3.1.2 .Thực trạng công tác TĐTCDAĐTtại BIDVNinh Bình
4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng caochất lƣợng công tác TĐTCDAĐTtạ
4.2.4. Kiến nghị với chủ đầutư
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, các chủ đầu tư dự án nên lựa chọn các dự án phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp mình.
- Các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh việc lập và xây dựng dự án theo đúng nội dung văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, phải lập đầy đủ các biểu mẫu quy định trong dự án. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng phải tính toán đầy đủ các chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay vốn huy động, chi phí đầu tư bổ sung tài sản đối với các dự án có thời gian đầu tư dài. Điều này thực sự cần thiết vì hiện nay nhiều khách hàng chưa thực hiện đúng yêu cầu của ngân hàng.
- Các Báo cáo tài chính, các luận chứng kinh tế, các tài liệu thông tin liên quan đến dự án mà ngân hàng yêu cầu cung cấp cho phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính trung thực để kết quả của việc thẩm định chính xác hơn. Vì vậy, các chủ đầu tư phải có tinh thần hợp tác với ngân hàng để hai bên đều có lợi. Căn cứ các thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan về chủ đầu tư cũng như tình hình tài chính giúp cho quá trình thẩm định diễn ra tốt đẹp. Từ đó ra các quyết định hợp lý tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng an toàn thu hồi vốn của ngân hàng.
- Chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và thẩm định DAĐT, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư để có những dự án thật sự hiệu quả cho chủ đầu tư. Khi thi công dự án, cần đảm bảo đúng nội dung đã được lập trong dự án theo đúng kế hoạch, nếu có sự cố xảy ra cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để giả quyết, tránh rủi ro xảy ra khi thi công.
KẾT LUẬN
Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hang thương mại đóng vai trò quan trọng đến quyết định cho vay nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hang. Hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhan tố khách quan và chủ quan và kết quả nghiên cứu trong luận văn này đã cho thấy các nhân tố sau có ảnh hưởng đến công tác này:
- Cán bộ ngân hàng
- Ứng dụng công nghệ thông tin - Phương pháp thẩm định
- Tổ chức điều hành
Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư thì BIDV Ninh Bình nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung cần tập chung vào việc hoàn thiện quy trình thẩm định, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm định, phân công công việc một cách minh bạch, hợp lý và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Luận văn này đã khái quát hóa và mô tả các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này lên công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Ninh Binh. Trên cơ sở đó luận văn đã đánh giá thực trạng phương pháp thẩm định, nêu lên hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định tại BIDV Ninh Bình.
Các kết quả nghiên cứu và các đề xuất kiến nghị nêu trong luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích của BIDV Ninh Bình trong việc cải thiện hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Chính phủ, 1994. Nghị định số 177/NĐ-CP ngày 20/10/1994 của chính phủ về điều lệ quản lý dự án đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư.
2. Chính phủ, 2000. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 5/5/2000 của về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 52/1999/NĐ-CP vềviệc ban hành Quy chế đầu tư và xây dựng ngày 8 tháng 7 năm 1999.
3. Chính phủ, 2005. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý DAĐT xây dựng công trình.
4. Chính phủ, 2006. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư, nội dung thẩm định DAĐT có sử dụng vốn Nhà nước.
5. Chính phủ, 2009. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.Nội dung thẩm định DAĐT xây dựng công trình của người quyết định ĐT.
6. Nguyễn Hòa Nhân, 2002.“Hoàn thiện phương pháp thẩm định tài chính DAĐT trong hoạt động cho vay của NHTM Việt Nam trong điều kiện hiện nay”. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trường Đại Học Tài Chính, Hà Nội.
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003. Luật số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về Xây dựng.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về Đầu tư.
9. Vũ Công Tuấn, 1998.Thẩm định dự án đầu tư. Hà Nội: NXB TP.HCM 10. Dương Thị Hải Uyên, 2011.“Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính
dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng -VBbank”, Luận văn thạc sỹ, khoa quốc tế, Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Tiếng Anh:
11. Anna Regína Björnsdóttir, 2010. Financial Feasibility Assessments - Building and Using Assessment Models for Financial Feasibility Analysis of Investment Projects, Master‟s thesis, Faculty of Industrial Engineering, Mechanical Engineering and Computer Science, University of Iceland, pp. 70.
12. Abid A.Burki and Ghulam Shabbir Khan Niazi, 2003. The effectsof privatization, competition and regulation on banking efficiency in Pakistan, 1991-2000, Manchester University, UK.
13. Abu Narar Bhuiyan is a Sr. Faculty Member, Department of Business Administration,Shanto-Mariam University of Creative Technology, Dhaka, Bangladesh.
