Đơn vị: đồng
Năm 2013 2014 2015
Dự toán thu Số thu Tăng so Số thu Tăng so
với 2013 với 2014
(%) (%)
Thu phát hành 10.552.803.498 11.739.070.248 11,24% 12.441.747.921 5,99% Thu quảng cáo, tuyên 12.286.666.982 14.207.978.167 15,64% 16.397.608.742 15,41%
truyền, thu báo điện tử, thu khác
Thu thực hiện chương 11.451.000.000 11.451.000.000 0% 11.451.000.000 0% trình mục tiêu
Nguồn: Phương án tự chủ của Báo Gia đình và xã hội giai đoạn 2013-2015
Biểu đồ 2.1. Kế hoạch số thu sự nghiệp giai đoạn 2013-2015
Nguồn: Phương án tự chủ tài chính của Báo Gia đình và xã hội giai đoạn 2013-2015.
Biểu đồ trên cho thấy dự toán kế hoạch số thu chương trình mục tiêu không thay đổi qua các năm do số lượng và đơn giá không thay đổi. Kế hoạch thu quảng cáo, tuyên truyền, thu báo điện tử chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nguồn thu, sau
đó là nguồn thu phát hành. Hai nguồn thu này được dự kiến theo kế hoạch tăng trưởng qua các năm.
b) Thực hiện dự toán thu chi sự nghiệp:
* Tổ chức chấp hành dự toán thu: Nguồn thu của Báo Gia đình và xã hội bao gồm:
- Nguồn vốn của Ngân sách nhà nước cấp hàng năm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Báo bao gồm:
+ Số thực thu từ phát hành của Báo: Là tổng doanh thu về phát hành trong năm tài chính của Báo, bao gồm cả số thu phát hành do các đơn vị đã ứng trước trong năm tài chính (-) đi số thu phát hành do các đơn vị ứng trước cho kế hoạch năm sau.
Tổng số thu phát hành = Số lượng báo thực tế bán x Đơn giá (Lãnh đạo báo quyết định cho từng giai đoạn dựa trên đề xuất của các phòng ban chuyên môn) + Thu từ hoạt động tuyên truyền, quảng cáo: Là các khoản thu từ giá trị các Hợp đồng tuyên truyền, quảng cáo đã được thực hiện trong năm báo cáo, giữa Báo và các cá nhân, đơn vị đối tác.
+ Thu từ hoạt động kinh doanh – dịch vụ: là các khoản thu từ giá trị các Hợp đồng liên kết, kinh doanh – dịch vụ đã được thực hiện trong năm báo cáo, giữa báo và các cá nhân, đơn vị đối tác
+ Lãi từ liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng và các hoạt động dịch vụ. + Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị hoặc nguồn vốn liên doanh, liên kêt của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
+ Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật. + Nguồn thu do Ngân sách nhà nước hoặc các cơ quan, đơn vị đặt các chuyên trang, chuyên đề tuyên truyền sâu, đậm về công tác Dân số, y tế và các lĩnh vực khác.
+ Thu từ trích khấu hao TSCĐ và tiền thu từ thanh lý TSCĐ: Đối với tài sản thuộc nguồn vốn NSNN được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Đối với tài sản thuộc vốn vay đã trả nợ vay, phần chênh lệch còn lại bổ sung quỹ hoạt động sự nghiệp + Nguồn thu từ các hoạt động thực hiện nhiệm vụ khác…
Nguồn thu sự nghiệp của Báo Gia đình và xã hội từ khi thực hiện cơ chế tự chủ rất đa dạng, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển hoạt động sự nghiệp.
