Đảm bảo cơ cấu dịch vụ ngân hàng điện tử hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 110 - 111)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ

4.3.2. Đảm bảo cơ cấu dịch vụ ngân hàng điện tử hợp lý

Để đảm bảo cơ cấu dịch vụ hợp lý, đầu tiên BIDV Hà Thành cần thực hiện các giải pháp sau:

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Đảm bảo tất cả các KH khi bước vào giao dịch đều có thể sử dụng được ít nhất một sản phẩm nào đó.

- Thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản của KH hiện hữu và các KH mới. Từ đó phân tích dữ liệu khách hàng một cách khoa học về các mảng như: độ tuổi KH, ngành nghề của KH hiện tài, mức thu nhập của KH…

- Có chiến lược tiếp thị cụ thể và đánh mạnh vào các dịch vụ đang yếu để nâng cao quy mô các dịch vụ này. Đồng thời có biện pháp chăm sóc thật tốt các KH hiện hữu ở các mảng đang mạnh, để duy trì quy mô

Từ kết quả phân tích dữ liệu KH, chi nhánh cần có biện pháp cụ thể đối với từng mảng KH nhằm đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các đối tượng KH. các giải pháp như: Chính sách giá, chính sách về dịch vụ, về chăm sóc KH, về Marketing… được nhắm chủ yếu vào các mảng đang yếu kém, cần phải đầu tư nhiều về công sức và thời gian.

Đối tượng của dịch vụ ngân hàng điện tử là khách hàng cá nhân và hộ gia đình với nhu cầu và điều kiện rất khác nhau nên công tác quảng bá các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng, tuy nhiên công tác này tại chi nhánh lại chưa được đầu tư phát triển hoặc có nhưng hiệu quả không cao. Ngoài các dịch vụ đem lại thu nhập lớn cho chi nhánh là huy động và cho vay, thì các dịch vụ tiềm năng khác cũng đóng góp không nhỏ, đặc biệt là các dịch vụ tiềm năng như ngân hàng điện tử, bảo hiểm. Công tác marketing phải đảm nhận được vai trò quảng bá thông tin tới khách hàng để khách hàng nắm được cách sử dụng và lợi ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng. Vì vậy các giải pháp về đảm bảo cơ cấu dịch vụ có thể là:

Chi nhánh đã thực hiện phân đoạn khách hàng tuy nhiên chính sách hay hình thức tiếp thị quảng cáo đều chung cho tất cả khách hàng, vì vậy cần phải xác định đúng đối tượng để chào bán đúng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, để làm được như vậy chi nhánh phải có thông tin về khách hàng một cách đầy đủ, cập nhật và chính xác.

Chi nhánh cần thực hiện tốt chiến lược sản phẩm, giá cả: Thực hiện thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm dịch vụ, tình hình thị trường, giá cả so với đối thủ cạnh tranh, sản phẩm ngân hàng cung ứng có phù hợp với khách hàng không... để đưa ra những quyết định phù hợp.

Đối với các đối tượng khách hàng trẻ, giới thiệu và khuyến khích họ đăng ký và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử.

BIDV Hà Thành cần xây dựng uy tín về thương hiệu, công nghệ để thâm nhập thị trường mới nhằm tận dụng cơ hội từ tiềm năng phát triển thị trường dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà thành (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)