Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 38)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Địa điểm nghiên cứu

Luận văn chủ yếu nghiên cứu hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An, tỉnh Nghệ An.

- Không gian nghiên cứu: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010-2014.

- Giới hạn nghiên cứu: Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc bao gồm các hình thức: Cho vay đầu tƣ, bảo lãnh tín dụng đầu tƣ và hỗ trợ sau đầu tƣ tuy nhiên trong phạm vi luận văn chỉ tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHPT NGHỆ AN 3.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh NHPT Nghệ An

3.1.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), ngày 19/5/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển. Ngân hàng phát triển Việt Nam đƣợc tổ chức và hoạt động theo điều lệ ban hành kèm theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Ngày 01/07/2006, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tƣ cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nƣớc, Kho bạc Nhà nƣớc, các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và nƣớc ngoài, đƣợc tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam đƣợc Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, đƣợc miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 99 năm.

vốn điều lệ (10.000 tỷ đồng); vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp hàng năm cho mục tiêu tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu; vốn ODA đƣợc Chính phủ giao để cho vay lại; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi; nhận tiền gởi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nƣớc…; vốn nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tƣ và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng phát triển Việt Nam với các tổ chức uỷ thác.

Ngày 28/2/2013 Thủ tƣớng đã ký Quyết định số 369/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Ngân hàgng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, tiếp tục củng cố và phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là ngân hàng chính sách của chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo hƣớng bền vững, hiệu quả và đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu của nhà nƣớc và các nhiệm vụ khác do chính phủ, thủ tƣớng chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Quyết định cũng nêu rõ, tốc độ tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2013-2020 bình quân khoảng 10%/ năm, theo đó, qui mô tài sản của VDB đến 2020 đạt khoảng 500.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau 2020, tốc độ tăng trƣởng tín dụng đƣợc xác định phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Ngân hàng, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng dƣ nợ cho vay tín dụng đầu tƣ, tín dụng xuất khẩu của VDB cho phù hợp với từng giai đoạn. Nâng cao chất lƣợng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chƣơng trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục đích giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dƣới 7% vào năm 2015, từ 4%-5% vào năm 2020; tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2020-2030 ở mức dƣới 3%. Đa dạng hóa các

dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ một cách tốt hơn chính sách tín dụng đầu tƣ và chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc bao gồm cho vay thỏa thuận đối với các đối tƣợng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động và từng bƣớc giảm cấp bù của Ngân sách Nhà nƣớc tiến tới tự chủ về tài chính.

Về công tác quản trị ngân hàng, phải nghiên cứu xây dựng luật riêng áp dụng cho các ngân hàng chính sách trong đó có VDB. Trƣớc mắt VDB thực hiện hoạt động theo cả 2 Luật Ngân sách nhà nƣớc và Luật các tổ chức tín dụng; đƣợc thực hiện mô hình Hội đồng thành viên để quản trị đối với hoạt động của VDB nhƣ một số tổ chức tín dụng 100% vốn chủ sở hữu của Nhà nƣớc (thay vì mô hình Hội đồng quản lý nhƣ hiện nay).

Ngày 02/8/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1254/QĐ- TTg phê duyệt phƣơng án tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2013-2020. Theo đó, mức vốn điều lệ tăng thêm đƣợc xác định theo nguyên tắc cơ cấu vốn chủ sở hữu bằng khoảng 10% dƣ nợ tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc. Hằng năm căn cứ vào báo cáo tài chính của VDB, Bộ Tài chính chủ trì xác định mức vốn điều lệ tăng thêm, phần vốn bổ sung từ các nguồn tích lũy của VDB, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ, phần còn lại phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ để bố trí dự toán Ngân sách Trung ƣơng.

