Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các khu công nghiệp tỉnh Hƣng

3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý

3.3.5.1. Thuận lợi

Kết quả thu hút đầu tƣ và sản xuất kinh doanh đã tập trung vào hƣớng phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn (điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao) và xuất hiện cụm công nghiệp phụ trợ. Quy hoạch và xây dựng các KCN Hƣng Yên góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế thể hiện trong việc phân bố các KCN, đa số tập trung ở vùng phía là khu vực thuận tiện về giao thông (QL 5A), cơ sở hạ tầng sẵn có. Nó đảm bảo hấp thu và phát huy lợi thế tập trung tạo ra lợi thế vƣợt trội hơn so với các vùng miền khác trong tỉnh, hấp dẫn thu hút đầu tƣ tập trung phát triển công nghiệp, và xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn, mà trọng tâm là ngành công nghiệp điện tử, cơ khí...; thu hút nhiều lao động có kỹ thuật cao đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, xây dựng đô thị hiện đại, hệ thống hạ tầng đồng bộ kết nối với mạng lƣới các Khu côn nghiệp xây dựng mô hình đô thị công nghiệp trong tƣơng lai.

Khu vực phía Nam có điều kiện phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá cao sản. để khắc phục sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, Hƣng Yên đã quy hoạch xây dựng một số KCN phía Nam phục vụ

chủ yếu công nghiệp nhẹ (may mặc và phụ trợ) để giải quyết việc làm cho nông thôn. Các KCN phía Nam thu hút nhiều lao động có kỹ thuật trung bình và thấp. Từng bƣớc đô thị hoá, chỉnh trang đô thị hoá nông thôn, kiến tạo bộ mặt nông thôn mới. Để có đƣợc sự liên kết hạ tầng, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế công tác quy hoạch các KCN Hƣng Yên luôn đƣợc đi trƣớc một bƣớc, lựa chọn các ngành phù hợp với vùng; xác định những dự án ƣu tiên thu hút đầu tƣ theo hƣớng tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn với một số nhà sản xuất chính có thƣơng hiệu khu vực và toàn cầu, thiết lập hệ thống công nghiệp phụ trợ, trƣớc hết là công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, sau là vật liệu mới, chế biến công nghệ cao. đồng thời, quy hoạch mang tính tổng thể, các KCN gắn liền với Khu đô thị, dịch vụ đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, đảm bảo sự phát triển bền vững của các Khu công nghiệp.

Ngay từ khi Luật đầu tƣ và Luật doanh nghiệp mới đƣợc Quốc hội thông qua vào năm 2005, đến năm 2014 các Luật này đƣợc sửa đổi bổ sung, điều đó có sự chuyển biến lớn trong hoạt động của Ban quản lý. Ban quản lý ứng dụng khoa học quản lý vào việc nâng cao chất lƣợng thủ tục hành chính. Ban đã chủ trì, xây dựng, nghiên cứu đề tài khoa học “Ứng dụng Công nghệ thông tin - Giải pháp Văn phòng điện tử tại BQL các KCN Hƣng Yên” mang lại nhiều hiệu quả thiết thực nhƣ: giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, giúp minh bạch hoá, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trƣờng làm việc năng động, hiện đại, chuyên nghiệp, tạo môi trƣờng thuận lợi thu hút đầu tƣ, góp phần quan trọng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và quá trình xây dựng, phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.

Triển khai có hiệu quả và hoàn thiện bộ phận “một cửa” tại Ban quản lý. đã triển khai tham mƣu cho UBND tỉnh và chủ trì xây dựng đề án phối hợp

một số nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trong các KCN với các Sở, ban, ngành trong tỉnh để tiến tới hình thành hệ thống “một cửa liên thông”.

3.3.5.2. Khó khăn thách thức

Hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng trong và ngoài KCN. Quy mô từng KCN còn mang nặng định tính, chƣa lƣợng hoá quy mô KCN phù hợp với định hƣớng phát triển chung của tỉnh; Chức năng KCN chuyên ngành còn chƣa rõ, chủ yếu là đa ngành, cho nên trong thời gian tới cần cơ cấu lại, chuyển đổi theo hƣớng chuyên ngành ở một số KCN trọng điểm sau khi lấp đầy KCN.

Công tác xúc tiến đầu tƣ. Một số dự án đầu tƣ vào các KCN không đủ năng lực, triển khai chậm tiến độ theo cam kết, hoạt động kém hiệu quả và vi phạm các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Ban quản lý các KCN Hƣng Yên đã tăng cƣờng rà soát, kiểm tra và loại bỏ các dự án trên. Các dự án thu hồi giấy chứng nhận đầu tƣ chủ yếu tập trung thời kỳ đầu xây dựng các KCN, quan tâm nhiều đến số lƣợng dự án đầu tƣ, chƣa có điều kiện lựa chọn dự án đầu tƣ tốt, chủ yếu dự án đầu tƣ trong nƣớc nên chất lƣợng dự án thấp. Việc thu hồi do các nguyên nhân chủ yếu sau: Dự án quy mô nhỏ, năng lực thấp, không có khả năng đầu tƣ dẫn đến triển khai dự án chậm tiến độ so với cam kết; dự án xác định mục tiêu đầu tƣ dàn trải, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp dẫn đến hoạt động cầm chừng, phải chuyển sang cho thuê nhà xƣởng hoặc chuyển nhƣợng tài sản trên đất cho nhà đầu tƣ khác; dự án hoạt động kinh doanh không lành mạnh, chiếm đất với diện tích lớn nhằm mục đích đầu cơ trục lợi, gây lãng phí nguồn lực về đất đai, nhà xƣởng, lao động và ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đầu tƣ trong KCN.

Chất lƣợng nguồn nhân lực, lao động cho KCN. Theo thống kê, hết năm 2014, lao động làm việc trực tiếp tại các KCN khoảng 40 nghìn ngƣời (trong đó: lao động địa phƣơng: 60%; lao động nữ: 50%). Phân loại lao động cho thấy: đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật: chiếm 30%; lao động

phổ thông: 70%. Chất lƣợng lao động trong các KCN Hƣng Yên chƣa cao, có xu hƣớng tăng về số lƣợng, phải đào tạo lại sau khi đã nhận vào làm việc; số lao động có trình độ, chuyên môn tay nghề ít, chủ yếu là lao động ngoại tỉnh.

Ngƣời lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành luật pháp và tác phong công nghiệp còn kém. Phần lớn ngƣời lao động xuất thân từ nông thôn, chƣa qua đào tạo chính quy về cách thức làm việc tập trung tại các nhà máy, lối sống và làm việc tự do, chƣa định hình về tác phong công nghiệp. Khi gặp một số vƣớng mắc với doanh nghiệp, một số lao động thƣờng tỏ thái độ bằng những hành động tự phát, tuỳ tiện, không hợp tác nhƣ: bỏ làm, khiếu kiện, đình công...

Không ít DN chƣa có chiến lƣợc, định hƣớng cụ thể trong đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng cho lao động, chƣa quan tâm đúng mức tới đời sống ngƣời lao động điều này đã và sẽ tạo nên những ảnh hƣởng xấu đến hình ảnh và quá trình phát triển các KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)