3.1. Dự báo xu hướng, quan điểm, mục tiêu và phương hướng cơ bản nhằm
3.1.1. Dự báo xu hướng di chuyển lao động quốc tế và Việt Nam
3.1.1.1. Quốc tế
* Dự báo dòng di chuyển lao động quốc tế
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, dòng chảy di chuyển lao động nói chung, lao động có trình độ chuyên môn cao nói riêng có sự gia tăng về quy mô và tốc độ, đồng thời đan xen vào nhau. Nếu trước đây, dòng di chuyển lao động này thường từ các nước kém phát triển đến các nước phát triển, thì nay có cả chiều hướng ngược lại.
Thứ nhất, di chuyển lao động chuyên môn cao từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển.
Di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế từ các nước đang phát triển Châu Á đến các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCED) tăng rất nhanh trong thập kỷ 1990. Phần lớn di chuyển lao động chuyên môn cao tới các nước phát triển đều đến từ các nước có mức thu nhập trung bình như: Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc. Mỹ, Canada… là những nước nhận nhiều lao động di chuyển có chuyên môn cao nhiều nhất, bởi lẽ: i) trong các ngành nghề liên quan đến dịch vụ như: kiến trúc, kỹ sư, các hoạt động liên quan đến máy tính, kiểm soát... ở các nước này cần đến trình độ công nghệ cao; ii) các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học cũng đều có
độ cao, có thể làm việc ở Mỹ tối đa 6 năm - làm tăng nhanh số lượng lao động di chuyển chuyên môn cao quốc tế từ 144.458 lao động (1997) lên 370.490 lao động (2002) và vẫn tiếp tục giữ mức tăng trưởng trung bình 23 %/ năm cho đến nay.
Một quốc gia có tỷ lệ di chuyển lao động có chuyên môn cao đạt khoảng từ 5% đến 10% sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu chất xám. Các nước đang phát triển có số lượng di chuyển lao động chuyên môn cao nhiều nhất là Châu phi cận Shahara, Trung Mỹ và Caribe. Năm 2000, tỷ lệ di chuyển lao động chuyên môn cao từ vùng Châu Phi - Sahara chiếm tới 13,1%, từ Trung Mỹ chiếm 16,9% và từ Caribe hơn 42,8%. Cùng với xu hướng di chuyển lao động quốc tế, rất nhiều lao động có chuyên môn cao làm việc chăm chỉ, khi về nước trở thành những doanh nhân thành đạt với vốn và kỹ năng cao. Nhiều nhà lãnh đạo kinh tế, chính trị và khoa học ở các nước đang phát triển xuất phát từ những lao động di cư.
Tại Bắc Mỹ, bên cạnh Mỹ, Canada cũng là quốc gia thu được nhiều lợi ích từ xu hướng di cư lao động. Di chuyển lao động chuyên môn cao tới Canada chủ yếu đến từ 3 kênh khác biệt nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là:
Kênh lao động di chuyển dài hạn trong chương trình đào tạo chuyên môn, gồm những nhà kinh tế được lựa chọn thông qua hệ thống các chỉ tiêu đề xuất. Trong số 250.346 lao động chuyên môn cao quốc tế được chọn đến Canada (2001) thì có tới 61% là các chuyên gia kinh tế cao cấp (trong đó 83% là thạc sỹ và 27% là tiến sĩ), phần còn lại là trong các lĩnh vực khác. Mức tăng nhanh di chuyển lao động dài hạn có chuyên môn cao thể hiện mức cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Canada và những thách thức tuyển chọn chuyên môn cao. Các chuyên gia kinh tế cao cấp đến chủ yếu từ các nước châu Á, đặc biệt từ Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Philippines với mức tăng 16% trong giai đoạn 2001- 2006.
Kênh lao động chuyên môn cao tạm thời theo visa, đó là các giáo sư, các chuyên viên hành chính cao cấp và nhân viên công nghệ cao. Trong số 48.000 lao động chuyên môn cao đến Canada năm 2002, có đến 70% là các giáo sư và chuyên viên hành chính. Các đối tác chính cung cấp nguồn lao động chuyên môn cho Canada là các quốc gia trong khối NAFTA như từ Mỹ (30%) trừ Mexico (10%) và từ Anh (7%);
Kênh gồm các sinh viên nước ngoài có trình độ cao, chủ yếu trong các ngành khoa học và công nghệ. Trong quá trình toàn cầu hóa các dịch vụ giáo dục, Canada là quốc gia tiếp nhận số lượng lớn sinh viên nước ngoài với số lượng tăng rất nhanh, từ mức 29.239 sinh viên năm 2000 lên 36.198 sinh viên năm 2002.
