PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 55)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Luận văn tổng kết thực tiễn, từ đó khái quát hóa, nêu lên những kiến nghị hoàn thiện giải pháp. Các phương pháp được sử dụng cụ thể bao gồm:

2.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Việc nghiên cứu luận án dựa trên kết quả phân tích tài liệu thứ cấp là các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển doanh nghiệp nói chung và phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Đây là phương pháp nghiên cứu hết sức quan trọng và thông dụng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của phương pháp nghiên cứu này là thông qua việc phân tích các khối tài liệu có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, người nghiên cứu có thể:

- Thấy được các tác giả khác đã nói gì về vấn đề này, các điểm mạnh, điểm yếu gì cần bàn luận thêm trong các nghiên cứu của họ;

- Tìm kiếm các tài liệu làm cơ sở cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn;

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên phương pháp phát thu phiếu hỏi và phỏng vấn chuyên gia. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, nhà quản lý tại các doanh nghiệp, gửi bản câu hỏi trực tiếp, gửi chuyển phát nhanh, thu thập thông tin số liệu tại các cơ quan như cục thông kê, sở ban, ngành tỉnh Hà Giang

2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia

Phương pháp chuyên gia sẽ được sử dụng để phỏng vấn sâu một số nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học và nhà quản lý về phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa; các nhà quản lý các Khu công nghiệp ở Hà Giang. Ngoài ra đề tài cũng dự định sử dụng các bài phỏng vấn của các tác giả khác đã được đăng

tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm phong phú, mạnh mẽ và thuyết phục hơn cho những luận cứ, luận chứng đưa ra trong luận văn.

Phỏng vấn để thu thập thông tin hiện trường được thực hiện dưới các hình thức:

* Phỏng vấn trực tiếp cá nhân

Phương pháp này dựa vào sự tiếp xúc trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và đối tượng phỏng vấn. Phương pháp này có thể tóm tắt qua các công việc cụ thể như sau:

- Người phỏng vấn đến khu vực nghiên cứu và gặp gỡ những thành viên dự kiến theo mẫu lựa chọn.

- Phân phát các bảng câu hỏi và hướng dẫn trả lời.

- Ghi chép các phản ứng của người được phỏng vấn 1 cách trung thực về những vấn đề có liên quan với nội dung nghiên cứu.

- Chuyển thông tin đã thu thập về trung tâm và tiến hành xử lý theo đúng kỳ hạn.

- Hoàn thành công việc nghiên cứu hiện trường phù hợp với chi phí đã cấp. Bản chất của việc phỏng vấn trực tiếp là tiến trình tiếp xúc giữa hai cá nhân, trong đó người phỏng vấn cố gắng thu thập thông tin, phản ứng, quan điểm của người được chọn để phỏng vấn.

Theo tiến trình này, sau khi thiết lập mối quan hệ xã hội, người được phỏng vấn hiểu rõ lý do thì người phỏng vấn sẽ (đặt) dùng bảng câu hỏi để trao đổi với đối tượng và tự ghi chép thông tin cần thiết. Hoặc người phỏng vấn đề nghị đối tượng nghiên cứu bảng câu hỏi và tự trả lời có sự hướng dẫn của người phỏng vấn.

Trong quá trình nghe đối tượng trả lời, người phỏng vấn phải chú ý các điểm sau: + Đối tượng có hiểu câu hỏi không?

+ Đối tượng có phản ứng gì? Ý nghĩa của phản ứng đối với mỗi câu hỏi. Trên cơ sở đó, người phỏng vấn xếp lại các phản ứng vào bảng câu hỏi dự kiến trước hoặc người phỏng vấn ghi chép vào sổ tay để tổng kết sau đó.

Cuộc phỏng vấn sẽ đạt yêu cầu khi người phỏng vấn có bảng câu hỏi đã được soạn thảo cẩn thận theo tiêu chuẩn, người phỏng vấn chỉ cần đọc và có thể kèm theo bảng hướng dẫn trả lời.

*Thu thập dữ liệu bằng phƣơng pháp phỏng vấn nhóm

Trong trường hợp phỏng vấn nhóm, người phỏng vấn không bị giới hạn trong các câu hỏi được soạn sẵn, mà được tự do diễn đạt câu hỏi theo tình huống thực tế trong quá trình phỏng vấn. Người phỏng vấn căn cứ vào các chủ đề, vạch ra các nội dung gợi ý trước để dễ dàng điều khiển cuộc thảo luận.

Trong việc phỏng vấn nhóm, cách thức giới thiệu vấn đề của người phỏng vấn rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến không khí buổi thảo luận.

Người điều khiển cuộc thảo luận (hay người phỏng vấn) có thể theo các hướng điều khiển.

+ Không cần hướng dẫn thảo luận quá chi tiết mà để nhóm tự trao đổi, phát biểu. + Có hướng dẫn hoàn toàn: người điều khiển hướng dẫn chặt chẽ và thường xuyên về những gì mà các thành viên cần bàn bạc, tránh đi xa chủ đề.’

