1.5.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý khoa học có tầm ảnh hƣởng lớn đến công tác phát triển của doanh nghiệp, việc bố trí sắp xếp đội ngũ lãnh đạo cho đến
các phòng ban bộ phận hợp lý góp phần to lớn trong việc triển khai thực hiện các công việc tiếp theo. Sự sắp xếp này thể hiện tính thống nhất của một cụm cá thể, là cơ sở cho sự phát triển của doanh nghiệp theo hƣớng đã đƣợc định sẵn.
Chính sách, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực: xác định chính sách chiến lƣợc phát triển cần xác định rõ thực trạng của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn tới thực trạng, mục đích phải phát triển nguồn nhân lực, nội dung phát triển nguồn nhân lực là gì, phải phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng nào, dự đoán kết quả sẽ đạt đƣợc…
Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với chiến lƣợc phát triển sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp. Việc hoạch định rõ ràng chính sách, đƣờng lối chiến lƣợc vừa mở ra một hƣớng đi cụ thể đồng thời thể hiện ý chí năng lực của những ngƣời quản lý, nó là lời cam kết hiệu quả của nhà quản lý đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp, chính sách phát triển nguồn nhân lực càng rõ ràng thì càng khuyến khích thực hiện đào tạo, giúp ngƣời lao động phát huy tốt hơn năng lực của mình trong công việc.
Thực hiện đổi mới cải tiến công nghệ hiện đại cho phù hợp với tình hình mới: Việc ứng dụng công nghệ cải tiến kỹ thuật cũng gắn liền với việc đào tạo nguồn nhân lực cho thích ứng với đổi mới và cải tiến công nghệ trong từng thời kỳ cụ thể, cần thực hiện nâng cao công tác quản lý đào tạo nhân lực để nhanh chóng thích nghi và phù hợp với công nghệ mới.
Để thực hiện tốt vấn đề trên, các nhà quản lý cần phải có nhận thức sâu rộng các vấn đề, phân tích tình hình một cách cụ thể đồng thời đƣa ra phán đoán chính xác nhất về chính sách và chiến lƣợc. Doanh nghiệp cũng phải nhận thức đƣợc vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với kết quả hoạt động của doanh nghiệp và sự phát triển của chính tổ chức. Việc chủ doanh
nghiệp nhận thức đánh giá và xác định vai trò tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực một trong những yếu tố tiên quyết quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Quan điểm, nhận thức đƣợc thể hiện ở hành động cải tiến cải thiện và đầu tƣ vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: đào tạo đƣợc hiểu là để cải tạo tình hình kinh doanh và chi phí đào tạo sẽ đƣợc bù đắp bằng năng suất lao động mới cao hơn, hiệu quả hơn. Nhà quản lý lên kế hoạch chiến lƣợc đào tạo và có các chính sách ràng buộc lao động hiệu quả để không bị lãng phí về tài chính.
Năng lực về tài chính: Tài chính trong doanh nghiệp với chức năng vốn là yếu tố căn bản điều hành và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện đào tạo thông qua việc bổ sung chi phí đào tạo. Các doanh nghiệp mạnh về năng lực tài chính sẽ gửi ngƣời lao động đi đào tạo ở những nơi chất lƣợng cao, lao động đƣợc đào tạo bài bản sẽ tạo ra tính hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu công việc
Năng lực của bộ máy thực hiện công tác nhân sự: Việc tuyển dụng đào tạo nguồn lực đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể phụ thuộc vào hoạt động tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và khai thác thế mạnh lao động của bộ máy thực hiện công tác nhân sự. Bộ phận nhân sự có trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực tổng thể, tùy thuộc vào quy mô hoạt động và quy mô lao động của từng doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đƣa ra quy chế hoạt động của bộ phận nhân sự. Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận nhân sự là: tuyển dụng đúng ngƣời vào đúng vị trí đáp ứng yêu cầu công việc, thực hiện quản lý sử dụng, đào tạo và đào tạo lại đồng thời thực hiện khuếch trƣơng hoạt động phát triển nguồn nhân lực dựa trên thực tế phát triển của của doanh nghiệp.
1.5.2. Các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng đến sự phát triển của nguồn nhân lực nhân lực
Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ sự quản lý của pháp luật và môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp chính là môi trƣờng vĩ mô do Nhà nƣớc hình thành và phát triển thông qua thực hiện các chính sách pháp luật, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật…
Môi trƣờng và chính sách hỗ trợ ở tầm vĩ mô: Nhà nƣớc với vai trò là ngƣời điều hành ở tầm vĩ mô thực hiện điều tiết toàn bộ hệ thống thông qua việc tạo lập môi trƣờng hoạt động cho doanh nghiệp đồng thời đƣa ra các chính sách pháp luật để hỗ trợ cho các hoạt động đó. Sự hỗ trợ đa dạng về vốn, về thị trƣờng, về phát triển và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia, phát triển nguồn lao động và các chính sách bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động .
Đa dạng các cơ sở đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng các trƣờng dạy nghề, cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc nắm bắt nhu cầu thị trƣờng và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng là công việc cần thiết, điều đó đồng nghĩa với việc đào tạo để đáp ứng nhu cầu của chính ngƣời lao động nhằm trang bị kiến thức và hành trang , kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp.
Thị trƣờng lao động: Thị trƣờng lao động là một hình thức phổ biến trong xã hội hiện đại mà hàng hóa để giao dịch đặc biệt chính là sức lao động và trí tuệ của ngƣời lao động. Thị trƣờng lao động càng phát triển thì ngƣời sử dụng lao động càng dễ dàng tiếp cận và tìm đƣợc nguồn lao động phù hợp với nhu cầu đồng thời ngƣời lao động cũng dễ dàng tìm đƣợc công việc phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân. Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, cá trung tâm xúc tiến và môi giới việc làm thực hiện tốt chức năng cầu nối giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời động, các thông tin đƣợc truyền đi nhanh chóng vừa tạo ra sự lựa chọn cho mỗi bên tham gia đồng
thời góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống thị trƣờng lao động trên cơ sở nâng cao và hiện đại hóa chất lƣợng dịch vụ.