Thứ hai, di chuyển lao động có chuyên môn cao từ các nước phát triển sang các nước phát triển khác.
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, dòng chảy lao động chuyên môn cao không chỉ từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển, mà còn từ các nước phát triển sang các nước phát triển khác, thậm chí là từ các nước phát triển đến các nước kém phát triển hơn. Các dòng chảy nằm trong xu hướng lưu chuyển của thị trường lao động nói chung. Do thị trường lao động quốc tế ngày càng được mở rộng cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc, nên theo quy luật cung cầu lao động, lao động sẽ chuyển dịch đến những nơi có nhu cầu, hoặc những nơi giá trị của sức lao động được trả cao hơn. Những năm gần đây, nhiều nước phát triển cũng đang phải đối mặt với hiện tượng chảy máu chất xám. Theo báo cáo của OECD, Anh đang là quốc gia có tỷ lệ người lao động có chuyên môn cao ra nước ngoài định cư cao nhất trong tổng số 29 quốc gia thành viên. Hiện có khoảng 3,25 triệu người Anh chuyển ra nước ngoài sinh sống, trong đó hơn 1,1 triệu người tốt nghiệp đại học với trình độ chuyên môn cao. Hơn 75% số người có chuyên môn cao đã định cư ở nước ngoài hơn 10 năm. Phần lớn các điểm đến phổ biến nhất của người Anh
là những nước đồng ngôn ngữ như: Úc, Mỹ, Canada, và New Zealand... Những lý do chính khiến lao động Anh di chuyển nhiều ra bên ngoài là do mức lương cao ở nước ngoài, cũng như khí hậu nước Anh không thuận lợi.
Bên cạnh Anh, Đức - một quốc gia phát triển khác, cũng có lao động di cư ra nước ngoài rất lớn. Hiện có khoảng hơn 20.000 nhà khoa học Đức đang làm việc tại Mỹ. Sự di chuyển này được lý giải với 3 lý do cơ bản sau: i) thiếu sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, trong khi gặp nhiều cản trở từ phía Nhà nước; ii) thiếu điều kiện cho nghiên cứu khoa học và viễn cảnh nghề nghiệp không rõ ràng; iii) do hạn chế quyền tự chủ trong các trường đại học, các viện nghiên cứu.
Trong khoảng 10 - 15 năm gần đây, ASEAN đang trở thành một khu vực có hoạt động di chuyển lao động quốc tế mạnh. Việc thu hút các nhà kinh doanh, lao động có kỹ năng và những người tài giỏi được coi là một trong những chiến lược căn bản của ASEAN để tiến tới thiết lập thị trường lao động luân chuyển nội bộ ASEAN vào năm 2015. Singapore là quốc gia tiếp nhận số lượng lớn lao động di chuyển có chuyên môn cao. Cựu Tổng thống Singapore Goh Chok Tong coi việc thu hút nhân tài nước ngoài là một vấn đề sống còn, quyết định khả năng cạnh tranh kinh tế của Singapore, nhất là thông qua kênh giáo dục. Chính phủ có chính sách cho sinh viên nước ngoài vay tiền để học đại học tại Singapore, đổi lại, các sinh viên phải ở lại làm việc ít nhất 03 năm sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, hàng năm Singapore luôn được bổ sung nguồn lao động chuyên môn cao nước ngoài cho các công ty của quốc đảo này.
