Các giải pháp đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 93 - 99)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ trung

4.2.2. Các giải pháp đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

4.2.2.1. Về cơ chế lãi suất:

Một là, đối với NHPT, do khả năng cấp bù của NSNN có hạn nên cũng ảnh hƣởng tới tính linh hoạt của cơ chế lãi suất TDĐT qua NHPT. Theo đó, có những thời điểm lãi suất của NHPT chậm phản ứng với những diễn biến thay đổi của lãi suất thị trƣờng.

+ Trong trƣờng hợp lãi suất thị trƣờng tăng: Theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP, yêu cầu lãi suất cho vay TDĐT phải đảm bảo bù đắp đƣợc chi phí huy động vốn và phí hoạt động của cơ quan cho vay (theo Khoản 1, Điều 10), nhƣng khi lãi suất trên thị trƣờng tài chính tăng lên thì yêu cầu này trở thành bất khả thi do kỳ hạn cho vay TDĐT thƣờng là trung và dài hạn, lãi suất cho vay đƣợc ấn định tại thời điểm giải ngân và giữ ổn định trong suốt thời gian thực hiện dự án đầu tƣ. Trong khi đó, huy động vốn của NHPT thƣờng là trung hạn, vì vậy khi lãi suất tăng lên sẽ khiến cho chi phí huy động vốn sẽ tăng, ảnh hƣởng tới khả năng tự cân đối tài chính của NHPT.

+ Trong trƣờng hợp lãi suất thị trƣờng giảm: Xét về tổng thể, lãi suất TDĐT của Nhà nƣớc vẫn hấp dẫn hơn so với lãi suất của các NHTM nhƣng

do cơ chế điều chỉnh lãi suất chƣa linh hoạt nên có những thời điểm lãi suất TDĐT cao hơn lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ, gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ làm ảnh hƣởng đến mục tiêu hỗ trợ, tính ƣu đãi của chính sách này.

Định hƣớng Chiến lƣợc tài chính đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 yêu cầu phải đổi mới phƣơng thức phát triển tín dụng nhà nƣớc theo nguyên tắc thƣơng mại nhằm bảo đảm tính bền vững. Do vậy, cơ chế lãi suất nên đƣợc điều hành theo hƣớng linh hoạt và từng bƣớc tiệm cận lãi suất thị trƣờng. Cụ thể:

Một là, lãi suất TDĐT trong thời gian tới nên đƣợc điều hành theo cơ chế mở, linh hoạt phù hợp với đặc thù, tình hình tài chính của doanh nghiệp, đối tƣợng dự án đầu tƣ và thực trạng quản trị rủi ro đối với từng dự án thay vì áp dụng lãi suất cố định đối với tất cả các loại dự án. Đối với các dự án có mức độ rủi ro cao cần đƣợc tính toán và áp dụng mức lãi suất cao hơn, có thể xem xét áp dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định tùy theo các khoản vay khác nhau.

Hai là, từng bƣớc xây dựng mức lãi suất TDĐT tiệm cận với lãi suất thị trƣờng, thay đổi cách thức ƣu đãi đầu tƣ, chuyển dần từ ƣu đãi lãi suất sang ƣu đãi về các điều kiện tiếp cận tín dụng . Xét trong dài hạn, chính sách TDĐT không nên dựa trên ƣu đãi lãi suất, mà nên hƣớng tới cơ chế lãi suất thị trƣờng . Các ƣu đãi của chính sách nên chủ yếu tập trung vào các điều kiện khác nhƣ: kỳ hạn cho vay , yêu cầu về tài sản thế chấp hoă ̣c các điều kiê ̣n hỗ trợ khác.

Ba là , riêng đối với NHPT , tiếp tục hoàn thiê ̣n cơ chế lãi suất theo hƣớng: Xây dựng cơ chế điều chỉnh lãi suất kịp thời với sự biến động của lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ để đảm bảo đƣợc mục tiêu hỗ trợ, tính ƣu đãi trong chính sách lãi suất của NHPT. Cân nhắc việc trao thêm quyền chủ động điều hành lãi suất cho Chủ tịch HĐQL của NHPT. Về nguyên tắc, mức cấp bù

chênh lệch lãi suất đƣợc xác định trên cơ sở: (i) Chênh lệch giữa lãi suất huy động với lãi suất cho vay, (ii) Dƣ nợ cho vay; và (iii) Khả năng đảm bảo chi trả của NSNN trong việc cấp bù. Tuy nhiên, do khả năng cấp bù từ NSNN hiện nay vẫn còn hạn chế nên có thể giải quyết theo hƣớng công bố mức cấp bù lãi suất tối đa hàng năm để NHPT và Bộ Tài chính chủ động hơn trong công tác điều hành lãi suất