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn

Phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp, từ các nguồn như sách, niên giám thống kê, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Giang các số liệu trên các website của các doanh nghiệp, các bộ, ban, ngành, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước cục Thống kê Hà Giang, Sở Công nghiệp Hà Giang. Tác giả tập trung vào tìm kiếm, nghiên cứu và tổng hợp những tài liệu trong và ngoài nước về các vấn đề về phát triển doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là những bài viết về các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đã tổng hợp thành một phần lý thuyết tương đối đầy đủ về doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN QUA

3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang có ảnh hƣởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. sự phát triển của các doanh nghiệp nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

3.1.1. Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884, 37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04"[21].

Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã.

Thành phố Hà Giang 5 phường và 3 xã Huyện Bắc Mê 1 thị trấn và 12 xã Huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã Huyện Đồng Văn 2 thị trấn và 17 xã Huyện Hoàng Su Phì 1 thị trấn và 24 xã Huyện Mèo Vạc 1 thị trấn và 17 xã Huyện Quản Bạ 1 thị trấn và 12 xã Huyện Quang Bình 1 thị trấn và 14 xã Huyện Vị Xuyên 2 thị trấn và 22 xã Huyện Xín Mần 1 thị trấn và 18 xã Huyện Yên Minh 1 thị trấn và 17 xã

3.1.2. Địa hình

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.

* Tài nguyên rừng

Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.

Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).

* Tài nguyên khoáng sản

Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.

3.1.2. Đặc điểm dân số và chất lượng nguồn nhân lực

Dân số gần một triệu người, Tỷ trọng: Dân số sống ở thành thị 10,1%; dân số nữ 50,02%; Dân số phi nông nghiệp 25,3%. Mật độ dân số trung bình 97người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%. Toàn tỉnh năm 2014 có 375.530 người đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36,3%, tương đương với 136.139 người, trong đó nhóm: ngành nông lâm –lâm – nghiệp; nhóm ngành

công nghiệp xây dựng có 20.589 người, chiếm 47,7 tổng số lao động ngành công nghiệp xây dựng; nhóm ngành dịch vụ có 46.144 người, chiếm 75,5% tổng số lao động ngành dich vụ[19].

3.2. Thực trạng và kết quả phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Giang ra đời trên cơ sở thành lập mới từ khi có Luật doanh nghiệp. Ngoài những đặc điểm của các DNCNNVV nói chung, các DNCNNVV Hà Giang còn có một số đặc điểm riêng cần nhấn mạnh, nổi bật là:

Thứ nhất, Các DNCNNVV ở Hà Giang chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng, sản xuất kinh doanh tập trung vào một só ngành nghề như: công nghiệp chế biến nông lâm, thuỷ hải sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ, xây dựng, và dịch vụ.

Thứ hai, cùng với sự chuyển đổi mô hình doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần thì các doanh nghiệp ở Hà Giang chủ yếu là các công ty TNHH, công ty cổ phần, DN tư nhân có số lượng lao động bình quân khoảng từ 50-120 lao động/ DN.

Thứ ba, các DNCNNVV Hà Giang hiện nay, hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu từ 30-35 năm so với mức bình quân của thế giới, công nghệ bán tự động, nhiều công đoạn sản xuất chủ yếu là thủ công. Mặt khác, trình độ tay nghề người lao động rất thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các DN trong dài hạn.

Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của các DNCNNVV và sự trợ giúp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh, DNCNNVV tỉnh Hà Giang cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong qua trình phát triển trong những năm qua đặt ra những thuận lợi, khó khăn sau:

* Thuận lợi

- Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đặt đặt ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm tạo tiền đề vững chắc, tạo bước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển với các tỉnh trong khu vực; đổi mới về cơ chế chính sách; về môi trường đầu tư phát triển, tạo ra những đột phát về phát triển sản xuất công nghiệp có thế mạnh và hiệu quả

cao của tỉnh; đưa ra các chương trình phát triển công nghiệp thủy điện, khai khoáng và chế biến; chương trình xây dựng và phát triển cửa khẩu biên giới; kinh tế biên mậu và hội nhập kinh tế Quốc tế theo lộ trình của quốc gia.

- Ngành Công nghiệp đã làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh về lĩnh vực Ngành quản lý; chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác QLNN về Công nghiệp trên địa bàn; công tác quy hoạch, kế hoạch, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, hướng dẫn doanh nghiệp… nhiều lĩnh vực quản lý quan trọng đã dần đi vào nề nếp;

- Sự gia tăng về số lượng các DN trong những năm qua đã giải quyết được việc làm cho lao động địa phương và tạo doanh thu góp phần tăng giá trị GDP toàn tỉnh.

* Khó khăn

-Tác động lớn nhất đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại là do tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung;

- Nguồn vốn huy động từ các ngân hàng thương mại rất hạn chế, lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)