Phần lớn di chuyển lao động có chuyên môn cao (khoảng 80%) ở ASEAN là đến từ Mỹ, Châu Úc và Úc, dưới danh nghĩa đầu tư tực tiếp nước ngoài và theo yêu cầu của Chính phủ các nước trong khu vực. Lao động có chuyên môn bao gồm các chuyên gia có kỹ năng và tay nghề cao với mức lương đã được trả tương xứng. Họ nhận việc làm và thực hiện các công việc
quản lý đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn, tham gia vào việc mở rộng dịch vụ thương mại quốc tế bao gồm cả dịch vụ tài chính và thông tin viễn thông. Các nhà quản lý và lao động có chuyên môn cao của Nhật Bản rất nổi tiếng trong các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia, Thái lan, Philippines và Indonesia. Lao động có chuyên môn cao ở Hàn quốc giữ vai trò rất quan trọng ở Philippines. Singapore chấp nhận lao động di chuyển có chuyên môn cao từ nhiều nước trong ngành chế tạo và dịch vụ liên quan đến nguồn đầu tư vốn nước ngoài.
Xu hướng chung của lao động có chuyên môn cao tới các nước ASEAN là:
- Phần lớn lao động di chuyển có chuyên môn cao đến từ các nước ngoài ASEAN.
- Do yêu cầu của chính phủ nước gửi lao động, lao động có chuyên môn cao có xu hướng tăng giảm cùng chiều với xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các nhà quản lý và chuyên môn Nhật Bản rất nổi tiếng trong các dự án FDI vào Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Malaysia bắt đầu chú ý tới chuyên gia công nghệ thông tin Ấn Độ từ năm 2000, và những năm sau đó, Ấn Độ luôn đứng vị trí thứ hai về số lượng các chuyên gia công nghệ thông tin tới nước này. Ngược lại, lao động có chuyên môn cao của Hàn Quốc có vai trò quan trọng ở Philippnies. Singapore tiếp nhận lao động di chuyển có chuyên môn cao từ nhiều nước trong ngành chế tạo và dịch vụ liên quan đến nguồn đầu tư vốn nước ngoài, FDI.
Trong thời kỳ ngành công nghiệp suy giảm, xu hướng chung của một số nước ASEAN là tập trung lao động có chuyên môn trong các ngành chế tạo và dịch vụ.
du lịch. Ngược lại, Ở Philippines lao động di cư có chuyên môn cao chủ yếu tập trung trong nghành chế tạo.
- Các nước trong ASEAN đều có nhu cầu trao đổi với nhau lao động có chuyên môn cao trong các ngành: kế toán, cơ khí, kỹ sư, điện tử và những ngành liên quan. Theo JETRO, hiện ASEAN thiếu khoảng 54,1% lao động có chuyên môn trong ngành cơ khí và 39,7% lao động có chuyên môn trong ngành điện, điện tử.
Các thỏa thuận về lao động có chuyên môn cao hiện đang vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự hợp tác, do vậy rất cần có sự trợ giúp của các chính phủ. Tuy nhiên, một trong những hạn chế đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế tri thức của ASEAN là thiếu chuyên gia, lao động có kỹ thuật, chuyên môn. Vì vậy, lao động có chuyên môn cao nước ngoài được thuê làm việc trong các ngành y tế, giáo dục, công nghệ thông tin đã giúp các quốc gia ASEAN duy trì được mục tiêu lâu dài trong đà phát triển công nghệ và đổi mới công nghiệp.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, di chuyển lao động quốc tế có chuyên môn cao chính là sự “trao đổi chát xám”, hay “toàn cầu hóa chất xám” và vòng chu chuyển càng tăng càng góp phần khuyếch tán nguồn tri thức thế giới. Những nhân tố thúc đẩy tăng nhanh di chuyển lao động có chuyên môn cao: những thay đổi công nghệ, đặc biệt phát minh mới trong công nghệ thông tin viễn thông (ICT); toàn cầu hóa thị trường sản xuất và liên kết thông qua thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khu vực hóa các công ty đa quốc gia; tiếp cận các lĩnh vực phát minh mới, cơ hội kinh doanh công nghệ và quốc tế hóa các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)... các công ty đa quốc gia. Các nhân tố này có vai trò hoạt động rất quan trọng trong làn sóng di chuyển lao động quốc tế có chuyên môn cao ở các nước phát triển và đang phát triển. Hơn nữa, các nhân tố như sự khác nhau trong thị trường lao động, trong chi trả cho chuyên môn, trong cơ hội
tìm việc và triển vọng nghề nghiệp... vẫn tiếp tục coi là những xu hướng chính của di chuyển lao động quốc tế có chuyên môn trong nền kinh tế toàn cầu. Di chuyển lao động quốc tế có chuyên môn cao đã mang lại những tác động tích cực và hạn chế cho nước nhận lao động và nước gửi lao động.
