1.1.1 .Các nghiên cứu nƣớc ngoài
1.4. Nội dung cơ chế tài chính dịch vụ môi trƣờng rừng
1.4.2. Chi từ dịch vụ môi trƣờng rừng
Chi dịch vụ môi trường rừng: Rừng đƣợc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng là các khu rừng có cung cấp một hay nhiều dịch vụ môi trƣờng rừng nhƣ: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống xã hội; Hấp thụ và lƣu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
1.4.2.1. Đối tượng được chi trả
Các đối tƣợng đƣợc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng là các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng gồm: Các chủ rừng là tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao rừng, cho thuê rừng để sụng dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và các chủ rừng là tổ chức tự đầu tƣ trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao cho UBND cấp tỉnh xác nhận theo đề nghị của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Các chủ rừng này là hộ gia đình, cá nhân đƣợc nhà nƣớc giao rừng, cho thuê rừng, cộng đồng dân cƣ đƣợc nhà nƣớc giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cƣ thôn tự đầu tƣ trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đƣợc nhà nƣớc giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với các chủ rừng là tổ chức nhà nƣớc (gọi là hộ nhận khoán); hợp đồng nhận khoán do bên giao khoán và bên nhận khoán lập, ký và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã .
Các tổ chức, cá nhân này có trách nhiệm quản lý và bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo quy định tại Luật số 29/2004/QH11 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 6 từ ngày 26 tháng 10 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004, cụ thể :
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cả nƣớc và địa phƣơng; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm ổn định lâu dài theo hƣớng xã hội hóa nghề rừng; Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nƣớc với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên, giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho ngƣời làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng .
1.4.2.2. Quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng
Việc thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng cấp tỉnh đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau:
Chi hoạt động của Quỹ: Chi quản lý hành chính văn phòng theo cơ chế ủy thác, chi cho các hoạt động tiếp nhận tiền, thanh quyết toán, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến nghiệm thu, đánh giá rừng; hỗ trợ cho các hoạt động kỹ thuật theo dõi chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng rừng; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến việc chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng các cấp huyện, xã, thôn;
Chi trả cho chủ rừng: Số tiền đƣợc chi trả của một loại dịch vụ cho chủ rừng đƣợc xác định bằng diện tích rừng có cung cấp dịch vụ của chủ rừng nhân với số tiền chi trả bình quân cho 1ha rừng và nhân với hệ số chi trả tƣơng ứng với chủ rừng đó (sau đây gọi chung là hệ số K). Một khu rừng cung cấp đƣợc nhiều dịch vụ môi trƣờng rừng thì đƣợc hƣởng các khoản chi trả của các dịch vụ đó .
K = (KLR + KCLR + KNGR + KTĐ) / 4
Trong đó :
KLR: Trạng thái rừng là khả năng tạo ra dịch vụ môi trƣờng rừng.
Chất lƣợng các dịch vụ điều tiết nƣớc, cung ứng nguồn nƣớc, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ tuỳ thuộc vào loại rừng tại từng khu vực áp dụng thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng. Cấp độ tăng dần của hệ số phụ KLR cụ thể là: KLR= 0,9 với rừng sản xuất, KLR = 1 với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
KCLR: Loại rừng
Chất lƣợng của dịch vụ điều tiết nƣớc, cung cấp nƣớc, chống bồi lắng lòng hồ còn tuỳ thuộc vào chất lƣợng rừng. Rừng giàu, rừng trung bình điều tiết sinh thuỷ, cung cấp nƣớc có hiệu qủa hơn rừng nghèo. Do đó KCLR áp dụng có cấp độ tăng dần cụ thể là: KCLR= 0,9 với rừng nghèo và rừng phục hồi, KCLR= 0,95 với rừng trung bình và KCLR= 1với rừng giàu;
KNGR: Nguồn gốc hình thành rừng
Nguồn gốc hình thành rừng cũng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng điều tiết và cung cấp nƣớc. Rừng tự nhiên với sự đa dạng về hệ sinh thái vƣợt trội hơn hẳn so với rừng trồng, nhất là sự đa dạng và chất lƣợng của thảm rừng tự nhiên có vai trò điều tiết nguồn nƣớc, cung cấp nƣớc và chống bồi lắng hiệu qủa hơn rừng trồng. Vì vậy, cần có một hệ số phụ để tính toán và điều chỉnh giá trị chi trả cho phù hợp với chất lƣợng tạo lập môi trƣờng rừng. Vận dụng hệ số phụ KNGR là hệ số phụ tuỳ thuộc vào nguồn gốc hình thành rừng, hệ số phụ KNGR cụ thể là: KNGR= 0,9 với rừng trồng, KNGR = 1 với rừng tự nhiên;
KTĐ: Mức độ khó khăn, thuận lợi đối với việc bảo vệ rừng .
