Kinh nghiệm quản lý nhà nước các KCN ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 34 - 37)

Tỉnh Hải Dƣơng đang hội tụ những điều kiện thuận lợi từ điều kiện tự nhiên, xã hội đến chủ trƣơng, chính sách để tiến hành phát triển các KCN. Từ khi thành lập những KCN đầu tiên năm 2003 đến nay, việc quy hoạch và xây dựng các KCN cũng nhƣ việc thu hút các dự án đầu tƣ vào các KCN luôn đƣợc quan tâm. Hiện nay, Hải Dƣơng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép quy hoạch phát triển đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 là 18 KCN tập trung với diện tích đất quy hoạch trên 3.500 ha. Đến hết năm 2014, tỉnh Hải Dƣơng đã thành lập 10 KCN với tổng diện tích gần 2.000 ha. Các KCN đã đi vào hoạt động đều có hạ tầng kỹ thuật đầy đủ, đồng bộ và hầu hết đều có nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn. Các KCN đƣợc quy hoạch theo các phân khu chức năng.

Sự phát triển nhanh và đồng bộ hạ tầng các KCN, môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, thuận lợi của tỉnh Hải Dƣơng đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào đầu tƣ trong các KCN. Trong các KCN trên địa bàn, đã có 191 dự án đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tƣ đăng ký gần 3,4 tỷ USD (trong đó chủ yếu là vốn đầu tƣ FDI: Nhật Bản có 53 dự án, vốn đầu tƣ 1.020 triệu USD; Hàn Quốc có 19 dự án, vốn đầu tƣ 248 triệu USD; Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan có 49 dự án, vốn đầu tƣ 522,6 triệu USD). Phần lớn các dự án sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến.

USD, đạt khoảng 60% vốn đầu tƣ đăng ký; hiệu suất thu hút đầu tƣ của các dự án đạt cao với vốn đầu tƣ bình quân là 18,5 triệu USD/dự án; hiệu quả sử dụng đất là 6,4 triệu USD/ha, đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ xã hội, sử dụng đất, tạo nguồn lực đầu tƣ quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trƣởng kinh tế của Hải Dƣơng.

Hiện đã có trên 150 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 7 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động trong và ngoài tỉnh. Năm 2014, các doanh nghiệp trong KCN đạt doanh thu trên 2,8 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của tỉnh; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD, chiếm 90% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; nộp ngân sách cho nhà nƣớc hàng năm trên 1.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã đào tạo đƣợc đội ngũ công nhân lao động có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, làm việc với tính chuyên môn hóa cao, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ và cách quản lý tiên tiến, hiện đại của các nƣớc phát triển.

Những kết quả đã đạt đƣợc của các KCN trong thời gian qua đã khẳng định đƣợc sự đóng góp có ý nghĩa quan trọng của các KCN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hải Dƣơng nói riêng, của cả nƣớc nói chung. Sự vào cuộc tích cực từ các cơ quan Trung ƣơng thông qua việc xây dựng các chính sách, định hƣớng đúng đắn, kịp thời; sự quản lý sát sao, thông thoáng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh, trong đó chủ chốt là các Ban Quản lý KCN, KCX và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Đặc biệt, yếu tố quyết định là việc chuyển đổi nhận thức của chính các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp đầu tƣ, kinh doanh hạ tầng và các DN thứ cấp đầu tƣ trong KCN.

Để có đƣợc thành quả trên là do:

- Ban Quản lý KCN tỉnh đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ƣơng, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, phát huy hiệu quả mô hình Ban Quản lý KCN, KCX theo quy định của Chính phủ, của UBND tỉnh. Tham mƣu kịp thời cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc phát triển, quy hoạch, xây dựng các KCN, quản lý tốt hoạt động của các chủ đầu tƣ xây dựng, kinh doanh hạ tầng và các DN trong KCN.

- Thƣờng xuyên thực hiện giao ban định kỳ với các doanh nghiệp trong KCN; tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tƣ, thiết lập đƣờng dây nóng 24/24 để tiếp nhận các phản ánh của các nhà đầu tƣ nhằm giải quyết, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm của các DN.

- Tỉnh Hải Dƣơng đã tập trung các nguồn lực, thu hút các nhà đầu tƣ xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch của từng giai đoạn phát triển của các KCN, đặc biệt phải xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông; cấp và thoát nƣớc; điện; phòng cháy chữa cháy...

- Công tác xúc tiến đầu tƣ theo hƣớng trọng điểm; chú trọng đến công tác thẩm định dự án; ƣu tiên lựa chọn các nhà đầu tƣ có uy tín, năng lực và tiếp nhận các dự án có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng ít lao động, tiêu tốn ít năng lƣợng, tài nguyên, các dự án có hàm lƣợng công nghệ cao. Đặc biệt ƣu tiên phát triển các ngành CN phụ trợ, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các DN; khuyến khích các DN đăng ký DN CNC.

- Thực hiện đôn đốc các chủ đầu tƣ hạ tầng KCN tiếp tục xây dựng, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án và hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN theo tiến độ đã cam kết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn với công tác phổ biến pháp luật, để các nhà đầu tƣ hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp

luật Việt Nam. Tăng cƣờng kiểm tra và phối hợp với các ngành trong việc thanh, kiểm tra đối với các dự án đang hoạt động, xử lý kịp thời các vi phạm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà xƣởng cao tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút các nguồn lực đầu tƣ vào các KCN, trong đó ƣu tiên đến các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài của các tập đoàn kinh tế lớn, có năng lực tài chính, sử dụng kỹ thuật khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)