CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn
3.2.2.1.Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng
Phân loại theo đối tƣợng huy động tại GP Bank- Chi nhánh Thăng Long bao gồm: tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của đối tƣợng khác:
Bản 3.2 : Cơ cấu n uồn vốn theo đối tƣợn huy độn
ĐVT: Triệu đồn
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 3,786,309 100 4,379,214 100 5,389,421 100 Dân cƣ 3,461,444 91.42 3,849,329 87.9 4,600,410 85.36 Các tổ chức kinh tế 324,865 8.58 529,885 12.1 789,011 14.64
(Ngu n: Báo cáo kết quả kinh doanh GPBank CN Thăng Long 2015 -2017)
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế.
Nguồn vốn huy động đƣợc từ bộ phận này thƣờng có sự biến động thất thƣờng. Năm 2015 là năm huy động đƣợc nguồn vốn từ tổ chức kinh tế với tỷ trọng thấp nhất ( đạt 8.58% tổng nguồn vốn huy động) so với các năm. Nguyên nhân là do trong năm 2015 nền kinh tế bị khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, do vậy lƣợng tiền thanh toán gửi tại ngân hàng cũng giảm sút, nhiều doanh nghiệp phá sản. Năm 2017, nguồn vốn này tăng khá lớn: Đạt 789,011 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14.64% tổng nguồn vốn huy động. Đó là do năm 2017 mảng tín dụng tai GP Bank – Chi nhánh Thăng Long phát triển, số lƣợng các tổ chức mở tài khoản thanh toán để giao dịch tại chi nhánh khá lớn, nên việc huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng cao.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền không kỳ hạn, hoặc có kỳ hạn ngắn (1 tuần, 2 tuần, tối đa là 12 tháng ). Thông qua việc khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán, GP Bank - Chi nhánh Thăng Long không chỉ tăng số dƣ huy động, mà còn nắm đƣợc tình hình tài chính của các công ty này. Từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc cho vay, bảo lãnh..hiệu quả hơn. Tiền gửi của khách hàng thông thƣờng là tiền gửi không kỳ hạn, có tính ổn định thấp nhƣng chi phí huy động vốn thấp và có khả năng đáp ứng đƣợc sự thiếu hụt vốn trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó chi nhánh cũng
cung cấp nhiều dịch vụ cho các đơn vị - tổ chức kinh tế nhƣ: thu hộ, chi hộ, chi lƣơng qua tài khoản, chuyển tiền, thanh toán trong nƣớc và quốc tế… Qua đó làm tăng doanh thu về dịch vụ, trực tiếp tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế thƣờng không biến động nhiều do khách hàng đã chủ động trong kế hoạch kinh doanh. Nguồn tiền này thƣờng có số dƣ lớn – Nhất là vào thời điểm cuối quý, cuối năm do các công ty đƣợc thanh toán công trình, dự án…(thu hút đƣợc càng nhiều nguồn tiền gửi này s góp phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh).
Huy động vốn từ dân cư.
Là hình thức huy động vốn truyền thống và phổ biến nhất của các NHTM. Thông qua kênh huy động vốn này, tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, nhất là dân cƣ tại thành phố lớn có mức thu nhập khá cao và thƣờng xuyên s đƣợc huy động vào NHTM phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của ngƣời dân càng cao, tiền nhàn rỗi tích lũy ngày càng lớn. Đó là cơ sở để các NHTM đƣa ra nhiều sản phẩm huy động tiết kiệm từ dân cƣ.
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiền gửi của dân cƣ chủ yếu tồn tại dƣới các hình thức: Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi tiết kiệm…
Trong năm 2015, tiền gửi của dân cƣ là 3,461,444 triệu đồng, chiếm 91.42% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2016, con số này tăng lên 3,849,329 triệu đồng (tăng 11.20%). Đến năm 2017, nguồn vốn huy động từ dân cƣ tăng lên đến 4,600,410 triệu đồng, tăng lên 19.51%. Năm 2016 GP Bank đã có nhiều chƣơng trình khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng đến gửi tiền (nhƣ: Quà tặng tri ân - Honda Civic, xe máy Lead…; Cào nhanh tay trúng ngay chuyến du lịch Mỹ, chƣơng trình Tết Về Lộc Đến…). Chi nhánh đã thu hút đƣợc nguồn vốn khá lớn: 4,600,410 triệu đồng.
3.2.2.2. Cơ cấu ngu n vốn huy động theo loại tiền
Việc đa dạng hóa trong hoạt động huy động vốn theo cơ cấu tiền gửi giữ một vai trò hết sức quan trọng. Việc đa dạng huy động vốn theo loại tiền
cho phép ngân hàng phản ứng nhanh chóng với những biến động trên thị trƣờng tài chính đặc biệt là những biến động tỷ giá, tăng cƣờng khả năng thu hút vốn cũng nhƣ mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi từ thị trƣờng tiền tệ, từ đó tối đã hóa lợi nhuận.