Yếu tố dân sinh kinh tế, các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và quốc gia nhƣ đƣờng giao thông, khu dân cƣ cũng có những tác động lớn ảnh hƣởng đến việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng để có chất lƣợng dịch vụ môi trƣờng rừng đảm bảo nhu cầu của các đối tƣợng phải chi trả dịch vụ. Vì vậy cũng cần xét đến một hệ số phụ về các mức tác động khách quan khác nhau đến tài
nguyên rừng để điều chỉnh giá trị thanh toán chi trả cho ngƣời tạo lập cho phù hợp và công bằng đảm bảo việc chi trả môi trƣờng rừng là hỗ trợ công bảo vệ rừng là chính, nên có thể xét đến mức độ khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng. Áp dụng tƣơng ứng với KTĐ nhƣ sau:
Mức tác động I: là mức tác động nguy cấp lên rừng đối với các tiểu khu gần đƣờng giao thông, gần các sông suối lớn, gần khu dân cƣ, vùng lõi của Vƣờn Quốc gia. Với Mức tác động I, KTĐ= 1;
Mức tác động II: Mức tác động ít nguy cấp lên rừng đối với khu vực vùng sâu, vùng xa dân cƣ, xa đƣờng giao thông. Với Mức tác động II, KTĐ= 0,9.
Xác định khu vực giao khoán quản lý bảo vệ rừng có các mức tác động I và II nêu trên khoanh theo ranh giới đơn vị tiểu khu.
Số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng đƣợc xác định bằng số tiền thu đƣợc của bên chi trả cho một loại dịch vụ môi trƣờng rừng cụ thể, sau khi trừ khoản tiền quản lý, kinh phí dự phòng chia cho tổng các diện tích rừng từng loại của các chủ rừng cùng tham gia cung cấp dịch vụ đó, nhân với hệ số K tƣơng ứng với từng loại của chủ rừng đƣợc chi trả .
Công thức tính tiền chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng
Tổng mức chi – Tổng mức chi x 10% (Chủ rừng)
* Mức chi bình quân/ha =
Diện tích đất lâm nghiệp trong lƣu vực Hay: Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng = Tổng số tiền thu đƣợc
Kinh phí quản lý của Quỹ BV& PTR + Kinh phí dự
X
Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng
Đơn giá chi trả khoán bảo vệ rừng
Mức chi trả tiền DVMTR bình
quân cho 1ha rừng =
Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng
Trong đó: a1,a2,a3…an là diện tích rừng của chủ rừng thứ 1,2,3…n
k1,k2,k3…kn: hệ số k tổng hợp của từng chủ rừng
Đơn giá chi trả DVMTR cho bình
quân 1ha khoán bảo vệ
=
Số tiền dịch vụ môi trƣờng rừng chủ rừng thanh toán cho những hộ nhận khoán
n
∑a1k1+a2k2+a3k3….ankn
i=1
Trong đó: a1,a2,a3…an là diện tích rừng của hộ thứ 1,2,3…n k1,k2,k3…kn: hệ số k tổng hợp của từng hộ Số tiền chi trả cho chủ rừng Mức chi trả bình quân cho 1ha rừng (đ/ha) = x Diện tích chủ rừng quản lý,sử dụng X Hệ số K của chủ rừng Mức chi trả bình quân cho 1ha rừng (đ/ha) Diện tích chủ rừng của hộ nhận khoán Hệ số K của hộ nhận khoán = x X n ∑a1k1+a2k2+a3k3….ankn i=1
Chi trả hộ nhận khoán bảo vệ rừng
Số tiền mà hộ nhận khoán đƣợc chi trả tiền dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc xác định bằng số tiền chi trả bình quân cho 1ha rừng nhân với diện tích rừng đƣợc chi trả (ha) và hệ số K;
Số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng (đ/ha) đƣợc xác định bằng tổng số tiền còn lại chia cho tổng các diện tích rừng từng loại đƣợc chi trả tại thời điểm đƣợc cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận nhân với hệ số K tƣơng ứng với diện tích rừng từng loại đƣợc chi trả .