6. Kết cấu của luận văn:
1.3. Kinh nghiệm phát triển các DNNVV của một số quốc gia và một số địa phƣơng
1.3.2. Bài học cho tỉnh Hà Giang về phát triển DNNVV
Với những kinh nghiệm phát triển DNNVV thành công của một số nước ở châu Á, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý DNNVV. Cơ chế quản lý DNNVV cần
thông thoáng hơn, linh hoạt hơn và đặc biệt là phải thường xuyên thay đổi chu kỳ phát triển kinh tế.Hằng năm, cơ quan quản lý DNNVV cần rà soát các văn bản pháp quy xem còn phù hợp với tình hình thực tế không để kịp thời kiến nghị các cấp có
thẩm quyền thay thế, sửa đổi các văn bản lạc hậu, không còn tác dụng tạo động lực phát triển DNNVV. Thực hiến việc đổi mới cơ chế chính sách đối với DNNVV để thích ứng với sự vận động không ngừng của nền kinh tế bằng cách gặp gỡ, lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, từ đó có thể đề xuất những chính sách thiết thực hơn để phát triển các DNNVV.
Thứ hai tạo một kênh thông tin riêng cho DNNVV. Việc làm này sẽ mang lại
rất nhiều lợi ích : (1) Cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thị trường trong và ngoài nước nhanh chóng và kịp thời cho DNNVV; (2) Tạo thành diễn đàn giao lưu, trao đổi giữa các DNNVV và giải pháp các vướng mắc của DNNVV; (3) Ghi nhận sự phản hồi thông tin từ phía DNNVV đối với cơ quan quản lý có liên quan.
Thứ ba, cần một chính sách hỗ trợ tài chính choDNNVV linh hoạt. Ưu đãi
bao gồm cả giảm trừ và miễn trừ thuế thu nhập dành cho các DNNVV có thể đáp ứng các quy định của nhà nước về số lượng việc làm sẽ được tạo ra trong mỗi năm, doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực ưu tiên, hoặc các DNNVV nằm trong khu vực kinh tế kém phát triển, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, khu vực nghèo. Xúc tiến việc thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ DNNVV và hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV
Thứ tư, phát huy vai trò của các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội Doanh nghiệp
nhằm tằng cường kết nối các DNNVV với nhau, đẩy mạnh hợp tác và hỗ trợ nhau trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích sáp nhập và hợp nhất giữa các DNNVV nhằm nâng cao tiềm lực của các DNNVV, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, tạo ra một sức mạnh lớn hơn, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Việc đào
tạo nguồn nhân lực phải gắn liền với nhu cầu số lượng và chất lượng của DNNVV. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho các lãnh đạo DNNVV về các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng đàm phán, xúc tiến thương mại,... Tạo ra mối liên kết giữa các tổ chức đào tạo, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ
chức phi chính phủ nhằm đào tạo đội ngũ lao động có thể đáp ứng những điều kiện khác nhau mà các doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề và thích nghi với những biến động của thị trường.
Thứ sáu, hỗ trợ DNNVV xúc tiến mở rộng thị trường, nâng cao khả năng
tiếp cận và đổi mới công nghệ. Cơ quan quản lý cần xây dựng cơ chế khuyến khích,
tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Đặc biệt, khuyến khích các DNNVV tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để các DNNVV có cơ hội tiếp thị sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời cập nhật các công nghệ mới giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.