Di chuyển lao động quốc tế nói chung, lao động có chuyên môn cao nói riêng, có những tác động tích cực sau đây:
Một là, nước sở hữu nguồn nhân lực lao động chuyên môn cao sẽ nhận được một khoản tiền đền bù và nguồn ngoại hối gửi về đáng kể. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc tính đến năm 2005, Những người lao động xa xứ đã chuyển về nước 232 tỷ USD chảy về các nước đang phát triển.
Hai là, di chuyển lao động quốc tế có chuyên môn cao tự do sẽ thúc đẩy các cá nhân đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động đào tạo, giáo dục bởi số lượng lớn các cơ hội làm việc ngày càng tăng cùng với việc mở cửa thị trường thì việc chu chuyển lao động quốc tế sẽ dễ dàng hơn.
Ba là, di chuyển lao động quốc tế có chuyên môn cao là tạo điều kiện cho các cá nhân tiếp nhận được nhứng kiến thức và kỹ năng lao động cao hơn, có cơ hội cải thiện điều kiện sống và tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp ở các nước đang phất triển.
Tuy nhiên, xu hướng di chuyển lao động có chuyên môn cao đã gây nên những tác động động tiêu cực như sau:
Một là, các nước có nguồn lao động chuyên môn cao bị mất 1 nguồn nhân lực, thậm trí tạo ra hẫng hụt nguồn lao động có trình độ và do đó họ cũng bị tước đoạt mất một trong những nguồn năng lực cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Hai là, các nước có nguồn lao động chuyên môn cao di chuyển sẽ bị lãng phí một phần đáng kể quỹ công cộng, đầu tư trong quá trình hình thành vốn nhân lực của lao động di chuyển.
Ba là, lao động di chuyển tạo ra tâm lý không yên tâm trong công việc, thiếu sự gắn bó với nhiệm sở.
Tóm lại, để hạn chế những tổn thất do “lao động có chuyên môn cao” di chuyển ra ngoài nước, một số nước đã đưa ra sáng kiến sử dụng “chất xám” của họ ở nước ngoài bằng cách lập ra mạng lưới tập hợp các nhà nghiên cứu đang làm việc ở nước ngoài để thực hiện các công việc; tư vấn, giám định kỹ thuật, tham gia hội thảo... Đây là sự chuyển hóa “rò rỉ chất xám” thành “lấy lại chất xám”. Trung quốc, Hàn quốc, Singapore đã đạt được kết quả thuyết phục với sáng kiến này.
* Dự báo thị trường lao động các khu vực trên thế giới:
- Thị trường lao động khu vực Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á hàng năm thiếu hụt khoảng 2,5 - 3,0 triệu lao động. Trong đó, (1) Malaixia có nhu cầu tiếp nhận gần 2 triệu lao động theo các ngành: xây dựng, công nghiệp chế tạo, nông lâm nghiệp và giúp việc gia đình; (2) Singapore có nhu cầu hàng chục vạn lao động ngành công nghệ phần mềm, giúp việc gia đình và dịch vụ xã hội; (3) Brunây có nhu cầu lao động trong các ngành khai thác và chế biến thủy sản, giúp việc gia đình và nông lâm nghiệp; (4) Campuchia và CHDCND Lào có nhu cầu lao động mùa vụ về xây dựng, nông lâm nghiệp.
Mức tiền lương của lao động khu vực này tương đối thấp, bình quân là 150 - 240 USD/tháng, riêng mức lương của kỹ sư, bác sỹ đạt khoảng 2.000 - 4.000 USD.
- Thị trường khu vực Đông Bắc Á
Các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan có nhu cầu nhập khẩu lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và chuyên gia về quản lý kinh tế trong các ngành: công nghiệp cơ khí, điện tử, dệt may, xây dựng, đánh bắt và chế biến thủy sản, dịch vụ gia đình và dịch vụ xã hội, thủy thủ làm việc trên tàu vận tải và tàu cá.
Hàn Quốc hàng năm có nhu cầu sử dụng hàng năm, trong đó khoảng 500 ngàn lao động nước ngoài, chủ yếu nhập cư dưới các hình thức Chương trình cấp phép lao động nước ngoài (EPS), thu nhập bình quân tháng khoảng