Nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 95)

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật.

3.1.2.1. Luật bảo vệ môi trường năm 2005

Đây là văn bản pháp lý đầy đủ nhất điều chỉnh các hoạt động BVMT ở nước ta cho đến nay. Luật BVMT (sửa đổi) đã khắc phục một số nhược điểm của Luật 1994, cụ thể hóa được một số nội dung trước đây còn quy định chung chung, bổ sung nhiều quy định mới để phù hợp với tình hình thực tế của công tác BVMT, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Vai trò to lớn của pháp luật trong bảo vệ môi trường thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường. Đây là cơ sở, công cụ tốt cho việc quản lý Nhà nước về BVMT có hiệu quả. Ví dụ: tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về

nước sạch, tiêu chuẩn về không khí. Các tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng văn bản pháp lý nên chúng trở thành tiêu chuẩn pháp lý, tức là những tiêu chuẩn mà cá nhân, tổ chức xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lí cho việc xác định vi phạm pháp luật môi trường. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi phạm luật môi trường.

Một trong những biểu hiện rõ nét về vai trò bảo vệ môi trường của pháp luật là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình khai thác các yếu tố khác nhau của môi trường, giữa các tổ chức, cá nhân có thể xảy ra giữa các cá nhân với nhau song cũng có khi xảy ra giữa các cá nhân với doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước. Tranh chấp về môi trường là tranh chấp có liên quan tới khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Chẳng hạn tranh chấp giữa công ty bột ngọt VEDANS với các cư dân của tỉnh Đồng Nai sống xung quanh địa bàn của công ty.

Với việc bổ sung, điều chỉnh bố cục của một số chương, mục về quản lý chất thải, tiêu chuẩn môi trường, quan trắc và ĐTM, quản lý thông tin, dữ liệu về môi trường; nguồn lực BVMT và chi tiết hóa các nội dung về thẩm quyền và trách nhiệm BVMT của các Bộ, HĐND, UBND các cấp… Luật BVMT (sửa đổi) đã có thêm những quy định cần thiết nhằm nâng cao tính khả thi của luật. Như vậy, luật môi trường ban hành tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước, đồng căn cứ vào luật môi trường để chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể chi tiết cho phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu.

3.1.2.2. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất

nước. Nghị quyết xác định: “ BVMT là một trong những vấn đề sống còn của

dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng…”.

3.1.2.3. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

- Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về bảo vệ môi trường…

Căn cứ vào chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 73/2007/QĐ - UBND ngày 31/10/2007 về việc phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Chiến lược này đã xác định rõ việc phát triển kinh tế cần có sự lựa chọn, ưu tiên phát triển bền vững trên 3 lĩnh vực là: Lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội và lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Với mục tiêu, chiến lược đã đề ra cũng có nghĩa là xác định được vai trò quan trọng để các sở, ban, ngành căn cứ để xây dựng tiêu chí riêng cho mình nhằm thực thi pháp luật môi trường đạt được mục tiêu chung của tỉnh.

Với những nội dụng cụ thể, chi tiết trong mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh là cơ sở để đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn mà không trái luật.

3.1.2.4. Nghị định số 81/2007/NĐ - CP ngày 23/5/2007 “Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước

Nghị định 81/2007/NĐ của Chính phủ xác định rõ đối tượng quản lý môi trường đó là:

- Tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường là sở Tài nguyên và Môi, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc ủy ban nhân tỉnh, quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh;

- Công chức địa chính xã, phường, thị trấn;

- Tổ chức chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường tại Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và Ban quản lý có tên gọi khác; đây là cơ sở pháp lý trong việc phân công nhiệm vụ, quy trách nhiệm, chịu trách nhiệm rõ ràng thuận lợi làm cho công tác quản lý được tốt hơn.

3.1.2.5.Nghị quyết số 48/2008/QĐ - UBND ngày 09/4/2008 về ban hành Quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được thông qua và có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 48/2008/QĐ - UBND ngày 9/4/2008 về ban hành quy chế bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)