6. Kết cấu của luận văn:
1.3. Kinh nghiệm phát triển các DNNVV của một số quốc gia và một số địa phƣơng
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản là nói đến một cường quốc về công nghệ của thế giới, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá hủy hoàn toàn sau chiến tranh thế giứoi thứ hai, đã làm nên “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản”. Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên tới hai chữ số.
Để đạt được những thành tựu như thế là một quá trình mà cả dân tộc cùng nhau phấn đấu, đặc biệt là dưới sự quản lý của Chính phủ Nhật Bản. Có thể nới, nền kinh tế Việt nam hiện nay tương ứng với nền kinh tế Nhật Bản ở giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng cao. Vì vậy, các chính sách kinh tế như quản lý sản xuất, thuế, tài chính ... mà Nhật Bản đã áp dụng thành công sẽ có tính tham khảo tốt cho nước ta. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam nhìn nhận đánh giá, từ đó rút ra kinh nghiệm.
Điều trước tiên là cần hướng vào việc xây dựng lòng tin cho người dân đối với đồng nội tệ nhằm bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế. Bảo đảm sự ổn định thị trường trong nước là một trong những yêu tố quan trọng đã giúp Nhật Bản đạt được thành công như ngày hôm nay và nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua.
Tận dụng thế mạnh là nguồn lực về lao động, trong đó tất cả các nguồn lực đều cần được phân bổ hợp lý để đem lại hiệu quả tối đa, người lao động đóng góp và được hưởng thụ đúng như phần đóng góp của họ. Một cơ cấu kinh tế hài hòa, cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo được sự ổn định xã hội có lợi cho tăng trưởng. Phát triển cơ cấu kinh tế và hoàn thiện thị trường cạnh tranh, tập trung vào sản xuất các mặt hàng chủ lực. Trong quá trình phát triển cần hoàn thiện chế độ thuế bảo đảm nguồn thu ngân sách, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng một cách có kế hoạch. Thắt chặt quản lý tiền tệ và các thống kê kinh tế, thận trọng trong chi tiêu tài chính, không được để tình trạng lạm phát diễn ra quá dài. Xây dựng các mục tiêu tự chủ trong kinh tế, khuyến khích tiết kiệm, tích lũy để đối phó với tình trạng thiếu vốn.