Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
3.3. Đánh giá chung phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại
- Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng. Sản xuất nông nghiệp của Tỉnh cơ bản vẫn là nền sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, nhỏ lẻ phân tán, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giá thành còn cao, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn, giá cả - thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản bấp bênh và không ổn định. Năng suất lao động trong nông nghiệp thấp, lao động nông nghiệp, nông thôn thiếu việc làm, đời sống của đại bộ phận nông dân còn gặp nhiều khó khăn, nông dân thiếu vốn, thiếu lao động đầu tư phát triển sản xuất.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp (thuỷ lợi, giao thông nội đồng, hệ thống trạm trại…) của Tỉnh còn nhiều thấp kém; Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn thấp, công tác chế biến – tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp nông thôn, tình hình dịch bệnh cây trồng vật nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, cộng với sự cạnh tranh của các sản phẩm nông sản ngoại nhập, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của Tỉnh trong những năm qua.
- Nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa đang gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất lúa ở Thái Bình vì hậu quả mà nó mang lại là rất nặng nề. Không chỉ ngành trồng trọt mà ngành chăn nuôi cũng gặp không ít các khó khăn như bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm liên tục bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi, chính vì vậy mà nông nghiệp nông thôn Thái Bình luôn đứng trước những thách thức vô cùng lớn.
- Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp hiện nay cũng rất đáng báo động đẫn đến nguy cơ đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu. Trong khi đó, các công ty trong lĩnh vực chế phẩm sinh học của tỉnh lại rất yếu, nhiều sản phẩm nhập từ nước ngoài về đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng trên thế giới, chính vì vậy mà gây khó khăn thêm cho phát triển nông nghiệp.
- Không những vậy diện tích đất canh tác nông nghiệp mỗi năm mỗi giảm, trong khi đó năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nông thôn tuy có thay đổi nhưng chưa đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người của tỉnh khá thấp chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới. Bên cạnh đó thì các nguồn lực về sinh học đa dạng, phong phú chưa được khai thác.
- Nhận thức của nhiều người về vai trò của nông nghiệp hiện nay vẫn chưa tương xứng với sự đóng góp quan trọng của lĩnh vực này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dường như công nghiệp và dịch vụ chưa coi trọng thị trường nông nghiệp nói chung.
- Sản xuất nông nghiệp ở một số vùng của tỉnh còn mang nặng tính tự phát của người dân, trong khi sự định hướng, hỗ trợ, tư vấn rõ ràng của nhà nước, chính quyền địa phương còn thiếu. Đó thật sự là lo ngại khi để “người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình”. Thói quen “phường hội”, nặng về lợi trước mắt dẫn đến chỗ người dân phá lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản tràn lan.
- Đời sống của người nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nghèo. Chúng ta đã đạt được nhiều thành quả về xuất khẩu lúa gạo và các nông sản phẩm khác nhưng nông dân vẫn là những người nghèo về vật chất và tinh thần. Mặc dù sản lượng lương thực mỗi năm tăng nhưng thu nhập của nông dân thì vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu.
- Nguồn lao động nông nghiệp tuy dồi dào nhưng lao động qua đào tạo chỉ chiếm 24%, ở nông thôn nơi trực tiếp sản xuất chỉ có 13%. Trình độ canh tác của đại bộ phận người dân tham gia sản xuất nông nghiệp còn thấp và chưa đáp ứng được với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.