người dân trở thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.

Quản lý Nhà nước tốt công tác bảo vệ môi trường đối với các cá nhân, doanh nghiệp không chỉ có tác dụng lâu dài và trực tiếp làm thay đổi hành vi của họ, mà còn có tác dụng tốt tới việc nghiên cứu, triển khai, thay đổi kỹ thuật và công nghệ sản xuất có lợi cho môi trường.

Để hướng tới hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong tương lai thì việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và chuyển giao hợp lý các nguồn lực cần phải thông qua việc đánh giá các nguồn tài nguyên môi trường.

Từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, xét trên góc độ lý luận và thực tiễn rút ra nhận xét: Các tỉnh ngày càng có xu hướng đa dạng hoá các đối tượng, hình thức tham gia quản lý bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững trong tương lai. Muốn thực hiện

được điều này cần phải thực hiện được sâu rộng hơn, cuốn hút được nhiều đối tượng tham gia hơn, và cũng ngày càng đa dạng hóa các hình thức vào hoạch định chính sách bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm của các tỉnh về việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường vào hoạch định chính sách môi trường cho thấy rằng: Đối với các tỉnh đang có tốc độ phát triển nhanh về công nghiệp do điều kiện về pháp luật, khuôn khổ thể chế chưa cao, trình độ dân trí thấp, nên nhiều vấn đề đặt ra cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi xây dựng kế hoạch chính sách.

Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng các công cụ trong việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Đối với các công cụ kinh tế ở khía cạnh mang tính kỹ thuật, cơ sở để xác định được mức phí là cần phải nắm được chi phí hoạt động của người gây ô nhiễm, phải có hệ thống giám sát ô nhiễm, các điều kiện địa lý, tỷ lệ lạm phát… Đây thực sự là vấn đề khó xác định đối với cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường.

Do nhận thức về môi trường còn thấp của quần chúng nhân dân nên họ có thái độ phản ứng khi thu phí môi trường. Các doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất để có lợi nhuận cao, vì thế các doanh nghiệp tìm mọi cách để đạt được mục tiêu là lợi nhuận càng nhiều càng tốt kể cả việc làm của họ ảnh hưởng tới tính mạng của hàng triệu người dân quanh khu vực sản xuất.

Việt Nam đã có Luật bảo vệ môi trường nhưng thực tế hiệu lực của nó còn thấp. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý ở địa phương khi vận dụng cần phải linh hoạt cụ thể, chi tiết phù hợp nhằm đưa luật bảo vệ môi trường vào cuộc sống.

Như vậy, khi sử dụng các công cụ quản lý bảo vệ môi trường đặc biệt là các công cụ về kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Về mặt ngắn hạn nó có tác động tới tính cạnh tranh của các

sản phẩm. Nhưng về dài hạn, khi chi phí được tối thiểu hoá thì có thể gia tăng được tính cạnh tranh.

Mục tiêu của việc sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là nhằm đạt được sự liên kết hữu hiệu giữa các chính sách kinh tế và chính sách môi trường.

Đối với Bắc Ninh quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cần xem xét tới các yếu tố tác động sau đây:

- Cụ thể hoá và vận dụng một cách linh hoạt các chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, suy thoái môi trường có thể do thất bại thị trường gây ra, chẳng hạn khi giá cả không phản ánh đầy đủ các giá trị môi trường. Nhưng suy thoái môi trường cũng có thể nảy sinh do sự can thiệp không hợp lý, quá mức, do sự yếu kém của việc vận dụng chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Yêu cầu đổi mới cơ chế kinh tế sao cho phù hợp với định hướng phát triển bền vững, hình thành và tạo điều kiện cho các thị trường phát triển đồng bộ, hoạt động một cách hữu hiệu, bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng, cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, kiểm soát được lạm phát, cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng và hiệu quả cho các đơn vị kinh tế.

Cần có cơ cấu, thể chế và kỹ năng hành chính phù hợp. Xác định rõ và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, đặc biệt là đối với đất đai, bất động sản, xây dựng một cách rõ ràng và ổn định. Các thể chế phải phù hợp, triệt để chống tham nhũng, trốn thuế, lậu thuế, phải thừa nhận và phổ cập nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và nguyên tắc “Người hưởng lợi phải trả tiền” tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế, hành chính. Xây dựng một hệ thống nội dung chi tiết quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với những đặc điểm và tính chất của cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xác định rõ mục tiêu và khuôn khổ pháp lý, thể chế, các lĩnh vực sử dụng những loại công cụ nào để từ đó có thể áp dụng chính xác, dễ dàng và đơn giản vào mục đích quản lý và bảo vệ môi trường theo đối tượng gây ô nhiễm.

Từ việc nghiên cứu các bài học kinh nghiệm, việc sử dụng công cụ kinh tế, mô hình quản lý công cộng và phân tích các yếu tố tác động đến hoạch định chính sách môi trường, việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cần chú ý các điểm sau:

- Tổ chức quán triệt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

- Trong quá trình quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải lồng ghép với quy hoạch bảo vệ môi trường (xây dựng khu xử lý nước thải, chất thái rắn… tập trung) vì đây là một trong các công cụ kỹ thuật quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý Nhà nước về BVMT. QHBVMT là sự sắp xếp, tổ chức không gian sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững.

- Đưa các cơ sở gây ô nhiễm và các cụm, điểm công nghiệp và tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn…

- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn môi trường. - Giám sát, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm luật về bảo vệ môi trường.

- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Tăng cường quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đối với Bắc Ninh, việc rút ra bài học về công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là cần thiết, nhưng đồng thời phải căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế và những vấn đề môi trường cấp bách cần giải quyết ở mức độ này hay mức độ khác, dưới hình thức này hay hình thức khác để có biện pháp và lộ trình thích hợp. Tuy nhiên về nội dung cũng như hình thức để việc quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có hiệu quả thì cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc những cơ sở phương pháp luận phù hợp với thực tiễn.

Như vậy, với yêu cầu xây dựng cơ sở lý luận khoa học của quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường gắn với phát triển bền vững của tỉnh Bắc Ninh, nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn đáp ứng được mục tiêu luận văn đặt ra, thông tin trong nước và của tỉnh được tổng quan làm cơ sở để luận văn đưa ra những quan điểm liên quan đến nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường định hướng phát triển bền vững, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh. Phát triển bền vững gắn với xây dựng các cơ sở lý luận cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho quá trình quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong đó nhấn mạnh đến quản lý Nhà nước, năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Quá trình nghiên cứu gồm các bước cụ thể với việc sử dụng kết hợp đồng bộ, hiệu quả các phương pháp truyền thống và hiện đại.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)