14. Ballentine,J.A.and Stray, S.J. 1998. Financial appraisal and the IS/IT Investment Decision-Marking Process. Journal of Information Technology, Vol.13, pp3-14.
15. International Journal of Business and Social Science Vol. 3 No. 20 Special Issue - October 2012. Paz Estrella Tolentin.
16. Zachary Dechev, August 2010. Effective Performance Appraisal – a study into the relation between employer satisfaction and optimizing business results, Author: Zachary Dechev Supervisor: DR. J.J.A. Kamphors ERASMUS UNIVERSITY ROTTERDAM, Faculty of Economics of Business Department of Economics, pp. 58-59.
Phụ lục 01
PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ
Phần 1: Thông tin cá nhân (Vui lòng đánh dấu “X” vào ô tương ứng)
1. Giới tính:
Nam Nữ
2. Độ tuổi:
Dưới 25 Từ 25 – 30 Từ 30 – 45 Trên 45 3. Trình độ học vấn:
Trung học Đại học Trên đại học Khác:_______ 4. Thời gian công tác tại chi nhánh BIDV Ninh Bình:
Dưới 1năm Từ 1 – 3năm Từ 3 – 6năm Trên 6năm 5. Bộ phận công tác:
Phòng Tín dụng Phòng Quản lý hồ sơ dự án
Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng CN-TT Kính gửi quý Ông/Bà,
Tôi là Nguyễn Thị Thanh Hương học viên lớp cao họcTCNH1 Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đang thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại BIDV Ninh Bình”. Bảng hỏi dưới đây là một phần trong nghiên cứu này. Kính mong quý Ông/Bà dành thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin do Ông/Bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà. Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến phiếu trả lời xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Nguyễn Thị Thanh Hương Học viên lớp TCNH1 QH-2012
Trường Đại Học Kinh tế - Đại học QGHN
Phần 2: Hiểu biết về các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác thẩm định
Đối với mỗi nhận định sau về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TĐTCDAĐT của chi nhánh BIDV Ninh Bình, hãy khoanh tròn vào ô tương ứng với sự lựa chọn của ông/bà.Thang đánh giá 5 bậc tương ứng như sau: 1 = rất nhiều, 2 = nhiều, 3 = không có ý kiến, 4 = ít, 5 = rất ít.
I. Nhân tố khách hàng
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Tổng tài sản
2 Lịch sử, thời gian hoạt động 3 Mức độ sinh lời
II. Nhân tố môi trƣờng kinh tế
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Tỷ lệ lạm phát
2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 Chính sách lãi suất
III. Nhân tố môi trƣờng pháp lý
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Tính đầy đủ của văn bản, pháp luật 2 Tính ổn định của văn bản, pháp luật 3 Hiệu quả và hiệu lực thực hiện pháp luật 4 Quy dịnh công khai, minh bạch các dự án
5 Quy định về các chế độ, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan tổ chức
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Đầu tư cho công nghệ thông tin 2 Tính đồng bộ của phần mềm, phần cứng 3 Đào tạo cán bộ sử dụng CNTT 4 Ứng dụng CNTT vào công tác thẩm định 5 Thông tin thực tế từ các dự án V. Nhân tố cán bộ thẩm định tài chính dự án STT Các vấn đề Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5
1 Trình độ kiến thức chuyên môn
2 Kinh nghiêm, thâm niêm trong lĩnh vực 3 Ý thức tổ chức
4 Đạo đức nghề nghiệp
VI. Phƣơng pháp và các tiêu chuẩn thẩm định tài chính dự án
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Phương pháp thẩm định cụ thể 2 Quy trình thẩm định cụ thể 3 Thời gian thẩm định
VII. Nhân tố công tác tổ chức điều hành
STT Các vấn đề Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 Phân công chuyên môn hợp lý
Phụ lục 02: Các dự án đầu tƣ tại BIDV Ninh Bình.
Dự án 1: Thẩm định dự án “Đầu tƣ xây dựng nhà máy sản xuất ác quy 600.000 kwh / năm”
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ác quy 600.000 kwh/ năm - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Long Sơn.
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Khánh Phú-Yên Khánh-Ninh Bình
- Phương tiện đầu tư: Xây dựng nhà máy sản xuất ắc quy 600.000 kwh/ năm. - Tổng mức đầu tư: 286.000 trđ
- Nguồn vốn đầu tư : 286.000 trđ
+ Vốn tự có: 71.000 trđ
+ Vốn vay ngân hàng : 215.000 trđ
- Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 12/2010 đến tháng 03/2012
- Phương thức thực hiện: Đầu tư mới xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng, gia công chế tạo các thiết bị, phục vụ sản xuất ắc quy 600.000 kwh/ năm.
