3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước hoạt
3.2.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách
3.2.2.1. Chính sách phát triển thị trường lao động ngoài nước
Chính sách phát triển thị trường ngoài nước phải nhằm mục tiêu giải quyết việc làm, làm tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước.
Quan điểm chỉ đạo chính sách phát triển thị trường là đa dạng hóa, đa phương hóa các loại thị trường nhằm khai thác tối đa lợi thế về nguồn nhân lực và giá nhân công của nước ta.
Mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển thị trường lao động ngoài nước là:
- Tạo nhiều việc làm phù hợp với khả năng và trình độ của lao động Việt Nam trong từng thời kỳ. Phát triển thị trường các ngành nghề mà lao động Việt Nam có lợi thế so sánh. Hàng năm đưa khoảng 150.000 - 200.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc; phấn đấu đến năm 2010 luôn có 1 triệu lao động làm việc thường xuyên ở nước ngoài.
- Ổn định và mở rộng thị phần các thị trường hiện có ở châu Á và Bắc Phi; đổi mới việc tiếp cận các thị trường truyền thống ở các nước Đông âu và SNG; khẩn trương xúc tiến thị trường lao động Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Bắc Âu.
Các công cụ sử dụng trong chính sách phát triển thị trường lao động ngoài nước là hỗ trợ khai thác thị trường, miễn cho các doanh nghiệp phần thuế thu nhập của lợi nhuận thu được từ khai thác thị trường mới; thưởng bằng tiền cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc ổn định thị trường hiện có, phát triển thị trường mới; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ chức làm suy giảm thị phần.
Các chính sách phát triển thị trường lao động ngoài nước chủ yếu là: khuyến khích mọi tổ chức cá nhân khai thác và mở rộng thị trường, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài, cư trú ở Việt Nam hay ở nước khác; xác định đầu tư phát triển thị trường lao động ngoài nước là một nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm.
3.2.2.2. Chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu
Chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế.
Mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu là:
- Đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, thông thạo ngoại ngữ, có tác phong lao động công nghiệp hiện đại, có ý thức kỷ luật, nắm vững luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực lao động và XKLĐ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế, đạt trình độ và đẳng cấp của khu vực và thế giới.
- Đào tạo phần lớn nông dân trong độ tuổi lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng trong và ngoài nước. Nâng cao kỹ năng thực hành trong các ngành nghề mà lao động Việt Nam có lợi thế so sánh.
- Xây dựng 2 - 3 cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế về XKLĐ. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng lao động có nghề và chuyên gia trong tổng số lao động xuất khẩu đạt 60 - 70%.
Các công cụ được sử dụng trong chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu là: hỗ trợ kinh phí đào tạo, miễn thuế thu nhập cho các cơ sở đào tạo trong một thời gian nhất định để tái đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị dạy học, thưởng bằng tiền cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc đào tạo lao động có số lượng lớn, chất lượng tốt; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng đào tạo để kiếm lời bất chính.
Các chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu chủ yếu: khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo lao động, không phân biệt thành phần kinh tế; đưa nhiệm vụ phát triển nguồn lao động xuất khẩu vào kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo nghề và 5 năm; đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với đào tạo nghề, chú trọng đào tạo ngoại ngữ ở các bậc học, đảm bảo người lao động vừa có kỹ năng thực hành vừa thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.
3.2.2.3. Chính sách phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Yêu cầu cơ bản là đầu tư, mở rộng quy mô, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường lao động trong nước và ngoài nước; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, tránh kinh doanh chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu lợi nhuận. Xây dựng một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
Mục tiêu của chính sách phát triển doanh nghiệp XKLĐ là:
- Xây dựng và phát triển một đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ, có đủ tiềm lực tài chính mạnh, có cơ sở vật chất tốt, có trình độ quản lý cao, có đội ngũ cán bô, nhân viên tinh thông nghề nghiệp đạt trình độ và đẳng cấp của khu vực và thế giới đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh.
