Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hƣng Yên là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hƣng Yên là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, có 23 km quốc lộ 5A, 25 km quốc lộ 5B và có khoảng 20 km tuyến đƣờng sắt Hải Nội – Hải Phòng chạy qua…

3.1.1.2. Địa hình

Tỉnh Hƣng Yên tƣơng đối bằng phẳng, hƣớng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc 14 cm/km. Độ cao đất đai không đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao, thấp xen kẽ nhau nhƣ làn sóng. Cao độ trung bình từ 2 – 4,5 m, chiếm 70%; cao độ thấp nhất từ 1,2 – 1,8 m chiếm 10% và cao độ cao nhất là 5 – 7 m, chiếm 20%. Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc tỉnh gồm các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi.

3.1.1.3. Khí hậu

Hƣng Yên chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: mùa lạnh, trong thời kỳ đầu mùa đông, khí hậu tƣơng đối khô, nửa cuối mùa thì ẩm ƣớt; mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình 23oC khá đồng nhất trên địa bàn tỉnh; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16oC. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.450 – 1.650 mm nhƣng phân bố không đều trong năm, mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lƣợng mƣa cả năm. Chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chính:

gió đông nam thổi vào mùa hạ, gió đông bắc thổi vào mùa đông. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thƣờng có mƣa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất (tháng 3) là 92% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 79%.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đất đai

Hƣng Yên có tổng diện tích 923,1 km2, chiếm 6,02% diện tích đồng bằng bắc bộ. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiên của Hƣng Yên, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong thành phần đất của tỉnh, tuy nhiên, theo thời gian, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh ngày càng giảm do một phân diện tích đất nông nghiệp này đƣợc sử dụng vào các hoạt động phi nông nghiệp: xây dựng các KCN, các công trình cũng nhƣ các hoạt động phi nông nghiệp khác.

Mặt khác, cơ cấu đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, chủ yếu tập trung vào đất chuyên dùng, dành cho các hoạt động sản xuất của các KCN, xây dựng cơ sở hạ tầng… Đất ở cũng có xu hƣớng tăng lên do sự gia tăng về dân số ngày càng lớn.

Tất cả những tình trạng trên làm cho diện tích đất ở bình quân và diện tích đất nông nghiệp bình quân của tỉnh ngày càng giảm.

Bảng 3.1 : Cơ cấu kinh tế tỉnh Hƣng Yên

Năm Nông nghiệp (%) Công nghiệp (%) Dịch vụ (%)

2011 23.5 45 31.5

2012 22.8 46 31.2

2013 22.5 46.5 31

3.1.2.2. Lao động và dân số

- Dân số 1.511 nghìn ngƣời (năm 2014). - Mật độ dân số 1.209 ngƣời/km2.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,2%/năm.

Toàn tỉnh có khoảng 70 vạn lao động trong độ tuổi, trẻ khỏe và có trình độ văn hóa cao, chiếm 46% dân số, lao động đã qua đào tạo nghề đạt khoảng 30%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo cơ bản, có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo.

Bảng 3.2 : Dân số và mật độ dân số tỉnh Hƣng Yên năm 2014 Các huyện thị Diện tích (ha) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) Toàn tỉnh 92.310 1.511.000 1.209 1.2 Thành phố Hƣng Yên 4.680 77.398 1.654 1.3 Huyện Kim Động 11.465 125.381 1.094 1.22

Huyện Ân Thi 12.822 130.295 1.016 1.2

Huyện Tiên Lữ 9.243 105.632 1.143 1.18

Huyện Phù Cừ 9.382 88.014 938 1.1

Huyện Khoái Châu 13.086 186.102 1.422 1.15

Huyện Văn Giang 7.179 94.763 1.320 1.21

Huyện Văn Lâm 7.442 97.108 1.305 1.2

Huyện Yên Mỹ 9.100 127.137 1.397 1.2

Huyện Mỹ Hào 7.910 84.571 1.069 1.24

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên) 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Hƣng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Gồm 10 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, 161 xã, phƣờng, thị trấn. Thành phố Hƣng Yên là

thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.

Hƣng yên có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải, mạng lƣới giao thông bao gồm đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thuỷ đã đƣợc phát triển từ lâu. Đặc biệt tỉnh còn là cửa ngõ phía đông của Thủ đô Hà Nội.

Đƣờng bộ có các quốc lộ 5A, 5B (Hà Nội – Hải Phòng), quốc lộ 39 (Phố Nối - Triều Dƣơng), quốc lộ 38 (Kim Động – Ân Thi).

Đƣờng sắt có tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa bàn tỉnh từ thị trấn Nhƣ Quỳnh đến xã Lƣơng Tài (huyện Văn Lâm).

Về đƣờng thuỷ, có mạng lƣới sông kênh mƣơng phân bố hợp lý, tạo điều kiện cho giao thông đƣờng thủy phát triển. Sông Hồng qua Hƣng Yên dài 57 km, sông Luộc qua Hƣng Yên dài 25 km, dọc 2 tuyến này có một số bến bãi phục vụ tầu thuyền neo đậu bốc dỡ hàng hoá. Ngoài 2 sông lớn trên còn có hệ thống sông nội tỉnh, đặc biệt là hệ thống trung đại thủy nông Bắc- Hƣng- Hải.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)