3.1.2 .Thực trạng công tác TĐTCDAĐTtại BIDVNinh Bình
4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng caochất lƣợng công tác TĐTCDAĐTtạ
4.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
Thứ nhất, Chính phủ nên có các biện pháp kinh tế hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp luật về kế toán. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực, chính xác của các con số trên Báo cáo tài chính.
Hiện nay, nước ta chưa có một cơ quan thống kê nào đứng ra tập hợp các số liệu nhằm đưa ra các tỷ lệ trung bình ngành cho các doanh nghiệp và ngân hàng khai thác sử dụng. Ví thế, Nhà nước cần lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu
và ban hành hệ thống các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở so sánh cho các doanh nghiệp và ngân hàng.
Thứ hai, Chính phủ nên nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, bảo đảm tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản, thông tư cụ thể hóa các nghị định, nghị quyết trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng xây dựng và phát triển để hướng dẫn các doanh nghiệp và ngân hàng tập trung vào tài trợ cho các dự án, các chương trình ưu tiên của Chính phủ.
Đề nghị các Bộ, ngành cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Chính phủ cần có văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm giữa các bên đối với kết quả thẩm định trong nội dung các DAĐT.
Thứ ba, Chính phủ phải hoàn thiện công tác công chứng vì các dự án bao giờ cũng đi kèm rất nhiều tài liệu liên quan có giá trị pháp lý nên phải cần đến công tác công chứng. Sự chính xác của công chức sẽ cung cấp những thông tin hồ sơ hợp lệ giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Thứ tư, Khuyến khích phát triển các hình thức công ty tư vấn.Các công ty tư vấn sẽ cung cấp thông tin phong phú về đầu tư và DAĐT , giúp các chủ đầu tư lập được dự án có hiệu quả cao, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thẩm định các khía cạnh khác nhau của dự án.
Thứ năm, nên tổ chức sắp xếp, xếp loại các doanh nghiệp vì hiện nay ở Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào đánh giá và xếp loại doanh nghiệp nên vẫn gây ra các khó khăn trong việc đánh giá doanh nghiệp của công tác thẩm định cho vay vốn. Nếu chính phủ có quy định các tiêu thức xếp loại doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quyết định cho vay bảo đảm an toàn vốn.
Thứ sáu, đề xuất trong thời gian tới, Bộ Tài chính nên phối hợp với hệ thống ngân hàng và các bộ, ngành liên quan ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp phân tích và thẩm định dự án phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế để công tác thẩm định của ngân hàng được thực hiện thuận lợi hơn.