Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
3.3. Đánh giá chung phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Diễn biến thời tiết bất thường cùng với sự xuất hiện các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là các dịch bệnh lạ mới xuất hiện đã ảnh hưởng tới kết quả sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp trong những năm qua.
Bình quân ruộng đất thấp, diện tích đất canh tác hàng năm bị thu hẹp lại do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm giảm giá trị sản xuất chung của toàn ngành.
Nguồn lực cho nông nghiệp còn đang gặp rất nhiều khó khăn, lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe đi làm ăn ở ngoài tỉnh, các thành phố gây thiếu lao động lúc thời vụ. Đầu tư cho nông nghiệp thấp và chưa đồng bộ, chưa đủ tầm để tổ chức sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa.
3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Công tác quy hoạch tổng thể nông nghiệp, thủy sản đã hoàn thành xong nhưng quy hoạch chi tiết ở từng địa phương, cơ sở chưa hoàn thành nên việc thực
hiện quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa chủ động trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản đáp ứng cho yêu cầu sản xuất.
Ở nhiều địa phương, công tác chỉ đạo, điều hành còn thiếu kiên quyết, chưa sát sao cụ thể nhất là cấp cơ sở.
Thái Bình là tỉnh đông dân, tiềm lực vốn, công nghệ và kết cấu hạ tầng sản xuất còn nhiều khó khăn trong khi yêu cầu phát triển nông thôn lại đòi hỏi cao đang là thách thức lớn đối với toàn ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch được giao.
Nguyên nhân nông thôn Thái Bình phát triển chậm lại là sự manh mún. Trước tiên manh mún về đất sản xuất và sự manh mún ở từng địa phương có khác nhau. Đất manh mún nên đầu tư vào nông nghiệp gặp rất nhiều trở ngại và luôn thấp. Một hộ có bình quân 0,57ha đất, hàng năm đầu tư chủ yếu vào thủy lợi. Đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp cũng không tương xứng và ngày càng giảm, trong lúc giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm gần 21% GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp càng thấp hơn nữa, xấp xỉ 0,6% tổng vốn FDI ở năm 2009. Ngoài ra, còn có sự manh mún từ quy hoạch, từ chủ trương đầu tư đã chia cắt chuỗi giá trị ngành hàng vụn ra theo địa phương. Vì thế sản xuất nông nghiệp không phát huy được “lợi thế dùng chung” nên giá thành luôn bị đẩy lên cao. Một nguyên nhân đặc biệt nữa là do chênh lệch thu nhập giữa nông dân và thành thị ngày càng cao, với chỉ số Gini khoảng 0,43; Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và hội nhập kinh tế quốc tế, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất; Họ đang đứng ngoài quá trình đó nên ít được hưởng lợi; Nông dân bị mất đất do phát triển công nghiệp, du lịch và đô thị mà không kiếm được kế sinh nhai mới; Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng với sự xuất hiện nhiều làng ung thư, các con sông chết, các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, tệ nạn xã hội nông thôn ngày càng gia tăng…
CHƢƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN