6. Kết cấu của luận văn:
1.3. Kinh nghiệm phát triển các DNNVV của một số quốc gia và một số địa phƣơng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, một số loại có trữ lượng lớn như: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí gas tự nhiên, thủy ngân, nhôm, chì, kẽm, uranium, năng lượng thủy điện. nguồn nguyên liệu mỏ của Trung Quốc đứng hàng giàu có nhất Thế giới nhưng chỉ phát triển được một phần, có thể do Trung Quốc chưa tập trung khai thác thế mạnh này của mình mà tập trung vào việc sản xuất hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng. Sau hơn 30 năm tiến hàng cải cách mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế. vào ngày 16/8/2010, Trung Quốc đã chính thức trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên Thế giới. tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản trong quý II/2010 đạt 1.286 tỷ USD trong khi đó GDP Trung Quốc cao hơn với 1.335 tỷ USD. Theo nhiều chuyên gia dự báo, Trung Quốc có khả năng sớm vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2027 [1].
phần là nhờ vào đóng góp lớn lao của các DNNVV ở Trung Quốc. theo các số liệu có liên quan, DNNVV ở Trung Quốc chiếm 99% tổng số doanh nghiệp hiện có, đóng góp cho GDP là hơn 60%, đóng góp về thuế là hơn 50% và cung cấp 75% công ăn việc làm ở đô thị. Nói về bài học kinh nghiệm từ phát triển DNNVV của Trung Quốc thì có khá nhiều điểm mà chúng ta có thể học hỏi, cả về mặt thiết lập chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ. Chính phủ giao nhiệm vụ giám sát các DNNVV cho bốn cơ quan hành chính: ủy ban cải cách và phát triển quốc gia; trung tâm điều phối, hợp tác với nước ngoài cho các DNNVV; Hiệp hội các DNNVV và Cục phát triển DNNVV tại địa phương.
Trước tiên chính phủ tiến hành xúc tiến pháp luật, đặt nền tảng cho việc hỗ trợ dối với các DNNVV. Theo đó, chính phủ bảo vệ hợp pháp các khoản đầu tư của DNNVV cũng như vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chính phủ còn ban hành các nghị định về bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các DNNVV, bao gồm quyền cạnh tranh công bằng và quyền thương mại công bằng. Nhà nước cũng xác định công việc ưu tiên cho phát triển DNNVV thông qua các phương tiện thông tin khác nhau, nhằm mang thông tin đến với DNNVV một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.đồng thời nới lỏng các điều kiện để DNNVV dễ dàng tiếp cận thị trường thế giới hơn, từ đó họ cũng có không gian phát triển rộng hơn. Về hỗ trợ tài chính, nhà nước cấp ngân sách hỗ trợ cho DNNVV bao gồm một mục chỉ dành riêng nhằm phát triển DNNVV thông qua việc thành lập quỹ nhằm khuyến khích các DNNVV mở rộng quy mô. Các phòng, ban có liên quan cũng tích cực theo đuổi việc thiết lập một hệ thống bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ. Ưu đãi bao gồm cả giảm trừ và miễn trừ thuế thu nhập, được dành cho các DNNVV nằm trong khu vực kinh tế kém phát triển, khu vực nghèo. Chính phủ hỗ trợ các DNNVV trong việc tiếp cân thị trường bằng cách giúp họ nâng cao kĩ năng, chẳng hạn như việc cho phép họ truy cập hay tận dụng các dịch vụ quan trọng liên quan đến các tiện ích công cộng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính, khoa học quốc phòng và các ngành công nghiệp. Ngoài ra chính phủ còn kêu gọi người dân, cũng như hệ thống chi tiêu của chính phủ ủng hộ các sản phẩm dịch vụ được tạo ra bởi các DNNVV, khuyến khích DNNVV đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài bằng các chính sách liên quan đến tín
dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Tăng cường kết nối các DNNVV lại với nhau. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đủ điều kiện mở rộng mạng lưới cảu họ, thúc đẩy sự chuyên môn hóa và phối hợp giữa các doanh nghiệp nhỏ để họ có thể theo đuổi phát triển tập thể về cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất, bán và đổi mới công nghệ trong một nỗ lực hướng tới mở rộng thị trường. Nhà nước cũng khuyến khích các hoạt động sáp nhập và mua lại giữa các DNNVV, cùng với đó là việc tổ chức lại và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên nhằm giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả về mặt sử dụng nguồn lực ở các DNNVV.