2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Phần lý thuyết ở Chương 1 đã cho thấy, công tác TĐTCDAĐT của NHTM chịu sự tác động và chi phối bởi các nhân tố được mô tả qua mô hình dưới đây (Biểu đồ 2.1).
Các nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng ảnh hưởng lên công tác TĐTCDAĐT. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố đến công tác TĐTCDAĐT có vai trò quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTCDAĐT và trong luận văn này tập trung nghiên cứu 7 nhân tố (nhóm nhân tố) chính, cơ bản.
Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác TĐTCDAĐT
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.2.1. Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Theo Caplow (1970), phỏng vấn là phương pháp được ưa chuộng nhất trong các phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng ở các nước phương Tây.Luận văn này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp (face - to - face). Các câu trả lời được người phỏng vấn lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi. Ngoài ra toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn cũng được ghi âm. Theo L.TH.Baker (1994) thì trong trường hợp này điều tra viên sẽ là yếu tố quyết định đối với tính khách quan và chính xác
Thẩm định tài chính dự án đầu tư Khách hàng Phương pháp và tiêu chuẩn TĐTCDA Cán bộ thẩm đinh tài chính dự án Môi trường pháp lý Công tác tổ chức điều hành Hệ thống thông tin Môi trường kinh tế
của thông tin. Do đó điều tra viên cần hiểu rõ cuộc phỏng vấn, cam kết hoàn thành phỏng vấn, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tính cách, tình cảm cá nhân lên cuộc phỏng vấn.
Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế dựa trên các nội dung, thành phần của từng nhân tố (Bảng 2.1). Đây là bảng câu hỏi sơ thảo, chưa hoàn chỉnh (phụ lục 01). Tác giả sử dụng mẫu bảng hỏi, trong quá trình phỏng vấn 50 người. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng được phỏng vấn, trình độ chuyên môn và chức năng quản lý của họ, người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi linh hoạt nhằm mục tiêu chỉ ra được những khía cạnh mới trong phạm vi câu hỏi đã chuẩn bị.
Việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thường tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn như trong nghiên cứu định lượng. Do đó đối tượng của nghiên cứu định tính được chọn trong phỏng vấn sâu là ban lãnh đạo, cán bộ thuộc phòng tín dụng, hỗ trợ tín dụng, quản lý rủi ro (phỏng vấn khoảng 20% các lãnh đạo, cán bộ của Ngân hàng BIDV Ninh Bình và 100%nhân viên tại các phòng tín dụng, hỗ trợ tín dụng, quản lý rủi ro).
Địa điểm phỏng vấn: Do tính chất công việc của người được phỏng vấn là ban lãnh đạo Ngân hàngthường bận bịu, vất vả nên địa điểm phỏng vấn được chọn là tại văn phòng, các phòng ban của ngân hàng.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn được thiết kế kéo dài trong khoảng từ 20 đến 30 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lượng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Thời điểm phỏng vấn: phỏng vấn viên sẽ điện thoại liên hệ trước với các đối tượng được phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn sao cho người được hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất khi tiếp chuyện phỏng vấn viên.
Một số lưu ý trong quá trình phỏng vấn: Người phỏng vấn cần luôn giữ được tính trung lập trong suốt quá trình phỏng vấn. Trong bất kỳ trường hợp nào phỏng vấn viên cũng không được để lộ quan điểm riêng của mình đối với vấn đề nghiên
cứu. Đặc biệt trong nghiên cứu này phỏng vấn sâu được thực hiện sau khi đã có kết quả của nghiên cứu định lượng (bảng hỏi) do đó phỏng vấn viên càng cần trung lập tránh dẫn dắt cuộc phỏng vấn theo kết quả nghiên cứu định lượng đã có. Nhịp độ cuộc phỏng vấn là vừa phải, với những câu hỏi đòi hỏi người được phỏng vấn cần suy luận thì cần dành một khoảng thời gian nhưng không quá dài. Mọi diễn biến trong cuộc phỏng vấn mặc dù được ghi âm toàn bộ nhưng vẫn cần được phỏng vấn viên ghi chép đầy đủ, trung thực, rõ ràng bằng bút. Ngoài việc ghi chép các câu trả lời của người được phỏng vấn, phỏng vấn viên chú ý ghi chú cả ngữ điệu, hành vi, nét mặt, điệu bộ của người trả lời.
Bảng 2.1: Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác TĐTCDAĐT tại NHTM Nhân tố Nội dung/thành phần Mô tả, đo lƣờng
Khách hàng Quy mô
Uy tín, kinh nghiệm Mức độ sinh lời
Tổng tài sản
Lịch sử, thời gian hoạt động Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận Môi trường kinh tế Lạm phát
Tăng trưởng kinh tế Chính sách lãi suất
Tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng Lãi suất cơ bản NHNN Môi trường pháp lý Hệ thống luật pháp
Hiệu quả và hiệu lực
Tính đầy đủ Tính ổn định Thực hiện pháp luật Hệ thống thông tin và mức độ ứng dụng công nghệ của NHTM Mức độ ứng dụng Công nghệ tiến tiến, hiện đại
Đầu tư cho công nghệ thông tin Tính đồng bộ của phần cứng, phần mềm Đào tạo cán bộ sử dụng CNTT Cán bộ thẩm định tài chính dự án Trình độ kiến thức Kinh nghiệm Ý thức tổ chức Bằng cấp
Thâm niên công tác Khen thưởng/ kỷ luật Phương pháp và các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án Phương pháp Quy trình Thời gian Phương pháp cụ thể Quy trình cụ thể Thời gian thẩm định Công tác tổ chức điều hành
Phân công chuyên môn Tách biệt/kết hợp Tính hợp lý, logic
2.2.2.2. Số liệu thực tế tại Ngân hàng ĐTPT Ninh Bình
Bên cạnh việc thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn chuyên sâu, tác giả thu thập dữ liệu thực tế (qua sổ sách, bảng ghi, máy tính) về thẩm định và cho vay các dự án tại Ngân hàng ĐTPT Ninh Bình và các dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau như Ngân hàng Nhà nước, tạp chí chuyên ngành… để phục vụ cho việc kiểm định các kết quả phân tích dữ liệu phỏng vấn. Việc thu thập dữ liệu gắn với việc mô tả, đo lường các thành phần của từng nhân tố cụ thể(nêu tại Bảng 2.1)đối vớitừng Dự án được lựa chọn để nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu từ quá trình phỏng vấn được phân tích thông qua các phương pháp phân tích thống kê đơn giản như: phân nhóm, tính phần trăm, tính tỉ lệ, tính giá trị trung bình đưa ra các nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố lên công tác TĐTCDAĐT tại Ngân hàng BIDV Ninh Bình.
Các dữ liệu thứ cấp về thực trạng thẩm định và cho vay các dự án đầu tư tại Ngân hàng BIDV Ninh Bình và các dữ liệu thành phần các nhân tố khác thu thập được sẽ được tổng hợp, so sánh để tìm ra mối liên hệ giữa các nhân tố và công tác thẩm định tại Ngân hàng.
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo của các dự án đã được công bố của Ngân hàng BIDV Ninh Bình và Hồ sơ tại Phòng tín dụng, phòng hỗ trợ tín dụng, phòng quản lý rủi ro. Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về TĐTCDA của NHTM, kế thừa từ các tác giả khác để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như định hướng của họ từ đó có thể đưa ra được các giải pháp phù hợp hơn với quá trình nghiên cứu của tác giả.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƢỞNG TỪNG NHÂN TỐ ĐẾN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI BIDV NINH BÌNH