Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở cấp phường, xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 102)

cấp cơ sở cấp phường, xã

Quản lý nhà nước ở cấp phường, xã phải đặt trong điều kiện đẩy mạnh sự phân cấp đồng bộ, toàn diện các mặt giữa trung ương và địa phương. Nên có nhiều tiền đề, yếu tố thuận lợi trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của chính quyền cấp xã, phường. Nghĩa là việc đề xuất mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp xã, phường có nhiều tính khả thi, hiện thực hoá, phù hợp với xu thế khách quan và quan điểm chỉ đạo phân cấp của Đảng và Nhà nước.

Việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở cấp xã, phường nhằm:

- Tạo lập cơ quan chuyên môn để giúp UBND cấp xã, phường thực hiện có kết quả chức năng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn hành chính theo pháp luật bảo vệ môi trường quy định và trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn xử lý những vấn đề môi trường thực tế đặt ra.

- Trong điều kiện lập tổ chức gắn kết giữa tài nguyên và môi trường trên địa bàn cấp xã, phường thì việc lập tổ chức này còn thực hiện chức năng “cầu nối” chuyển giao giữa khoa học công nghệ với sản xuất, đời sống và môi trường sẽ bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, kỹ thuật, vào sản xuất và đời sống, xử lý các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Làm đầu mối tập hợp đội ngũ cán bộ tài nguyên và môi trường, các chuyên gia, các nhà quản lý về kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật… trên địa

bàn để tham gia, đóng góp kiến thức, kinh nghiệm vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Làm tăng hiệu quả các hoạt động tài nguyên và môi trường trên địa bàn, nâng cao sự hiểu biết ý thức, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường thông qua vai trò, tác dụng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Theo đó, từng bước tăng cường chức trách quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của chính quyền cấp xã, phường đối với công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH ở ngay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đối với cấp xã, phường do tính chất, đặc điểm là cấp chính quyền cơ sở - trực tiếp liên quan đến môi trường, nhất là vấn đề rác thải, nước thải, vệ sinh môi trường đặt ra ngày càng bức bách và nan giải. Vì vậy, yêu cầu tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường ở cấp phường, xã trong thời kỳ CNH - HĐH là hết sức cần thiết.

- Về tổ chức: Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT- BTNMT-BNV phân công 1-2 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về môi trường và có một thành viên UBND hoặc tốt nhất là 01 phó chủ tịch phụ trách.

Tuy nhiên theo chúng tôi, cần phải thống nhất về mô hình tổ chức cơ cấu quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã, phường như sau: toàn bộ chính quyền xã, phường, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn hành chính của mình gồm cả HĐND và UBND phường, xã làm chức năng quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của luật bảo vệ môi trường, trong đó chủ yếu và trực tiếp là UBND.

Để UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực nói chung thì vấn đề cơ bản là sử dụng bộ máy cộng đồng làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Có thể hình thành ban chỉ đạo công tác môi trường của phường, xã theo tính chất kiêm nhiệm các bộ phận tham gia như trạm y

tế, công an, tổ dân phố, khu phố, trưởng thôn, xóm, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phường, xã chỉ đạo, phụ trách chung. Như vậy đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp xã, phường thì vấn đề chủ yếu là: quy định chức năng, trách nhiệm để tạo cơ sở pháp lý thực hiện; có sự phân công cán bộ phụ trách và xử lý ở cấp Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp phường, xã; huy động cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường trên từng địa bàn.

- Về cán bộ phụ trách: bộ phận này có thể thuộc Ban văn hoá, xã hội và môi trường hoặc lồng ghép với y tế, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư do 1 Phó Chủ tịch UBND xã, phường phụ trách lĩnh vực văn hoá xã hội và môi trường trực tiếp chỉ đạo. Hoặc nếu chưa có đủ khả năng có cán bộ chuyên trách thì cán bộ kiêm nhiệm về công tác môi trường cấp xã, phường và được hưởng suất phụ cấp trách nhiệm đó.

Đối với cán bộ kiêm nhiệm làm công tác môi trường cấp xã, phường được hưởng định suất phụ cấp trách nhiệm theo mức hiện hành, do ngân sách Nhà nước cấp, hoặc có thể được hưởng 1 - 2 định suất sinh hoạt 09/CP của Chính phủ.

- Về nội dung hoạt động: Theo hướng dẫn Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV, cán bộ địa chính xã, phường giúp UBND xã, phường thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên cần chú trọng:

+ Tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với UBND cấp xã, phường và cơ quan thẩm quyền xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)