Quan điểm, mục tiêu và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 99 - 102)

3.1. Dự báo xu hướng, quan điểm, mục tiêu và phương hướng cơ bản nhằm

3.1.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu

hiệu quả quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015

3.1.2.1. Chính sách xuất khẩu lao động phải hướng vào giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo

Kết quả điều tra lao động việc làm năm 2007, cho thấy, lao động nông thôn có 32.733.733 người trong tổng số 44.159.976 người, chiếm hơn 74% lực lượng lao động cả nước. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp tất yếu làm cho số lượng lao động nông thôn thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Mặt khác trong điều kiện hiện nay, lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn lao đông công nghiệp và dịch vụ, điều đó hình thành các dòng di chuyển lao động nông nghiệp sang làm việc ở lĩnh vực khác, mà một trong các xu hướng đó là đi làm việc ở nước ngoài.

Một bộ phận dân cư chậm tiếp cận với thị trường, thiết yếu các yếu tố cơ bản để sản xuất kinh doanh như công nghệ, đất đai và đặc biệt là vốn đã và đang bị rơi vào tình trạng nghèo đói. Đến hết năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 14.75% tập trung ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Xuất khẩu lao động là một con đường mang lại tư duy mới, tạo nguồn vốn, đào tạo nghề, cách thức tổ chức sản xuất theo hướng thị trường cho họ.

XKLĐ giải quyết được việc làm cho lao động nông thôn, giúp xoá đói giảm nghèo chính là góp phần thực hiện mục tiêu “đến năm 2020, nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để thực hiện được mục tiêu này, Nhà nước phải có chính sách phù hợp cho từng đối tượng.

3.1.2.2. Xuất khẩu lao động phải hướng vào những ngành, nghề Việt Nam có lợi thế

Lao động Việt Nam cần cù, thông minh, khéo léo, chịu khó và có kinh nghiệm trồng lúa nước. Lực lượng lao động nông thôn Việt Nam dồi dào, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Khả năng đào tạo nghề cho lao động

nông thôn hạn chế, nội dung chương trình đào tạo chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề kém; do đó, chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thấp. Muốn giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động là thanh niên nông thôn, cần lựa chọn một số ngành nghề chỉ yêu cầu sự chịu khó, mức độ khéo léo và biết ngoại ngữ ở mức độ giao tiếp như: công nhân đứng máy trong các dây chuyền chuyên môn hoá sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chế tạo; công nhân trong các trang trại chăn nuôi, trồng trọt... để đưa lao động đến làm việc. Thực tế cho thấy, nội dung chương trình đào tạo nghề của Việt Nam không tương thích với công nghệ của nước sử dụng lao động, phần lớn lao động sau khi trúng tuyển và đến nơi làm việc, người sử dụng lao động đều phải đào tạo lại mới sử dụng được; do đó, điều cốt yếu là trang bị cho người lao động vốn tiếng Anh ở một trình độ tối thiểu để họ chủ động tiếp thu kiến thức. Đây là con đường đào tạo lao động theo nguyên tắc “3I” hiệu quả nhất.

Đối với nhóm lao động đã học xong bậc đại học hoặc cao đẳng, có vốn ngoại ngữ khá, có khả năng giao tiếp thu công nghệ mới, cần có chính sách ưu tiên đặc biệt để đưa một bộ phận đi làm việc trong các ngành nghề như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,... vừa lao động vừa tiếp thu công nghệ mới, phục vụ mục tiêu ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới sau khi về nước.

3.1.2.3. Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động phải hướng vào bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động làm việc ở nước ngoài

Bảo đảm quyền lợi lao động làm việc ở nước ngoài phải được coi là hoạt động dịch vụ của Nhà nước bao gồm ba khâu: trước khi đi, khi làm việc ở nước ngoài, về nước và hội nhập cộng đồng theo các quy định trong các Công ước quốc tế đó là:

- Trước khi xuất cảnh và trong hành trình đến nước làm việc: được xuất cảnh thuận tiện, được Nhà nước giúp đỡ để giải quyết giấy tờ và các thủ tục khác và họ không phải trả tiền cho công việc này; được khám và chữa bệnh trước khi

khởi hành, trong chuyến đi và đến nơi; được không mất tiền, người tuyển mộ hay người chủ phải trả những chi phí chyuến đi; được miễn thuế hải quan khi nhập cảnh đối với vật dụng vào nước họ đến làm việc mà không phải trả tiền thuế quan, trong đó bao gồm cả những dụng cụ nghề của họ; được giúp đỡ tìm việc làm thích hợp mà không phải trả thù lao hay các phí hành chính; trong thời kỳ đầu tới nước làm việc, người lao động có quyền được hưởng sự giúp đỡ cần thiết trong công việc ổn định cuộc sống của họ.

- Trong thời gian làm việc ở nước ngoài: Tiền lương và các điều khoản thuê mướn khác được bình đẳng với các kiều dân của nước đến làm việc, mức lương tối thiểu được ấn định thông qua thỏa ước tập thể hoặc bởi nhà chức trách có thẩm quyền; được nhận lương thực, nhà ở, quần áo và các dịch vụ khác là một phần của tiền công, có sự kiểm tra của nhà chức trách có thẩm quyền để đảm bào trả lương bằng hiện vật như vậy là thỏa đáng, đúng đắn và không vượt qua tỷ lệ do nhà cầm quyền ấn định; được đảm bảo về mặt xã hội, lao động di cư được đối xử không kém hơn so với các kiều dân ở nước đó về những vấn đề như mức trợ cấp đối với các tai nạn lao động, việc chửa đẻ, ốm đau, tàn tật, tuổi già, chết chóc, trách nhiệm gia đình và thất nghiệp; được dạy nghề và làm việc khác; có quyền xã hội và công dân như: chuyển tiền về nước, đoàn tụ gia đình và đi thăm viếng và các dịch vụ tư vấn.

- Việc hồi hương: Người lao động di cư không phải chi phí cho chuyến về nước của anh ta khi lý do nào đó phải về nước mà anh ta không phải chịu trách nhiệm, không tìm được công việc mà anh ta được tuyển mộ hoặc một công việc thích hợp khác; người lao động di cư nếu bị trục xuất về nước, có thể phải trả những chi phí cho chuyến bay của anh ta, nhưng không phải chịu những chi phí cho các thủ tục hành chính hay luật pháp dẫn đến sự trục xuất hoặc để thi hành lệnh trục xuất; trước khi về nước, người lao động di cư có quyền được giúp đỡ để giải quyết các vấn đề liên quan, không kể họ có mặt làm việc hợp pháp hay bất hợp pháp, họ đều có quyền được nhận tiền công

chưa thanh toán, tiền lương bị cắt đứt, tiền bồi thường những ngày nghỉ chưa sử dụng cũng như trong những trường hợp nhất định, sự hoàn trả đóng góp bảo hiểm xã hội; khi trở về quê hương, người lao động có quyền được trợ giúp tìm việc làm mới phù hợp, được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu chưa tìm kiếm được việc làm.

Khi Nhà nước đảm bảo các quyền lợi trên, tình trạng vi phạm pháp luật của người lao động Việt Nam ở nước ngoài sẽ giảm, thương hiệu “lao động Việt Nam” trên thị trường lao động sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)