- Xây dựng và phát triển doanh nghiệp XKLĐ nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động xuất khẩu.
- Phấn đấu đến năm 2010 có 20 - 30 doanh nghiệp mạnh, ngang tầm với các doanh nghiệp XKLĐ nổi tiếng trong khu vực để dẫn dắt các doanh nghiệp khác, chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Các công cụ được sử dụng trong chính sách phát triển doanh nghiệp XKLĐ, hỗ trợ chi phí, giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp XKLĐ, thưởng bằng tiền cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp XKLĐ; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng phát triển doanh nghiệp XKLD để kiếm lời bất chính.
Các chính sách phát triển doanh nghiệp lao động xuất khẩu chủ yếu là: khuyến khích phát triển doanh nghiệp XKLĐ thuộc mọi thành phần kinh tế; thí điểm cho phép thành lập các doanh nghiệp XKLĐ có vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư xây dựng, phát triển doanh nghiệp XKLĐ mới theo lộ trình.
3.2.2.4. Chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu
Chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu phải nhằm làm tăng thu nhập của người lao động và gia đình; đồng thời, làm cho người lao động tự giác tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quan điểm chỉ đạo chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu là “dân giàu, nước mạnh” và công bằng trước pháp luật.
Mục tiêu của chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu là “làm cho người nghèo đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người giàu thì giàu thêm” trong đó:
- Làm cho người lao động có việc làm, có thu nhập cao, có tích lũy, đủ trang trải các chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc và học hành cho con cái và gia đình.
- Tạo điều kiện cho mọi người lao động có cơ hội tiếp cận, học tập và làm việc ở nước ngoài.
- Đảm bảo cho người lao động yên tâm lao động, tuân thủ luật pháp Việt Nam và luật pháp nước sở tại khi sống phải làm việc xa nhà.
- Đảm bảo cho người lao động chủ động tái hòa nhập cộng đồng, tự do xây dựng và phát triển kinh tế khi về nước. Tạo điều kiện để người lao động phát huy phẩm chất, sở trường trong học tập và lao động với chi phí thấp nhất.
Các công cụ được sử dụng trong chính sách đối với gia đình và người lao động xuất khẩu là hỗ trợ chi phí và các điều kiện để tiếp cận thị trường lao động quốc tế; giảm thuế thu nhập cá nhân, khuyến khích gửi ngoại tệ về nước, phát triển các hình thức đầu tư thích hợp đối với khoản tiền tích lũy được nhằm thu lợi cao hơn gửi tiết kiệm, khen thưởng cá nhân và gia đình có thành tích trong XKLĐ; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân vi phạm luật pháp về XKLĐ.
Các chính sách cụ thể đối với gia đình và người xuất khẩu chủ yếu là: - Cung cấp thông tin về thị trường lao động trong nước như các điều kiện làm việc, thu nhập và phúc lợi; môi trường phát luật và môi trường văn hóa của nước tiếp nhận lao độn; luật pháp Việt Nam và các điều kiện để đi làm việc ở nước ngoài cho gia đình và người lao động.
- Hỗ trợ gia đình và cá nhân người lao động chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng; miễn phí tuyển chọn.
- Chính sách và cơ chế cho vay vốn đủ để trang trải chi phí trước khi xuất cảnh như phí môi giới, tiền vé máy bay...
- Phát triển các dịch vụ phục vụ người lao động ở nước ngoài như cung cấp văn hóa phẩm, báo chí, thực phẩm truyền thống, mở mạng lưới nhận và chỉ trả tiền của người lao động gửi về đến tận gia đình.
- Có cơ chế phối hợp giữa gia đình với các doanh nghiệp XKLĐ, các cơ quan quản lý lao động ngoài nước đảm bảo người lao động hoàn thành hợp đồng lao động về nước đúng hạn; xử phạt hành chính, phê bình trước khu dân
- Huy động ngoại tệ của người lao động gửi về nước đầu tư phát triển mang lại lãi suất cao hơn cho gia đình và cá nhân người lao động.