Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 50 - 51)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3. Kinh nghiệm phát triển các DNNVV của một số quốc gia và một số địa phƣơng

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Singapore là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông nam Á, mật độ dân số cao, nguồn tài nguyên khoáng sane không có, nông nghiệp khôgn phát triển. Nếu so sánh với các nước khác trong khu vực, Singapore gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây Singapore có những bước tiến thần kỳ: Tốc độ tăng trưởng cao; GDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu thế giới, môi trường sống sạch sẽ đứng thứ nhất châu Á.... Để đạt được những thành tựu này, Chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách đổi mới, trong đó phải kể đến những chính sách hỗ trợ DNNVV có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm cho lao động, giảm các tệ nạn, cải thiện đời sống người dân... Việc hỗ trợ của Chính Phủ không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước mà còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore ở đây. Hiện tại số DNNVV chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp; 62% tổng số lao động; 48% tổng giá trị gia tăng của Singapore [1].

Về kinh nghiệm của Singapore, trước hết là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thời gian vừa qua Singapore luôn đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng tri thức cho bộ phận thanh niên trong nước cũng như đẩy mạnh hoạt động đào tạo, giúp đem lại cho họ một nguồn thu không nhỏ. Số lượng sinh viên, học sinh từ nhiều nước trên thế giới đến du học ở đây mỗi năm một tăng. Nhiều cơ sở đào tạo đạt chất lượng rất cao, có trường đại học của Singapore đã lọt vào tốp 50 trường đại học hàng đầu trên thế giới. Nhằm tăng

cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài hoặc tham gia vào thị trường xuất khẩu, nhà nước đã hỗ trợ kinh phí hình thành quỹ đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các giám đốc, nhà quản lý để họ có kiến thức sâu rộng khi tham gia kinh doanh tại các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc,Ấn độ, Việt Nam, Nga ...Ngoài ra, Chính phủ Singapore rất quan tâm đến vấn đề hỗ trợ vốn cho sản xuất, kinh doanh. Nhiều sinh viên tài năng, có ý tưởng tốt nhưng gặp khó khăn đã được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp, từ đó nhiều người đã khởi nghiệp thành công và họ trở thành doanh nhân xuất sắc. Đặc biệt, những doanh nghiệp có tính sáng tạo cao, có tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được Chính phủ xem xét hỗ trợ về mặt tài chính. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cũng lừ một kênh hỗ trợ quan trọng của Chính phủ. Tổ chức phát triển doanh nghiệp (IE) trực thuộc Bộ Công nghiệp Singapore có trên 30 văn phòng ở nhiều nước trên thế giới, Riêng ở Việt Nam có 2 văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các văn phòng này có trách nhiệm tập hợp và cung cấp các thông tin thị trường. Phối hợp tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi các nước khảo sát, tìm kiếm đối tác; hồ trợ các hội nghị, hội thảo ở nước ngoài; Tăng cường hợp tác; quan hệ với các nước để họ hiểu hơn về Singapore... Ngay từ giữa năm 2007, Bộ Công nghiệp Singapore cũng đã có cổng thông tin điện tử giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp, Các giám đốc có thể hỏi đáp trực tuyến với các chuyên gia kinh tế hàng đầu về kinh nghiệm và thông lệ kinh doanh quốc tế. Đây cũng là nơi tập hợp, lưu giữ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)