Bản 3.3: Cơ cấu n uồn vốn huy độn theo loại tiền
ĐVT: Triệu đồn
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
VND 3,437,969 3,862,467 4,855,868
Ngoại tệ 348,340 516,747 533,553
Tổng nguồn vốn huy động 3,786,309 4,379,214 5,389,421
(Ngu n: Báo cáo kết quả kinh doanh GPBank CN Thăng Long từ năm 2015-2017)
Biểu đồ 3.3: N uồn vốn huy độn theo loại tiền ửi
(Ngu n:Báo cáo kết quả kinh doanh GPBank Thăng Long từ năm 2015 – 2017
Qua đồ thị 3.3 và bảng 3.3 ta thấy: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, huy động bẳng tiền đồng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn tiền huy động của GPBank – Chi nhánh Thăng Long (cũng là tình hình chung của các NHTM khi mà hoạt động chính không phải là hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu). Mức độ tăng trƣởng tiền VNĐ khá cao qua các
năm: Năm 2015, huy động VNĐ là 3,437,969 triệu đồng thì đến năm 2017, con số này đạt 4,855,868 triệu đồng (tăng 1,417,899 so với năm 2015). Đây là sự phát triển khá cao của chi nhánh khi đã tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu trên địa bàn và cạnh tranh đƣợc với các NHTM khác trong khu vực.Năm 2008, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, việc huy động từ tiền VNĐ bắt đầu gặp khó khăn do tâm lý ngƣời dân có xu hƣớng chuyển sang các dồng tiền mạnh (nhƣ: USD, hay EUR). Vì vậy, để huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, chi nhánh chủ trƣơng thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi nhằm tăng nguồn vốn huy động – Nhất là các loại ngoại tệ. Từ đây, tỷ trọng giữa nguồn vốn bằng tiền VNĐ và ngoại tệ bắt đầu có thay đổi, tuy nhiên tỷ trọng tiền VNĐ vẫn còn khá lớn. Tỷ trọng VNĐ và ngoại tệ năm 2015 là 90.8% và 9.2%; Năm 2016 là :88.2% và 11.8%; Năm 2017 là 90.10% và 9.9%.
3.2.2.3. Cơ cấu ngu n vốn theo kỳ hạn:
Bản 3.4: Cơ cấu n uồn vốn huy độn theo kỳ hạn
ĐVT: Triệu đồn
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tổng nguồn vốn huy động 3,786,309 100 4,379,214 100 5,389,421 100 Không kỳ hạn 469,502 12.4 521,126 11.9 689,846 12.8 Dƣới 12 tháng 2,676,920 70.7 3,424,545 78.2 4,085,181 75.8 Trên 12 tháng 639,886 16.9 433,542 9.9 614,394 11.4
(Ngu n: Báo cáo kết quả kinh doanh GPBank Thăng Long từ năm 2015-2017
Những năm qua, nhìn chung cơ cấu huy động vốn của GP Bank – Chi nhánh Thăng Long chiếm tỷ trọng lớn là các kỳ hạn ngắn và không kỳ hạn. Tất cả các năm thì nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn, trên 80% tổng ngu n vốn huy động.
Vốn huy động không kỳ hạn: Bao gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Đây là nguồn vốn huy động có chi phí thấp
nhƣng tính ổn định không cao. Tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn của GPBank – Chi nhánh Thăng Long biến động không ổn định trong các năm qua. Nếu nhƣ năm 2015, tỷ trọng vốn không kỳ hạn chiếm 12.4% trong tổng nguồn vốn huy động, thì năm 2016 lại giảm xuống 11.9%; Năm 2017 đã tăng lên.
Nguồn vốn không kỳ hạn đƣợc coi là nguồn vốn giá rẻ. Huy động đƣợc khối lƣợng lớn nguồn tiền này cũng đồng nghĩa với việc khách hàng có số dƣ trên tài khoản thanh toán lớn, hoạt động trên các tài khoản này thƣờng xuyên. Ngân hàng có thể thu đƣợc phí qua các dịch vụ khác… Tuy nhiên nguồn vốn này lại có tính chất không ổn định (có thể tăng lên hay sụt giảm nhanh chóng), ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh.
Vốn huy động ngắn hạn: Gồm các khoản tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng của tổ chức, cá nhân. Các kỳ hạn phổ biến thƣờng là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng…Bên cạnh đó còn có các kỳ hạn tuần, nhƣ: 1 tuần, 2 tuần. Nguồn vốn này tuy có chi phí tƣơng đối cao, nhƣng có tính ổn định hơn nguồn vốn không kỳ hạn; Giúp chi nhánh chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình. Trong những năm qua, nguồn vốn này có xu hƣớng ổn định, dao động từ 70.7% đến 75.8% trong tổng nguồn vốn huy động. Thông thƣờng, vốn huy động ngắn hạn chỉ tập trung vào các kỳ hạn ngắn bởi tâm lý của ngƣời dân là gửi tạm chờ lãi suất lên cao mới chuyển sang kỳ hạn dài, hoặc tiền lãi hàng tháng là một nguồn thu nhập cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình nên không thể gửi kỳ hạn dài đƣợc. Với tâm lý gửi kỳ hạn dài rút ra trƣớc hạn s bị lãi suất không kỳ hạn nên khách hàng thƣờng lựa chọn kỳ hạn ngắn (nhƣ: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng) để đạt đƣợc lợi ích cao nhất, ít bị thiệt nhất.
Vốn trung và dài hạn: Trong những năm qua nguồn vốn này có xu hƣớng giảm: Năm 2015, tỷ trọng nguồn vốn này chiếm hơn 16% thì đến năm 2017, tỷ trọng nguồn vốn này chỉ đạt 11.4%. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn thấp thì chi nhánh s tiết kiệm đƣợc chi phí huy động vốn. Tuy nhiên, về kinh doanh lâu dài thì đây lại là một hạn chế cho chi nhánh trong việc cho vay các khoản trung và dài hạn.
Do bị hạn chế bởi chỉ tiêu an toàn vốn của NHNN : “Các NHTM chỉ đƣợc dùng không quá 25% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn”.
Những năm qua, nhìn chung cơ cấu huy động vốn của chi nhánh GPBank – Chi nhánh Thăng Long chiếm tỷ trọng lớn là các kỳ hạn ngắn và không kỳ hạn. Tất cả các năm thì nguồn vốn ngắn hạn và không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên 80% tổng nguồn vốn huy động.