3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước hoạt
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò trách nhiệm của các chủ thể tham gia
tham gia xuất khẩu lao động
Trong hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và quản lý nhà nước về XKLĐ nói riêng, nhận rõ đúng đắn và đầy đủ mặt tích cực của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và những tác động ngoài mong muốn XKLĐ sẽ giúp quản lý nhà nước về XKLĐ đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối ưu.
3.2.1.1. Tạo sự chuyển biến tích cực rõ rệt của các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ
Các cơ quan quản lý nhà nước về XKLĐ cần nắm vững, hiểu rõ và toàn diện quan điểm của Đảng về XKLĐ, thấy rõ vai trò to lớn của XKLĐ trên cả hai mặt kinh tế và xã hội, nắm chắc nội dung hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ là: Kết hợp hiệu quả kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích Nhà nước với lợi ích người đi XKLĐ, lợi ích giữa người đi XKLĐ với doanh nghiệp XKLĐ; phát huy nội lực; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về XKLĐ; trên cơ sở đó hoạch định và tổ chức thực hiện
chính sách về XKLĐ phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình thị trường lao động quốc tế.
- Đối với doanh nghiệp XKLĐ
Cần thấy được vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong XKLĐ nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung; từ đó, một mặt, chủ động, sáng tạo trong hoạt động XKLĐ theo quy định của pháp luật; mặt khác, phát hiện, đóng góp, bổ sung hệ thống chính sách, luật pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ.
- Đối với gia đình và người lao động
Gia đình và người lao động cần nhận thức rõ “lợi nhà, ích nước” do XKLĐ mang lại để hành động trong khuôn khổ pháp luật. Khi gia đình và người lao động nhận thức đầy đủ và đúng đắn, tích cực học tập để trau dồi về ngoại ngữ, tay nghề, rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, chấp hành nghiêm kỷ luật và pháp luật của nước sở tại thì năng suất lao động tăng lên, chủ thuê lao động có thiện cảm, uy tín của lao động Việt Nam được nâng cao, khả năng mở rộng thị trường và thị phần to lớn.
3.2.1.2. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động, xuất khẩu lao động, luật xuất nhập cảnh.
Người lao động hiểu rõ những việc được làm và những điều pháp luật cấm; nắm chắc quyền và nghĩa vụ khi tham gia XKLĐ sẽ hạn chế tối đa các tổn thất các rủi ro và đặc biệt là hạn chế tình trạng vi phạm hợp đồng lao động ở nước ngoài dẫn tới bị phạt, bị bồi thường, gây tổn thất về thu nhập. Ngoài ra, sự hiểu biết pháp luật cũng sẽ giúp cho người lao động tránh được tệ nạn lừa đảo ở trong và ngoài nước.
Thời gian tới cần nghiên cứu, thí điểm đưa chương trình giáo dục pháp luật lao động, XKL, xuất nhập cảnh vào trong các trường dạy nghề, trường phổ thông trung học trở thành một nội dung của giáo dục công dân. Các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương đến các địa phương cần có thời lượng
tuyên truyền đúng mức về nội dung này, làm cho mọi người lao động hiểu rõ và nắm chắc pháp luật lao động, XKLĐ và xuất nhập cảnh nhằm ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài.
Các tổ chức xã hội có vai trò to lớn trong việc tuyên truyền và giám sát hoạt động XKLĐ. Khi các tổ chức xã hội thấy được hiệu quả kinh tế - xã hội từ XKLĐ, họ sẽ tích cực vận động, tuyên truyền và tạo dư luận xã hội trong việc ủng hộ các tấm gương tốt; phản đối và lên án các hành vi vi phạm pháp luật trong XKLĐ, qua đó góp phần làm cho hoạt động XKLĐ lành mạnh, hiệu quả.