Dự án 2: Thẩm định dự án “Đầu tƣ đóng mới 5 tàu sông tự hành hai đáy trọng tải 840 tấn/tàu” của công ty TNHH Long Sơn”
- Tên dự án: Đóng mới 5 tàu sông tự hành trọng tải 840 tấn/tàu - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Long Sơn
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Khánh Phú-Yên Khánh-Ninh Bình - Phương tiện đầu tư: 5 tàu song tự hành 2 đáy trọng tải 840 tấn/tàu - Tổng mức đầu tư tài sản cố định là: 42.314 triệu đồng
- Nguồn vốn đầu tư tài sản cố định: 42.314 triệu đồng + Vốn tự có: 14.814 triệu đồng
+ Vốn vay ngân hàng: 27.500 triệu đồng - Thời gian thực hiện dự án:
+ Thực hiện đầu tư đóng mới đoàn tàu: 07/2009 + Hoàn thành đưa vào sử dụng: 01/2010
- Tài sản đảm bảo hình thành từ dự án: 5 tàu sông tự hành hai đáy tải trọng 840 tấn/tàu với giá trị dự toán là 39.725 triệu đồng.
Dự án 3: Thẩm định dự án “Đầu tƣ phƣơng tiện vận tải chuyên trở xi măng rời”
- Tên dự án: Đầu tư phương tiện vận tải chuyên trở xi măng rời - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hoàng Sơn.
- Địa chỉ: Tổ 13, phường Bắc Sơn-Thị xã Tam Điệp-Tỉnh Ninh Bình
- Phương tiện đầu tư: Loại xe kéo rơ moóc của Hàn Quốc chuyên chở xi măng rời, trọng tải 50 tấn/chiếc. Chất lượng mới 100%.
- Số lượng 10 ô tô đầu kéo và 10 xe romoóc 50 tấn - Tổng mức đầu tư: 23.400 trđ - Nguồn vốn đầu tư : 23.400 trđ
+ Vốn tự có: 8.400 trđ
+ Vốn vay ngân hàng : 15.000 trđ - Thời gian thực hiện dự án:
+ Thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị từ tháng: 04/2009 + Hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng: 06/2009
- Phương thức thực hiện: Chủ đầu tư tổ chức thực hiện lựa chọn, mua sắm thiết bị
- Tài sản đảm bảo tiền vay là tài sản hình thành từ dự án gồm 10 ô tô đầu kéo và 10 romoóc với giá trị dự toán là 23.400 triệu đồng.
Dự án 4 : Thẩm định dự án “Đầu tƣ mở rộng cơ sở sản xuất, Chế biến đá xây dựng, công suất 140 M3/H”.
- Tên dự án: Đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, Chế biến đá xây dựng, công suất 140 M3/H.
- Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Hệ Dưỡng. - Địa chỉ: Xã Ninh Vân-Hoa Lư-Tỉnh Ninh Bình
- Phương tiện đầu tư: đầu tư 01 dây chuyền nghiền đá 140 m3/h. - Tổng mức đầu tư: 6.465 trđ
- Nguồn vốn đầu tư : 6.465 trđ
+ Vốn tự có: 3.965 trđ
+ Vốn vay ngân hàng : 2.500 trđ - Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 7 năm 2009
- Phương thức thực hiện: hoàn chỉnh 01 dây truyền sản xuất đá các loại công suất 140 m3/h
Dự án 5: Thẩm định dự án “Đầu tƣ đóng mới tàu vận tải biển trọng tải 1840 DWT”
- Tên dự án: Đầu tư đóng mới tàu vận tải biển trọng tải 1840 DWT. - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Dũng Minh
- Địa chỉ: Phường Bích Đào-TP. Ninh Bình
- Phương tiện đầu tư: 01 tàu chở hàng khô trọng tải 1840 DWT - Tổng mức đầu tư: 27.569 trđ
- Nguồn vốn đầu tư : 27.569 trđ
+ Vốn tự có: 15.569 trđ
+ Vốn vay ngân hàng : 12.000 trđ - Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 10 năm 2008
Phụ lục 03: Phân loại dự án đầu tƣ
Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân loại thành 3 nhóm A, B, C theo các quy định sau đây :
STT Loại dự án đầu tư Tổng mức vốn đầu tư
I. Nhóm A
1
Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới.
Không kể mức vốn
2 Các dự án : sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư.
Không kể mức vốn
3
Các dự án : công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông : cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ.
Trên 400 tỷ đồng
4
Các dự án : thủy lợi, giao thông (khác ở điểm I-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông, BOT trong nước, xây dựng khu nhà ở, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.
Trên 200 tỷ đồng
5 Các dự án : hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án : công nghiệp nhẹ, sành, sứ, thủy tinh, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản.
Trên 100 tỷ đồng
6 Các dự án : Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Trên 75 tỷ đồng
1 Các dự án : công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ô tô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao