Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
2.5. Hệ thống các văn bản sử dụng trong nghiên cứu đề tài
- Quyết định số 2060/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 10 năm 2011 của UBND Tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt đề cương nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020”;
- Quyết định số 2592/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt dự toán kinh phí dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020”;
- Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn Quy hoạch năm 2011;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 2238/QĐ-BNN-KH, ngày 20/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý Quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 3.1. Những lợi thế và nhân tố tác động đến phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình: Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình nhìn chung bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Song ở từng khu vực lại có nơi trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung, độ cao so với mặt nước biển dao động từ 1-2m. Vùng có độ cao trên 2m chiếm diện tích nhỏ.
Địa hình đồng bằng Thái Bình chủ yếu có 3 kiểu: đồng bằng tích tụ cao ở Kiến Xương, Hưng Hà, Đông Hưng, Vũ Thư: đất thấp, phần lớn có độ cao dưới 1m, xen kẽ với các dải cồn cao 1-2m; đồng bằng tích tụ thấp ở Quỳnh Phụ là đồng bằng tích tụ phù sa mới, thấp, phát triển ở những nơi ít được bồi đắp phù sa do sông chảy qua ít phù sa; đồng bằng duyên hải ở Tiền Hải, Thái Thụy là vùng châu thổ rõ rệt. Đất mặn chiếm phần lớn diện tích, sau đến đất cát trên các dải cồn và cuối cùng là đất phèn. Đất được sử dụng làm ruộng hai vụ, ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn. Các bãi cát và cồn cát ven biển chủ yếu phân bố ở rìa phía đông, đông nam và đông bắc. Các cồn cát là cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ.
* Khí hậu và thủy văn: Điều kiện khí hậu và thủy văn Thái Bình nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với cây lúa nước.
- Về khí hậu: Thái Bình về cơ bản mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22-230C, số giờ nắng trung bình trong năm 1.300-1.700 giờ. Độ ẩm tương đối cao, khoảng 85-90%. Khí hậu có sự thay đổi theo mùa, lượng mưa phân theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng 7 và tháng 8 là hai tháng có lượng mưa cao nhất. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15-20% tổng lượng mưa trong năm. Trong mùa mưa, hướng gió thịnh hành là gió đông nam, còn mùa khô là gió đông bắc.
Tuy nhiên, do giáp biển nên khí hậu Thái Bình có những sắc thái riêng. Về mùa đông thường ẩm hơn những tỉnh nằm sâu trong đất liền. Những ngày giá lạnh của mùa đông thường không kéo dài liên tục mà xen kẽ có những ngày ấm áp. Mùa hè tuy nóng nhưng cũng có những ngày mát dịu, thường được hưởng không khí mát mẻ của gió biển vào buổi chiều. Điều kiện khí hậu đó có nhiều thuận lợi cho thâm canh, xen canh trong sản xuất. Song nhược điểm khí hậu ở Thái Bình là độ ẩm cao nên việc bảo quản máy móc, thực phẩm gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh dễ lây lan và phát triển ở diện rộng. Trong mùa mưa thường có bão, mùa khô thì có những ngày lạnh giá, sương muối làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và cây trồng.
Sự phân mùa tạo điều kiện cho việc bố trí cây trồng, vật nuôi theo mùa khớp với chu kỳ sản xuất. Hơn nữa, mùa đông lạnh kéo dài trong khoảng 3 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau), với nhiệt độ trung bình khá thấp, là cơ sở để phát triển vụ đông là vụ quan trọng để trồng các loại rau ưa lạnh.
- Về thủy văn: Thái Bình là tỉnh bốn bề có sông, nước bao quanh, một mặt là biển, ba mặt khác là sông. Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hóa chảy qua địa phận ranh giới tỉnh dài 38km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc chảy qua dài 53km, phía Nam và Tây Nam có sông Hồng chảy qua dài 77km. Giữa tỉnh có sông Trà Lý (dài 67km) chảy qua phân tỉnh thành hai bộ phận: phía bắc gồm 4 huyện, phía nam gồm 3 huyện và thành phố Thái Bình.
Những con sông lớn này được nối liền với một hệ thống sông đào, kênh mương dày đặc, cộng với ảnh hưởng của thủy triều đã tạo cho Thái Bình có nguồn nước vô cùng phong phú, cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho nhân dân và cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Các sông trên đổ ra biển qua 5 cửa: Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, Lân và Ba Lạt có vai trò bồi đắp phù sa, tạo nên thế mạnh lấn biển của Thái Bình. Bên cạnh đó, khi các sông đổ ra biển chịu ảnh hưởng của thủy triều. Vào mùa hè, mực nước tăng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Mùa đông lưu lượng giảm xuống nhiều, nước mặn từ các cửa sông lớn có thể chuyển sâu vào đất liền thành những vùng nước lợ, rất thuận tiện cho việc đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Song, điều này cũng gây không ít khó khăn cho địa phương
hằng năm phải đầu tư cải tạo hàng trăm ha đất nhiễm mặn và xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, đê, kè, thủy lợi, mương máng tưới tiêu và phòng chống thiên tai để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân.
* Đất đai và sinh vật
- Do ảnh hưởng của địa hình và hệ thống sông, biển, ở Thái Bình có nhiều nhóm đất khác nhau như đất mặn, đất cát ven biển, đất chua phèn, đất phù sa, đất bạc màu và đất xói mòn. Nhìn chung, đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sự phân bố đất đai giữa các huyện trong tỉnh, tạo nên những nét khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của mỗi địa phương trong tỉnh.
Đất mặn phân bố ở vùng cửa sông, ven biển và những chỗ trũng ở trong và ngoài đê. Loại đất này thích hợp cho các loại thực vật ngập mặn như đước, sú, vẹt, bần, sậy, lác; Đất cát ven biển phân bố trên các cồn cát duyên hải cũ, đây là loại đất tơi xốp, thoáng khí, dễ canh tác, thích hợp với nhiều loại cây trồng; Đất phèn phân bố chủ yếu ở huyện Thái Thụy, đất có độ phì tương đối khá khi trồng lúa sẽ có năng suất cao; Đất phù sa do hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp, là loại đất tốt nhất với nhiều loại cây trồng như lúa, hoa màu và các cây thực phẩm khác. Còn loại đất bạc màu và đất xói mòn được phân bố rải rác ở các huyện thị, đất này không thích hợp trồng lúa nhưng có thể phát triển một số loại hoa màu, cây trồng cạn như đậu, lạc, vừng…
- Hệ thống sinh vật của Thái Bình không nhiều, chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển, phân bố ở hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy với các loại cây chính là sú, vẹt… Các thảm thực vật tự nhiên khác hầu như không có mà thay vào đó là các hệ sinh thái đồng ruộng với các loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả… Giới động vật trên cạn vì vậy cũng có rất ít.
Tổng diện tích tự nhiên là: 1570 km2, bằng 10,4% của vùng đồng bằng sông Hồng, và bằng 0,5% diện tích của cả nước. Dân số năm 2010 là: 1.786,0 nghìn người, bằng 9,6% vùng ĐBSH, và bằng 2,1% so với cả nước.
Do vậy lợi thế về điều kiện tự nhiên mang lại hiệu quả về: - Luân chuyển, trao đổi hàng hoá, vật tư thuận lợi.
- Có thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất rộng lớn, đa dạng.
- Có thể trao đổi, tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Cũng như vấn đề đào tạo nguồn lao động có chất lượng.
- Có bờ biển dài, có thể nuôi trồng, đánh bắt hải sản và xây dựng cảng để trao đổi hàng hoá.
Từ lâu lợi thế về vị trí địa lý đã được Thái Bình khai thác và trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, lợi thế đó càng có nhiều điều kiện phát huy, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
* Dân cư, lao động
- Đông dân là một trong những lợi thế cơ bản cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình. Tính đến hết năm 2011, số dân Thái Bình là 1.786,3 nghìn người, với mật độ 1.138 người/km2. Dân số đông, tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp và của các ngành kinh tế khác.
- Nguồn lao động của tỉnh khá đông. Năm 2011, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 1.010,1 nghìn người, chiếm 56,5% dân số của tỉnh. Trong cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình, nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4% (600 nghìn người) và tỷ lệ lao động nữ làm việc trong nhóm ngành này cũng rất cao (chiếm 54,6% so với tổng số lao động nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế).
Nguồn lao động nông nghiệp có trình độ thâm canh cao so với cả nước vì đây là mảnh đất của nghề trồng lúa nước và các sản phẩm chăn nuôi. Người lao động Thái Bình cần cù, chịu khó, lao động có khả năng tiếp thu, tiếp cận với tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang tăng dần qua các năm. Nếu tỉnh có chiến lược đầu tư giáo dục, đào tạo một cách đồng bộ để nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo có trình độ và tay nghề cao. Đồng thời lại có chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, sẽ là động lực, là lợi thế cho phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Tuy nhiên, sức ép về dân số ở Thái Bình hiện đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Vì sự gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh đã gây ra các hiện tượng như thất nghiệp, sự nghèo đói, giáo dục và bảo vệ sức khỏe kém, thu nhập không công bằng và sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Đặc biệt dân số gia tăng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, ruộng đất sẽ sử dụng quá độ, đất đai bị thoái hóa, làm giảm diện tích canh tác….
* Các ngành kinh tế khác
Sự phát triển của mỗi ngành kinh tế là điều kiện, tiền đề cho ngành kia phát triển. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tạo mối liên kết vững chắc và có tác động qua lại với nhau. Sản phẩm của một số ngành công nghiệp tác động trực tiếp đến toàn bộ ngành nông nghiệp đó là máy móc, thiết bị, hóa chất và các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp khác. Dịch vụ thì ngoài việc tạo mối quan hệ sâu sắc giữa công nghiệp và nông nghiệp, nó còn đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiều vẻ các mặt sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất nông nghiệp. Nhờ có dịch vụ mà các sản phẩm của ngành nông nghiệp được tiêu thụ trong và ngoài khu vực, đặc biệt ở các thị trường ngoài nước.
Đối với ngành công nghiệp tỉnh Thái Bình, những năm qua giá trị sản xuất của riêng ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm luôn giữ ở mức tương đối ổn định. Năm 2011, giá trị sản xuất của loại ngành công nghiệp này chiếm 7,9% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành công nghiệp. Theo đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp của Thái Bình trong lĩnh vực chế biến nông thủy sản hầu như chiếm tuyệt đại đa số với các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp ở các địa điểm như thị trấn Đông Hưng: chế biến lương thực xuất khẩu, chế biến hoa quả; thị trấn Quỳnh Côi, thị trấn Kiến Xương: chế biến lương thực thực phẩm;.v.v…Sản phẩm của ngành công nghiệp được chế biến từ các nông, thủy sản khá đa dạng như muối, thịt đông lạnh, thủy sản đông lạnh, nước mắm, sợi đay, thảm len…
- Các sản phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng được tiêu thụ không chỉ ở trong khu vực nội địa mà còn
xuất khẩu ra nước ngoài thông qua các hoạt động dịch vụ. Các mặt hàng nông thủy sản như thịt lợn, tôm đông lạnh., gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Năm 2011, các mặt hàng này đã mang lại cho Thái Bình 12.855 nghìn USD. Tuy nhiên, do năng lực quản lý, kinh doanh hạn chế nên các sản phẩm thường bị chèn ép về giá, bị các tư thương chiếm dụng vốn nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, người lao động không yên tâm nên chưa mạnh dạn đầu tư lớn cho sản xuất.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc địa phƣơng đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013
3.2.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc địa phƣơng đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2013
3.2.1.1. Ngành nông nghiệp
- Ngành trồng trọt
Với đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên, đến nay Thái Bình vẫn được nhận định là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp thuần nông, mà sản xuất trồng trọt là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thái Bình (trên 50%). Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần theo các năm và thay vào đó là tỷ trọng tăng của lĩnh vực chăn nuôi. Theo Bảng 3.1, nếu năm 2010, tỷ trọng của ngành trồng trọt chiếm 58,97% thì đến năm 2011 giảm xuống còn 50,78%, năm 2012 giảm xuống 50,59% và đến năm 2013 chỉ còn 50,31%.
Bảng 3.1. Giá trị sản suất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 - 2013
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác Triệu đồng
2010 17 951 512 10 585 791 6 620 791 744 930
2012 23 330 443 11 802 109 10 187 492 1 340 842 2013 22 848 562 11 495 564 9 795 460 1 557 538 Cơ cấu (%) 2010 100,00 58,97 36,88 4,15 2011 100,00 50,78 45,20 4,02 2012 100,00 50,59 43,66 5,75