Bộ máy QLNN và công tác quản lý nhà nước đối với các KCN ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp tỉnh Hƣng

3.3.1. Bộ máy QLNN và công tác quản lý nhà nước đối với các KCN ở

Hưng Yên

3.3.1.1. Chính quyền tỉnh Hưng Yên

Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với các KCN, xây dựng quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh. Quyết định thành lập KCN, phê duyệt dự án đầu tƣ hạ tầng Khu công nghiệp.

Phê duyệt Điều lệ KCN, phê duyệt Điều lệ quản lý xây dựng KCN. Ban hành quy chế khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ dự án vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra còn có Ban Quản lý các KCN tỉnh thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và theo ủy quyền của các Bộ và UBND tỉnh Hƣng Yên. Ban Quản lý các KCN là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý nhà nƣớc đối với các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh đƣợc thành lập và quản lý theo Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Tiếp nhận dự án và tổ chức thẩm định, cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép chứng chỉ theo nguyên tắc “một cửa”, theo ủy quyền của UBND tỉnh, của các Bộ, Ngành trung ƣơng tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tƣ triển khai dự án và sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

3.3.1.2. Các cơ quan của tỉnh phối hợp quản lý dự án đầu tư vào các KCN

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ: Thực hiện công tác cấp Đăng ký kinh doanh, thẩm định trình UBND tỉnh cấp ƣu đãi đầu tƣ cho các doanh nghiệp trong

nƣớc đầu tƣ vào các KCN. Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý các KCN kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh và ƣu đãi đầu tƣ.

Sở Xây dựng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về xây dựng đối với các KCN, phối hợp với Ban Quản lý các KCN quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch KCN đã đƣợc duyệt; thực hiện công tác thanh tra xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.

Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội: Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lao động đối với các KCN. Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các KCN và các sở ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo cung ứng lao động cho các KCN. Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý các KCN, có sự tham gia của các đơn vị có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động, tiền lƣơng của các doanh nghiệp KCN, cũng nhƣ xử lý các tranh chấp lao động trong các KCN.

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng: Thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, tài nguyên, môi trƣờng trong các KCN; thực hiện việc đăng ký cho thuê lại đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp KCN theo quy định của Pháp luật. Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý các KCN thực hiện việc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trƣờng của các doanh nghiệp KCN; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai, tài nguyên, môi trƣờng của KCN.

Sở Công thƣơng: Quản lý các hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các doanh nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật. Chủ trì và phối hợp với Ban Quản lý các KCN hỗ trợ các doanh nghiệp KCN trong công tác xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng; thực hiện thanh tra kiểm tra chuyên ngành

UBND các huyện, thị, xã, phƣờng, thị trấn có các KCN trên địa bàn: Thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nƣớc ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho triển khai xây dựng KCN; phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho KCN; tham gia giải quyết các vấn đề tranh chấp có liên quan đến địa phƣơng mình.

Các cơ quan Thuế, Hải quan và Công an: Các cơ quan chuyên ngành nhƣ Thuế, Hải quan, Công an có thể đặt đại diện đủ thẩm quyền của mình tại các KCN để giải quyết công việc có liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà đầu tƣ sản xuất kinh doanh.

Các công ty phát triển hạ tầng: Chịu trách nhiệm đầu tƣ xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN, đảm bảo mặt bằng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các doanh nghiệp vào KCN đầu tƣ sản xuất kinh doanh, kể cả các doanh nghiệp đã đƣợc thuê đất thực hiện dự án đầu tƣ trƣớc khi thành lập KCN. Vận động đầu tƣ vào KCN trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã đƣợc duyệt. Cho các doanh nghiệp thuê lại đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà xƣởng do Công ty Phát triển hạ tầng đã xây dựng theo qui định của pháp luật. Kinh doanh các dịch vụ trong KCN phù hợp với Giấy phép đầu tƣ, Giấy đăng ký kinh doanh và Điều lệ Công ty. Ấn định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá cho thuê hoặc bán nhà xƣởng và phí dịch vụ với sự thoả thuận của Ban Quản lý. Thống nhất với các doanh nghiệp đầu tƣ bố trí điểm đấu mối các công trình kỹ thuật hạ tầng nhƣ cấp nƣớc, thoát nƣớc, xử lý chất thải, nƣớc thải, cấp điện, thông tin liên lạc vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng chung của KCN phù hợp với quy hoạch chi tiết đã đƣợc duyệt. Thống nhất với các công ty kinh doanh dịch vụ nhƣ điện, thông tin liên lạc về quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tƣ, đảm bảo cung cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)