Từ khi thành lập đến nay, NHPT Việt Nam thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong quá trình thực hiện, triển khai chính sách tín dụng đầu tƣ và tín dụng xuất khẩu của Nhà nƣớc và các chƣơng trình, mục tiêu, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần tích cực vào quá trình phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

3.1.1.2.Hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg, cơ cấu tổ chức của NHPT gồm:

- Hội đồng quản lý - Ban kiểm soát

- Bộ máy điều hành gồm:

+ Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội

+ Sở giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Cho đến thời điểm hiện nay, toàn hệ thống NHPT có 02 Sở Giao dịch, 05 Chi nhánh khu vực và 49 Chi nhánh NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

3.1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong thực hiện tài trợ phát triển, NHPT đã góp phần thực hiện các giải pháp của Chính phủ ngăn chặn suy giảm kinh tế thông qua việc cung cấp vốn cho nền kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đẩy mạnh xuất khẩu và khai thác tốt hơn những tiềm năng của đất nƣớc, góp phần vào sự tăng trƣởng chung của GDP, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

Với phƣơng châm hoạt động "An toàn hiệu quả - hội nhập quốc tế - phát triển bền vững", mục tiêu của NHPT trong giai đoạn 2010 – 2015 là: Tập trung hỗ trợ các chƣơng trình dự án trọng điểm, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; Tăng cƣờng năng lực tài chính; Hiện đại hóa hoạt động; Tự trang trải chi phí hoạt động, giảm đáng kể cấp bù CLLS; Thực sự hội nhập với thị trƣờng quốc tế cả hai phƣơng diện: thị trƣờng vốn và tài trợ xuất khẩu hàng hóa.

NHPT đã và đang chứng tỏ mình không chỉ là một công cụ đắc lực của Chính phủ trong tài trợ đầu tƣ và xuất khẩu mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trƣờng tài chính với sự đa dạng về dịch vụ và hoạt

động năng động trên thị trƣờng vốn khu vực và quốc tế; tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhiệm những nhiệm vụ mới trong bối cảnh Việt Nam phấn đấu trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020.

3.1.3.4. Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển.

Nguồn vốn thực hiện chính sách tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc gồm:

* Nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc

- Vốn điều lệ và các quỹ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Vốn cho vay đầu tƣ phát triển và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng.

* Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ƣu đãi:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ƣu đãi của nƣớc ngoài đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao để cho vay lại hoặc cho vay theo chƣơng trình tín dụng có mục tiêu.

* Vốn huy động:

- Phát hành trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng nội tệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nƣớc. - Vay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Vay của Ngân hàng Nhà nƣớc (vay tái cấp vốn hoặc cầm cố, chiết khấu các giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trƣờng mở)

- Vay của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nƣớc khác. * Vốn nhận ủy thác:

Vốn nhận ủy thác của chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để cho vay các dự án đầu tƣ phát triển, các chƣơng trình xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan ủy thác.

3.1.2. Khái quát về Chi nhánh NHPT Nghệ An

Chi nhánh NHPT Nghệ An là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam, trên cơ sở tổ chức lại Chi nhánh Quỹ HTPT Nghệ An trƣớc đây. Chi nhánh NHPT Nghệ An có bảng cân đối kế toán, có con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc và Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của NHPT Việt Nam thì Chi nhánh NHPT Nghệ An có chức năng, nhiệm vụ huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của các tổ chức trong và ngoài nƣớc để thực hiện chính sách Tín dụng đầu tƣ và TDXK của Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Về cơ cấu tổ chức, Chi nhánh gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 6 phòng chức năng với tổng số biên chế là 60 ngƣời với trình độ chuyên môn nhƣ sau: Trình độ đại học là 48 ngƣời chiếm 80% tổng số cán bộ; trình độ cao đẳng 2 ngƣời chiếm 3,3%; trình độ trung cấp và khác là 10 ngƣời chiếm 16,7%. Căn cứ Quyết định số 892/QĐ/NHPT.NAN ngày 31/12/2010 của Giám đốc Chi nhánh NHPT Nghệ An về việc ban hành quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Chi nhánh NHPT Nghệ An, chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ nhƣ sau:

- Phòng Tổng hợp: Có chức năng tham mƣu Giám đốc Chi nhánh xây dựng và điều hành các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh và tổ chức thực hiện hoạt động; Huy động, tiếp nhận, quản lý, điều hành và cân đối nguồn vốn tại Chi nhánh một cách hiệu quả; chủ trì, phối hợp với phòng Tín dụng và các phòng liên quan thẩm định các DAĐT vay vốn tín dụng đầu tƣ, bảo lãnh, vay xúc tiến dài hạn.