4.2.2.2. Xác định đối tượng cho vay, quy mô vay vốn

Trên cơ sở định hƣớng của Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và đề án tái cơ cấu kinh tế, Chiến lƣợc phát triển NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hƣớng phát huy lợi thế các ngành then chốt, có tính cạnh tranh, có lợi thế so sánh cũng nhƣ phát triển các vùng kinh tế có sức lan tỏa làm động lực cho các vùng khác phát triển, trong thời gian tới danh mục các ngành nghề đƣợc vay vốn của NHPT cần đƣợc xác định theo các thứ tự ƣu tiên sau: (i) lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, (ii) các ngành nghề theo hƣớng CNH- HĐH, (iii) phát triển các vùng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khó khăn, (iv) các ngành hàm lƣợng khoa học công nghệ cao sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trƣờng.

Với điều kiện nguồn vốn có giới hạn do NSNN phải cấp bù chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay nên NHPT không thể cho vay tất cả các lĩnh vực mà cần phải xác định đối tƣợng ƣu tiên để cho vay. Việc cho vay phải đƣợc xác định theo nguyên tắc tập trung trƣớc hết cho phát triển một số lĩnh vực then chốt có vai trò đòn bẩy hỗ trợ các lĩnh vƣc phát triển nhƣ: đầu tƣ vào các dự án ĐTXD các công trình cấp nƣớc sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, ĐTXD các công trình xử lý nƣớc thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực xã hội hóa (y tế, giáo dục). Ngoài ra cần chú trọng vào các ngành có hàm lƣợng khoa học công nghệ cao sử dụng công nghệ sạch

thân thiện với môi trƣờng bởi đây là những nhiệm vụ trong tâm trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng của Việt Nam.

Việc tập trung vốn cho từng đối tƣợng nên cân đối dựa trên cơ sở NSNN, vốn huy động đƣợc hàng năm, tránh đầu tƣ dàn trải, kém hiệu quả, gây lên tình trạng thiếu vốn vào cuối năm.

4.2.2.3. Giải pháp về cơ chế bảo đảm tiền vay và xử lý rủi ro

Theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP các biện pháp bảo đảm tiền vay gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, sử dụng tài sản hình thành trong tƣơng lai và các biện pháp bảo đảm khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Ngoài tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay, các Chủ đầu tƣ cần có các loại tài sản bảo đảm khác, tuy nhiên tài sản này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số vốn vay.

Về thẩm quyền xử lý rủi ro, theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP, Tổng Giám đốc NHPT chỉ có quyền điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ còn việc khoanh nợ thuộc thẩm quyền của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và việc xóa nợ (gốc, lãi), bán nợ do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

Nhìn chung thẩm quyền xử lý rủi ro hiện hành còn hạn chế về thẩm quyền của NHPT, tăng trách nhiệm của các Bộ, ngành dẫn tới phức tạp về thủ tục hành chính, giảm hiệu quả xử lý rủi ro. Ngoài ra, quy định hiện hành về xử lý rủi ro cũng chƣa quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, đặc biệt là NHPT, khách hàng trong quá trình xử lý rủi ro.

Để khắc phục các hạn chế nếu trên Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần: - Ban hành các quy chế tài sản bảo đảm thực hiện tại các Chi nhánh. Quy định cụ thể tỷ lệ các loại tài sản đảm bảo khác ngoài tài sản hình thành trong tƣơng lai.

- Ngân hàng Phát triển xem xét xây dựng quy trình quản lý tài sản đảm bảo theo thứ tự sau: phân loại khách hàng, phân loại tài sản, phân loại nợ. Để bảo toàn vốn, Ngân hàng Phát triển cần lập Quỹ dự phòng rủi ro.

