Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 121 - 123)

Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài

4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước địa

4.3.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ

nông thôn trong bước chuyển sang thị trường còn không ít bỡ ngỡ, yếu kém…

Để giải quyết những tồn tại và yếu kém trên, cần thực hiện giải pháp khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp và kinh tế- xã hội nông thôn trên địa bàn tỉnh trong những năm tới: ngoài việc nâng vốn đầu tư cho khoa học, công nghệ lên đạt mức trung bình so với cả nước, cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Rà soát, sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học như trạm, trại phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn sao cho có đủ khả năng và điều kiện giải quyết những vấn đề thực tiễn do sản xuất nông nghiệp đặt ra, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu giống và cây con.

Tăng mức đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất. Ngoài vốn ngân sách, cần động viên khai thác sự đóng góp của các thành phần kinh tế. Khuyến khích cá nhân và tập thể mở rộng, trao đổi hợp tác khoa học và công nghệ với bên ngoài.

Tổ chức đào tạo lại đội ngũ cán bộ nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều hình thức, áp dụng cho từng đối tượng như đào tạo tập trung, tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn… Đồng thời có chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ khoa học kỹ thuật người địa phương đang làm việc ở nơi khác.

Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát triển thị trường công nghệ. Coi sản phẩm nghiên cứu về khoa học và công nghệ là loại hàng hóa đặc biệt; coi trọng nhập khẩu và ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới tạo động lực về lợi ích để thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ gắn bó với sản xuất, kinh doanh hướng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh từng sản phẩm.

4.3.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nghiệp

Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển bền vững, cần tập trung xúc tiến 4 nhóm giải pháp then chốt sau:

Trước hết, cần tiếp tục tham mưu giúp UBND tỉnh hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển toàn diện công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phối hợp với các bộ, ngành, các tập đoàn, tổng công ty của Trung ương trong việc hợp tác đầu tư triển khai các dự án lớn mang tính động lực cho ngành và cả tỉnh. Đặc biệt cần có phương án, kế hoạch cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ 3 dự án công nghiệp trọng điểm của tỉnh gồm: Trung tâm Điện lực Thái Bình (quy mô hơn 300ha, số vốn đầu tư khoảng 2,1 tỷ USD), Dự án đưa khí mỏ từ thềm lục địa vào cung cấp cho KCN Tiền Hải và Dự án Nhà máy sản xuất Amon Nitrat (khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp đủ lượng Amon Nitrat cần thiết cho cả nước, thay thế hoàn toàn việc nhập khẩu như hiện nay). Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến các tập đoàn, tổng công ty đang thực hiện các bước điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển dự án mới, do gặp khó khăn về tài chính. Để các dự án nói trên hoàn thành đúng tiến độ, cần thành lập tổ công tác "bao gồm chuẩn bị các nguồn lực cả về con người, tài chính, thời gian và phương tiện" nhằm tập trung nghiên cứu, nắm bắt kịp thời mọi thông tin về chủ trương, dự định, kế hoạch của các tập đoàn, tổng công ty đang thực hiện ba dự án trên tại tỉnh. Từ đó xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp ứng phó kịp thời trong việc tiếp cận và tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương và các tập đoàn, tổng công ty để họ có chính sách ưu tiên bố trí vốn thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh ta.

Thứ hai là, tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đi liền với đó là giải pháp cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới. Thực hiện tốt quy trình quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ; mạnh dạn đưa ra khỏi quy hoạch và đưa ra khỏi ngành những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ các doanh

nghiệp tiếp cận và khai thác sử dụng công nghệ thông tin để phát triển ứng dụng thương mại điện tử.

Thứ ba là, tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại nhằm giải quyết khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động xúc tiến phải khắc phục tình trạng dàn trải. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Về sản phẩm, cần chú trọng vào 2 nhóm sản phẩm mũi nhọn mà tỉnh có tiềm năng, thế mạnh và triển vọng phát triển bền vững, lâu dài, đó là thủy hải sản và sản phẩm vật liệu xây dựng. Về thị trường, cần chú trọng mở rộng các thị trường phi truyền thống, ví như thị trường Lào, Myanma vốn có quan hệ chính trị rất tốt đẹp với nước ta, lại gần gũi về địa lý và yêu cầu của người tiêu dùng không quá khó tính nên phù hợp với các sản phẩm thủy hải sản và vật liệu xây dựng do các doanh nghiệp tỉnh ta sản xuất.

Thứ tư là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lí thị trường bảo đảm đấu tranh có hiệu quả với hoạt động sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng và hoạt động gian lận thương mại bằng cách: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mỗi người dân đều hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia vào thị trường; đổi mới cơ chế phối hợp liên ngành trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm; bố trí đủ nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện chuyên ngành nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm; không ngừng nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ của lực lượng quản lý thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)