- Phòng Tín dụng 1, Tín dụng 2: Có chức năng tham mƣu Giám đốc tổ chức thực hiện công tác cho vay, thu hồi nợ vay tín dụng đầu tƣ, TDXK theo đúng quy định của NHPT Việt Nam; phối hợp với phòng Tổng hợp thẩm định

năng lực pháp lý, năng lực tài chính và các vấn đề liên quan khác (nếu có) của CĐT các DA đề nghị vay vốn tín dụng đầu tƣ, bảo lãnh, vay xúc tiến dài hạn; chủ trì tiếp nhận và đề xuất việc cho vay đối với các khoản vay xúc tiến ngăn hạn, bảo lãnh phƣơng án SXKD, hỗ trợ sau đầu tƣ, cho vay lại vốn ODA.

- Phòng Tài chính - kế toán: Có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Chi nhánh và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, công tác kế toán, thanh toán cho khách hàng, công tác tiền lƣơng, kho quỹ theo quy định.

- Phòng Kiểm tra: Có chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Chi nhánh tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động phát sinh tại Chi nhánh; công tác pháp chế; giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng chống tham nhũng; phòng chống rửa tiền tại Chi nhánh.

- Phòng Hành chính và Quản lý nhân sự: Có chức năng tham mƣu giúp Giám đốc Chi nhánh quản lý và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức và cán bộ; tiền lƣơng; thi đua khen thƣởng, kỷ luật hành chính - quản trị; công tác đào tạo cán bộ; theo dõi việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc và công tác an ninh, an toàn tại Chi nhánh.

3.2. Kết quả hoạt động tại Chi nhánh NHPT Nghệ An

Qua 8 năm hoạt động, trên cơ sở tổ chức lại từ Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Nghệ An là một khoảng thời gian chƣa dài, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của tập thế cán bộ viên chức Chi nhánh dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của NHPT Việt Nam và sự ủng hộ tích cực của các cấp, các ngành, chính quyền địa phƣơng đến nay Chi nhánh NHPT Nghệ An đã có bƣớc trƣởng thành vƣợt bậc và vững chắc. Chi nhánh NHPT Nghệ An với chức năng, nhiệm vụ của mình đã đầu tƣ các chƣơng trình, dự án lớn góp phần tạo bƣớc phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An giai

đoạn 2011-2014 CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2011 2012 2013 2014 Vốn huy động Tr.đồng 23.646 15.732 3.890 21.663 Doanh số cho vay Tr.đồng 1.718.690 2.507.130 2.206.219 1.042.692 Doanh số thu nợ Tr.đồng 364.576 388.325 730.271 2.146.073 Dƣ nợ tín dụng Tr.đồng 4.194.313 6.191.913 7.648.933 7.263.676 Nợ quá hạn Tr.đồng 71.803 320 1.540 1.701 Tổng dƣ nợ/VHĐ Lần 171,22 378,73 1800,54 335,30 Tỷ lệ nợ quá hạn % 1,77 0,005 0,02 0.02

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An)

3.2.1. Thực trạng cho vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển tại Chi nhánh NHPT Nghệ An NHPT Nghệ An

Công tác cho vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Chi nhánh trong thời gian qua đã đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và theo sự chỉ đạo của NHPT Việt Nam, đúng quy định của Chính phủ về chính sách Tín dụng ĐTPT, phù hợp với quy hoạch vùng và chiến lƣợc phát triển của tỉnh Nghệ An. Chi nhánh đã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)