- Các Ban, Trung tâm ở Hội Sở chính cần hỗ trợ, tƣ vấn các trƣờng hợp vƣớng mắc về tài sản đảm bảo một cách cụ thể để từ đó đƣa ra hƣớng giải quyết hợp lý nhất.

4.2.2.4. Giải pháp huy động vốn

Vốn là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc. Việc huy động vốn từ bản thân một nền kinh tế thị trƣờng vào hệ thống ngân hàng nó có tầm quan trọng đặc biệt - trong đó quan điểm của nhà nƣớc là “nguồn vốn trong nƣớc là quyết định, nguồn vốn ngoài nƣớc là quan trọng” thể hiện sự phát huy cao độ nội lực của nền kinh tế. Vị trí của vấn đề này với các nƣớc đang phát triển và với Việt Nam càng phải đƣợc đặc biệt quan tâm hơn.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp rõ ràng không chỉ là sự nghiệp riêng của ngành nông nghiệp và nhà nƣớc mà mỗi ngành đều phải có trách nhiệm cần thiết phù hợp với nhiệm vụ và khả năng của từng ngành. Đối với ngành ngân hàng nói chung, Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng, có nhiệm vụ cấp vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn đang đòi hỏi phải có sự phấn đấu nỗ lực to lớn nhằm góp phần giải quyết tồn tại về sự khác biệt khá lớn giữa nhu cầu vốn và khả năng cung ứng vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Với sự ra đời Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao hàng năm, trong đó có nội dung liên quan đến việc huy động vốn từ các tổ chức cá nhân. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ kênh huy động từ các cá nhân tổ chức trong và ngoài nƣớc chiếm tỷ trọng thấp so với các nguồn còn lại nhƣng khi các nguồn không có lãi suất hoặc lãi suất thấp gặp khó khăn thì kênh huy động này góp phần khắc phục kịp thời về cân đối nguồn vốn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(NHPTVN). Vì vậy Ngân hàng Phát triển cần một số chính sách cụ thể nhƣ sau:

- Chính sách về lãi suất linh hoạt và có tính cạnh tranh nhằm thu hút các nguồn tiền gửi mới và duy trì các khoản tiền gửi hiện có. Đa số các tổ chức kinh tế và cá nhân có vốn nhàn rỗi đều có nhu cầu gửi kỳ hạn ngắn, để cạnh tranh với các NHTM, và điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo quy định từng thời điểm của NHNN Việt Nam để phù hợp với diễn biến của thị trƣờng tài chính - tiền tệ của nƣớc ta.

- Tại các chi nhánh nên giao nhiệm vụ huy động vốn cho tất cả cán bộ - viên chức, khuyến khích bằng các hình thức khen thƣởng thi đua, tiền lƣơng... đối với các cá nhân tập thể đạt thành tích trong công tác huy động vốn.

- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng: đó là sự đa dạng của dịch vụ, chất lƣợng của đội ngũ nhân sự làm công tác huy động vốn; cải thiện, nâng cấp các thiết bị, phƣơng tiện cũ; trang bị thêm máy móc phƣơng tiện mới để phục vụ công tác huy động vốn. Hoạt động của đội ngũ nhân sự có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ, viên chức đƣợc đào tạo chuyên nghiệp sẽ thu hút đƣợc khách hàng.

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của NHPT cho công chúng nói chung nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và uy tín của NHPT. Vì đối tƣợng cho vay và huy động vốn của NHPT theo các Nghị định trƣớc đây của Chính phủ (trƣớc Nghị Định 75/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2011) là các tổ chức nên các khách hàng cá nhân chƣa có nhiều thông tin về NHPT. Do đó NHPT cần tạo lập và phát triển đội ngũ cán bộ viên chức vừa nắm vững chuyên môn, vừa nắm vững chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, vừa có khả năng giao tiếp ứng xử để tạo ra hình ảnh đẹp của NHPT.

- Việc soạn thảo các hợp đồng huy động vốn từ các tổ chức có một số điều khoản không còn phù hợp cần đƣợc điều chỉnh trong thời gian tới để hoàn thiện hơn nữa chính sách huy động vốn từ các khách hàng.

- Khai thác triệt để các nguồn vốn ODA dành cho nông nghiệp nông thôn thông qua các chƣơng trình, mục tiêu của Chính phủ nhằm hỗ trợ một phần chiến lƣợc xây dựng hạ tầng và chính sách phát triển nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)