Nhận xét về quản lý dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Logistics Vinalink

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ logistics tại công ty cổ phần logistics vinalink (Trang 67 - 71)

3.3.1. Thành tựu

Sau gần 20 năm hoạt động, công ty đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vị thế và uy tín của mình trên thị trƣờng.

Từ ngày đầu thành lập, chỉ với 15 nhân viên và cung cấp một số dịch vụ truyền thống nhƣ: đại lý vận tải, gom hàng lẻ. Đến nay đã có 360 nhân viên cung cấp gần nhƣ đầy đủ các loại hình dịch vụ thông qua liên kết chuỗi dịch vụ logistics. Trong từng giai đoạn cụ thể, công ty đã có những chiến lƣợc phù hợp với xu hƣớng phát triển logistics hiện đại và không ngừng làm mới các loại hình dịch vụ logistics của mình bằng cách áp dụng loại hình vận tải đa phƣơng thức.

Công ty chú trọng phát triển thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng với định hƣớng mở rộng chi nhánh và văn phòng đại diện tại các cửa khẩu, các khu công nghiệp trọng điểm.

- Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý của công ty, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên thông qua các lớp học ngắn hạn đƣợc tổ chức bởi Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng cục Hải quan nhằm đáp ứng các đòi hỏi về nhiệm vụ của hoạt động logistics tại công ty.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

3.3.2.1. Hạn chế

- Công ty hiện chƣa ứng dụng đƣợc kỹ thuật và thành tựu mới của công nghệ thông tin. Vẫn sử dụng CNTT truyền thống nhƣ email, điện thoại, fax… Có thể nói công nghệ thông tin nhƣ trái tim của dịch vụ logistics, quản lý chuỗi logistics là quản lý cả dòng vật chất và dòng thông tin, nếu thiếu một trong hai quá trình trên thì chƣa hình thành đƣợc chuỗi logistics thực thụ.

Hiện tại công ty không có khả năng track & trace (theo dõi hàng hóa trong hệ thống logistics). Do nguồn vốn hạn hẹp, công ty không đầu tƣ nhiều vào máy móc, trang thiết bị hiện đại, không ứng dụng các phần mềm quản lý thông tin hiện đại EDI cho phép theo dõi các đơn hàng (PO) trực tiếp. Họ thƣờng sử dụng dịch vụ “track & trace” của các hãng tàu biển và các hãng hàng không để cung cấp thông tin hàng hóa vận chuyển quốc tế cho khách hàng. Việc này dẫn đến không chủ động trong việc theo dõi lịch trình, nhiều khi hàng đã đến nơi rồi mà công ty vẫn không biết để thông báo cho khách hàng, gây ra sự chậm chễ, phát sinh chi phí lƣu kho, lƣu bãi và ảnh hƣởng đến uy tín của khách hàng.

- Chƣa đầu tƣ phát triển dịch vụ logistics một cách khoa học và bài bản, nghĩa là chƣa thiết kế đƣợc chuỗi logistics để đảm bảo tính đồng bộ và có khả năng kiểm soát hàng hóa suốt quá trình vận chuyển.

- Trình độ đội ngũ nhân viên của công ty hiện tại đã có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, họ vẫn chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu và bài bản về logistics. Họ không chỉ làm nghiệp vụ giao nhận đơn thuần mà còn đóng vai trò là một NVOCC (Ngƣời kinh doanh vận chuyển không sở hữu tàu), kinh doanh vận tải đa phƣơng thức, gom hàng lẻ, vận chuyển bất kỳ loại hàng gì, đến bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy vậy, đối với dịch vụ logistics thực sự, để quản lý dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management) đòi hỏi nhân viên giao nhận có trình độ hiểu biết về kinh doanh quốc tế, kiến thức về CNTT, hiểu rõ luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ… bởi logistics là một hoạt động toàn cầu, có liên quan nhiều tới luật pháp nhiều quốc gia. Kinh nghiệm hiện tại của nhân viên công ty chủ yếu tích lũy từ công việc hàng ngày mà nhân viên đó đảm nhiệm do đó họ chỉ giỏi về mảng chuyên môn mình phụ trách còn những mảng chuyên môn khác họ rất yếu.

- Với vốn điều lệ 90 tỷ đồng, hiện tại công ty đang hạn chế về tài chính, nguồn vốn hoạt động của công ty chủ yếu là từ vốn góp của các thành viên khi thành lập và từ chính lợi nhuận đem lại trong quá trình kinh doanh.

- Chƣa có hoạt động Marketing cũng nhƣ chiến lƣợc rõ ràng cho hoạt động logistics của mình một cách vụ thể.

- Hoạt động kho bãi còn yếu kém chƣa đầu tƣ cho hệ thống kho bãi một cách chuyên nghiệp và bài bản. Cơ sở hạ tầng nhà kho, trang thiết bị đã xuống cấp, cách bố trí các khu vực trong kho chƣa hợp lý, các khu vực trong kho chƣa đƣợc ngăn cách, phân lập rạch ròi cụ thể.

3.3.2.2. Nguyên nhân

- Do sự hiểu biết về dịch vụ logistics còn chƣa cao vì thế công ty chỉ phát triển dịch vụ logistics theo kiểu truyền thống đơn thuần. Các hoạt động logistics của công ty chƣa có sự liên kết chặt chẽ.

- Vốn đầu tƣ còn ít, nên công ty chƣa chú trọng việc đầu tƣ thêm vào đội xe, cũng nhƣ hệ thống kho bãi quy mô và hiện đại hơn.

- Về yếu tố con ngƣời, hiện công ty chƣa chú trọng trƣơng trình đào tạo chính quy cho chuyên môn logistics, yếu kém về ngoại ngữ, trình độ hiểu biết cũng nhƣ sử dụng các trang thiết bị điện tử, công nghệ thông tin còn kém,… dẫn đến năng lực quản lý dịch vụ logistics tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và tính linh hoạt.

- Chƣa chú trọng đầu tƣ vào trang thiết bị máy móc và công nghệ thông tin hiện đại. Hiên tại hoạt động chứng từ tại công ty vẫn làm theo dạng thủ công.

- Công ty mới chỉ quan tâm nhiều đến việc chào giá cho khách hàng mà hầu nhƣ chƣa coi trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi. Bên cạnh giá cả và chất lƣợng dịch vụ tốt, khách hàng cũng lựa chọn những công ty logistics có chính sách hậu mãi tốt nhƣ chế độ hoa hồng, …

Sau gần 20 năm hoạt động, công ty đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định. Tuy nhiên, năng lực quản lý dịch vụ logistics của công ty Cổ phần Logistics Vinalink còn nhiều hạn chế là do nhiều nguyên nhân trong đó có nhân lực thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng kém, … Nếu nhƣ không có những thay đổi căn bản về quản lý và chiến lƣợc phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới công ty sẽ không thể là đối thủ cạnh tranh bình đẳng của các công ty nƣớc ngoài trên thị trƣờng.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ logistics tại công ty cổ phần logistics vinalink (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)