Phƣơng pháp xử lý số liệu và tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi NSNN tại liên hiệp các tổ chức hữu nghị việt nam (Trang 41 - 44)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu và tài liệu

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin gồm định tính và định lƣợng, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến quản lý chi NSNN tại Liên hiệp, từ đó xây dựng các bảng số liệu, để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.

Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập.

Số liệu và tài liệu của Luận văn đƣợc xử lý kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau trong đó bao gồm các phƣơng pháp chủ yếu sau:

- Phƣơng pháp logic:

Đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung logic về cơ sở lý luận về quản lý NSNN đến tình hình quản lý; nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý NSNN toàn hệ thống nói chung và Liên hiệp nói riêng tại Chƣơng 1.

Trong Chƣơng 3 phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng nhiều bắt đầu từ đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại Liên hiệp. Khuôn khổ lý luận trong

Chƣơng 1 đƣợc kết hợp thực trạng trong Chƣơng 3 để đánh giá thực trạng, điểm mạnh điểm hạn chế trong quản lý chi NSNN tại Liên hiệp. Nội dung về quản lý chi đƣợc thể hiện có sự kết hợp logic từ khái niệm cơ bản đến nội dung về quản lý NS, các nhân tố ảnh hƣởng và tiêu chí đánh giá, vv...

Chƣơng 4 đƣợc tổng hợp từ thực trạng, đánh giá về quản lý chi NSNN đã trình bày trong Chƣơng 3 để đƣa ra đƣợc những phƣơng hƣớng và giải pháp cho việc hoàn thiệc quản lý chi NSNN tại Liên hiệp. Các nội dung trong từng chƣơng, mục, tiểu mục cũng đƣợc gắn kết với nhau theo một logic chặt chẽ. - Phƣơng pháp thống kê, mô tả.

Tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp khai thác, thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh để thông tin đƣợc thu thập chính xác và kịp thời.

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 3. Số liệu thống kê về các khoản chi NSNN đang thực hiện, số liệu giải ngân, thanh toán quyết toán nguồn vốn NS cấp hàng năm.

- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp.

Phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái

phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, kết quả đƣợc tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc dùng chủ yếu ở Chƣơng 1 và Chƣơng 3.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi NSNN tại liên hiệp các tổ chức hữu nghị việt nam (Trang 41 - 44)