Kiến nghị với cấp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi NSNN tại liên hiệp các tổ chức hữu nghị việt nam (Trang 76 - 80)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị với cấp trên

- Ban hành đầy đủ, đồng bộ hệ thống văn bản hƣớng dẫn công tác quản lý tài chính – ngân sách; ban hành các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, cho từng ngành, từng lĩnh vực và thƣờng xuyên thực hiện rà soát, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế của sự phát triển nền kinh tế đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập, phù hợp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật

và công nghệ đƣợc coi là xƣơng sống bảo đảm việc tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm tra, kiểm soát.

- Bộ Tài chính tham mƣu cho Chính phủ ban hành hệ thống các văn bản hoàn thiện cơ chế khoán biên chế và khoán chi hành chính phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là căn cứ để các đơn vị xây dựng các định mức công việc nội bộ; phục vụ cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

Tăng cƣờng thanh tra tài chính, cần chú ý tới chất lƣợng của những đợt thanh tra cũng nhƣ việc lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra là một vấn đề hết sức quan trọng.

Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hóa, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của cán bộ tại các đơn vị.

Cần có chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định trong chi tiêu NSNN nói chung và chi thƣờng xuyên NS nói riêng từ khâu lập, phân bổ dự toán, sử dụng NS, kiểm soát chi, kiểm toán và quyết toán chi NSNN.

Hoàn thiện cơ chế sổ sách hóa đơn, chứng từ. Đây là công cụ để các cấp NS nhìn nhận, xem xét lại việc quản lý một cách tối ƣu, chứng từ không còn phù hợp đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp.

Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN, đặc biệt là chi thƣờng xuyên, một vấn đề lâu dài và quan trọng nhất đối với các cấp NSNN, do vậy các cơ quan tài chính cấp trên không ngừng chỉ đạo và đôn đốc giám sát công tác thu, chi NS. Từ đó giúp cho toàn bộ hệ thống ngân sách có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN phải nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc phân bổ NS theo thứ tự ƣu tiên phát triển KT-XH. Thực hiện quản lý chi NSNN trong điều kiện nguồn lực tài chính cho phát triển KT-XH còn hạn chế thì vấn đề phân bổ và quản lý có hiệu quả đặt ra yêu cầu phải thực hiện các giải pháp để thúc đẩy quá trình quản lý chi NSNN phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, trong đó giải pháp nâng cao hiệu quả chi NSNN là một vấn đề quan trọng.

Ở nƣớc ta, mặc dù đẩy mạnh cải cách lĩnh vực công nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng với những đóng góp không thể phủ nhận, song đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ. Cho đến nay, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu tập trung nào tập trung đánh giá công tác quản lý chi NSNN ở các đơn vị sự nghiệp hay địa phƣơng, cho dù đã có không ít các nghiên cứu đánh giá chi NSNN, đánh giá cơ cấu chi và những đổi mới về quy trình quản lý chi NS nói chung. Nội dung của việc gắn kết kế hoạch, chiến lƣợc với nguồn lực tài chính công mà mục đích cuối cùng là quản lý chi NSNN cũng chỉ mới đƣợc phổ biến ở Việt Nam thông qua một số dự án, điển hình là dự án cải cách quản lý tài chính công do Ngân hàng thế giới tài trợ cho Bộ Tài chính. Tuy nhiên, các nội dung này hoàn toàn mang tính lý thuyết và còn giới hạn ở phạm vi Quốc gia.

Trong bối cảnh nhƣ vậy, với đề tài “Quản lý chi NSNN tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam” đã cố gắng tổng quát một cách có hệ thống các nội

dung của quản lý chi NSNN nói chung và áp dụng khung phân tích này vào đánh giá khái quát thực trạng quản lý chi NSNN của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Qua phân tích, đánh giá cho thấy, công tác quản lý chi NSNN của Liên hiệp ngày càng đƣợc hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những hạn chế

nhƣ phân bổ ngân sách vẫn dàn trải, ngắn hạn, chƣa dựa trên các ƣu tiên chiến lƣợc phát triển KT-XH. Định mức phân bổ chi NSNN đƣợc xây dựng chƣa khoa học, không gắn liền với tầm nhìn phát triển KT-XH trong trung hạn. Còn giữ cách lập dự toán chi NSNN theo yếu tố đầu vào, hiệu quả của việc sử dụng NSNN chƣa đƣợc quan tâm nhiều.

Trên cơ sở tổng hợp lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp để tăng cƣờng quản lý chi NSNN Liên hiệp, thực hiện mục tiêu đƣa vị thế của Liên hiệp trở thành một tổ chức đứng đầu trong hoạt động đối ngoại nhân dân và góp phần vào sự phát triển toàn diện về KT-XH của đât nƣớc. Mặc dù đã cố gắng nhƣng với thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô chỉ dẫn để luận văn đƣợc hoàn thiện và đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 05/08/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 về việc

quy định kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 hướng dãn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống TABMIS quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc. Hà Nội.

4. Chính phủ, 2012. Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập. Hà Nội.

5. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, 2012-2015. Báo cáo Tài chính Liên hiệp. Hà Nội.

6. Lê Chi Mai, 2006. Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

7. Hoàng Thị Thúy Nguyệt, 2008. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.

8. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2012. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi NSNN dựa trên kết quả ở Việt Nam.Tạp chí Phát triển

Kinh tế, 258.

9. Nguyễn Xuân Thu, 2010. Tăng cƣờng quản lý chi NSNN theo kết quả đầu ra ở Việt Nam. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 14, 311.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi NSNN tại liên hiệp các tổ chức hữu nghị việt nam (Trang 76 - 80)