Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 59 - 64)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá hoạt động TDĐT trung và dài hạn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An.

3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc

Trong suốt quá trình hoạt động của Chi nhánh Quỹ HTPT Nghệ An trƣớc đây và nay là Chi nhánh NHPT Nghệ An đã từng bƣớc ổn định và có xu hƣớng phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao. Nhiều dự án do Chi nhánh đầu tƣ và tham gia đầu tƣ đã hoàn thành đƣa vào sản xuất và phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội; nhiều sản phẩm của dự án tham gia xuất khẩu, thay thế hàng ngoại nhập, tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho đất nƣớc. Những công trình tiêu biểu nhƣ Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp, đầu tƣ xây dựng mở rộng bệnh viên đa khoa Cửa Đông, dự án thủy điện Hủa- na, dự án thủy điện Khe Bố, dự án thủy điện Nậm- mô, dự án thủy điện Nậm- nơn, dự án trồng rừng nguyên liệu của công ty cổ phần Sông Hiếu, … mà Chi nhánh tham gia đầu tƣ đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, của đất nƣớc. Cụ thể:

3.4.1.1. Hiệu quả kinh tế

- Góp phần đáp ứng nhu cầu vốn ĐTPT cho các dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Cùng với chính sách kêu gọi đầu tƣ của tỉnh, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Phát triển với chi phí vốn rẻ (lãi suất thấp) và các điều kiện tín dụng ƣu đãi đã thực sự tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các dự án, doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm, mở rộng và chiếm lĩnh thị trƣờng, thu đƣợc nhiều lợi nhuận.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH

Thực hiện mục tiêu chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc đã có những bƣớc chuyển biến về cơ cấu vốn đầu tƣ theo lĩnh vực ngành nghề theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng vốn dành cho các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và hiện đại hóa công nghiệp nhẹ, trong đó chú trọng đến công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc với mục đích hỗ trợ vốn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất thuộc các ngành, lĩnh vực, chƣơng trình kinh tế lớn của Nhà nƣớc và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tƣ. Đó chính là đầu tƣ mới, sữa chữa, thay thế, khôi phục tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc chỉ cho vay đầu tƣ các hạng mục là tài sản cố định, vốn chỉ thực sự giải ngân khi có khối lƣợng hoàn thành, do vậy số vốn giải ngân trong các năm cũng chính là giá trị TSCĐ tăng thêm.

Qua đó máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng không những nhiều hơn về số lƣợng mà còn cao hơn về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất cao hơn. Các dự án về cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng là làm tiền đề phát triển cho các ngành kinh tế khác. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cƣờng năng lực sản xuất của nền kinh tế, góp phần tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Nghệ An cũng nhƣ cả nƣớc.

- Góp phần tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng nguồn thu cho NSNN.

Nhờ có nguồn vốn đầu tƣ dài hạn với hiệu ứng khuyến khích thông qua lãi suất mà các doanh nghiệp có cơ sở vật chất và năng lực sản xuất với máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại làm giảm chi phí sản xuất. Nhƣ vậy có thể nói hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc đã góp phần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ra đƣợc hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Từ đó doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên và NSNN của các doanh nghiệp nộp hàng năm cũng đƣợc tăng thêm.

3.4.1.2. Hiệu quả xã hội

Thông qua cho vay đầu tƣ mới hay đầu tƣ mở rộng các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả góp phần

tăng thu ngân sách, tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo vệ sức khỏe và nâng cao mức sống cho ngƣời dân, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Bảng 3.12: Số việc làm từ các dự án năm 2011-2014 Năm Năm Tổng số (ngƣời) Trong đó Nông, lâm, ngƣ nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tổng số (ngƣời) Tỷ trọng (%) Tổng số (ngƣời) Tỷ trọng (%) Tổng số (ngƣời) Tỷ trọng (%) 2011 1.391 910 65,4 481 34,6 0 0,0 2012 1.832 900 49,1 932 50,9 0 0,0 2013 1.210 1.100 90,9 110 9,1 0 0,0 2014 1.155 1.030 89,18 125 10,83 0 0,0 Tổng 5.588 3.950 70,68% 1.638 29,32% 0

(Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị vay vốn)

Số việc làm tăng thêm hàng năm tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực nông, lâm ngƣ nghiệp với số lao động tăng thêm trong 4 năm là 3.950 lao động (chiếm 70,68%). Số dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp có lao động tăng thêm nhiều nhất.

Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp cũng tạo ra đƣợc 1.638 việc làm cho ngƣời lao động (chiếm 29,32%).

Ngoài việc trực tiếp tạo ra việc làm cho ngƣời lao động, các dự án này còn gián tiếp tạo việc làm cho một số doanh nghiệp khác trên địa bàn nhƣ các doanh nghiệp cung ứng nguyên, nhiên vật liệu; doanh nghiệp vận tải, dịch vụ…

Hiện nay một số dự án có tổng mức đầu tƣ lớn nhƣ Dự án Đầu tƣ Công trình Thủy điện Nậm Mô Lào, Dự án Công trình Thủy điện Bản Ang, …

đang đƣợc Chi nhánh tiến hành thẩm định và xem xét cho vay vốn đầu tƣ, trong tƣơng lai sẽ đóng góp nhiều vào ngân sách, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của tỉnh.

- Một số dự án đã có tác động tốt góp phần bảo vệ môi trƣờng:

Cùng với tạo công ăn việc làm, các dự án trồng rừng nguyên liệu, xử lý rác thải, cấp thoát nƣớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng tự nhiên. Các dự án trồng rừng nguyên liệu, trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cáo cao, có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo môi trƣờng sinh thái, giảm bớt thảm họa thiên tai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Ngoài ra, công tác trồng rừng còn thu hút một lƣợng lớn ngƣời lao động địa phƣơng, chủ yếu là đồng bào dân tộc, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa. Công tác trồng rừng hạn chế việc khai thác và sử dụng gỗ rừng tự nhiên một cách bừa bãi

- Từng bƣớc góp phần phát triển nông nghiệp ứng dụng nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới, phù hợp với Quyết định số 1895/QĐ-NHPT ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt chƣơng trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Điển hình là dự án xây dựng nhà máy sữa thuộc dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa với quy mô công nghiệp của Công ty CP Thực Phẩm Sữa TH đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tƣ 350 triệu USD, trong đó vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 3.522 tỷ đồng. Tổng doanh thu của TH sau 3 năm hoạt động (2011-2013) đạt gần 3.000 tỷ đồng.

- Thông qua các chƣơng trình chỉ định của Chính phủ nhƣ chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng đã góp phần tăng cƣờng cơ sở vật chất, hạ tầng giao

thông nông thôn, phƣơng tiện hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, với số vốn đầu tƣ từ chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng đã góp phần bê tông hóa đƣợc gần 5.000 km kênh mƣơng các loại, phục vụ tƣới tiêu khoảng gần 250.000 ha cây trồng, trong đó diện tích lúa đƣợc tƣới, tiêu 180.000 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)