* Tổ chức chấp hành dự toán chi:
- Chi thường xuyên: (1) Chi cho người lao động bao gồm: (i) tiền lương, phụ cấp chức vụ, nghề nghiệp, phụ cấp lương, (ii) các khoản trích nộp theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn); (iii) Chi trả thu nhập tăng thêm cho
người lao động. Tổng biên tập căn cứ tình hình kinh doanh trong năm, cuối năm, đơn vị tính bổ sung thu nhập cho người lao động trên cơ sở hệ số phụ cấp và định mức tối thiểu tin bài của phóng viên hàng tháng; (iv) chi cho cán bộ, công nhân viên chức nhân các ngày lễ lớn; (v) chi các khoản phục vụ hoạt động khác… (2) Chi quản lý hành chính bao gồm các khoản dịch vụ công cộng (điện, nước, vệ sinh môi trường…), vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội thảo hội nghị, sửa chữa thường xuyên tài sản, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ và các khoản chi khác… (3) Chi hoạt động nghiệp vụ xuất bản bao gồm: Chi phí in ấn, chế bản, mua tin, bài, nghiệp vụ chuyên môn, chi nhuận bút, thù lao hội đồng biên tập, chi phát hành, thù lao cộng tác viên phát hành, phụ cấp xuất bản, biên phiên dịch, phần trăm hao hụt cho đại lý và các trường hợp khác…(4) Chi tuyên truyền quảng cáo bao gồm chi hoa hồng, khuyến mại, chiết khấu, thù lao quản lý dự án tuyên truyền quảng cáo; (5) Trích nộp thuế và các nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước theo quy định.
Hiện nay, cán bộ công nhân viên chức, người lao động làm việc tại Báo Gia đình và xã hội được chia thành 3 nhóm với 3 chế độ chi trả tiền lương khách nhau, cụ thể:
(1) Công chức viên chức: Thực hiện chế độ hợp đồng làm việc theo Luật viên chức 2010, Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Thông tư 15/2012/TT-BNV
Chế độ tiền lương được thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21/7/2016 sửa đổi bổ sung một số điều nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Thông tư 15/2012/TT-BNV.
Theo đó, từ tháng 9 năm 2016 sửa đổi bổ sung một số điểm trong chế độ tiền lương đối với người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm và nâng lương; Nghị định của bổ sung và ghi chú đối tượng áp dụng Bảng 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đói với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đối với giảng viên cao cấp được bổ nhiệm là giáo sư; Bên cạnh đó, Nghị định 117 sửa đổi hệ số phụ cấp chức vụ lành đạo như sau: Đối với lãnh đạo trong cục thuộc Bộ: Cục trưởng thuộc Bộ (1.0); Phó Cục trưởng thuộc Bộ (0.8); Trưởng phòng (ban) và tổ chức tương đương (0.6); Phó trưởng phòng (ban) và tổ chức tương đương (0.4), đối với lãnh đạo trong tổ chức sự nghiệp thuộc Cục thuộc Bộ: Giám đốc (0.6); Phó Giám đốc (0.4); Trưởng phòng (0.3); Phó phòng (0.2).
Trường hợp đang hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo có chênh lệch cao hơn giữa hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng so với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định nêu trên thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đã được hưởng cho đến hết thời gian giữ chức vụ đã được bổ nhiệm. Trường hợp giữ chức vụ theo thời gian được bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì được hưởng bảo lưu phụ cấp chức vụ đã được hưởng đủ 6 tháng.
(2) Hợp đồng làm việc theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP bao gồm các đối tượng như lái xe, bảo vệ, tạp vụ…
Chế độ tiền lương áp dụng cho các đối tượng này được thực hiện theo quy định tại khoản 4 mục II Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP quy định:
“4. Trường hợp ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với cá nhân trực tiếp làm công việc nêu tại Điều 1 của Nghị định 68 thì ngoài những quy định được ghi trong mẫu hợp đồng được ban hành kèm theo Quyết định số 207/LĐTBXH ngày 02/4/1993 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, cá nhân trực tiếp làm hợp đồng được hưởng chế độ chính sách như cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:
4.1 Được áp dụng bảng lương hành chính quy định tại Nghị định số 25/NĐ- CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 để xếp lương theo ngạch và để làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;
4.2. Được nâng bậc lương theo thâm niên quy định;
4.3. Được điều chỉnh mức lương khi chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải cách chính sách tiền lương;
4.4. Được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan 4.5 Được hưởng các chính sách về Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội;
4.6 Nếu được cơ quan cử đi nước ngoài thì được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức…”
Như vậy, các đối tượng được ký hợp đồng được ký đúng với đối tượng áp dụng của Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì mức lương sẽ được áp dụng bảng lương hành chính để xếp lương theo quy định trên. Và mức lương được đóng BHXH sẽ dựa trên bảng lương đó.
(3) Hợp đồng lao động theo Luật lao động – Bộ luật lao động năm 2012, Nghị định 44/2013/NĐ-CP, Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH.
Chế độ chi trả lương được thực hiện theo Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể:
(i) Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thoả thuận.
(ii) Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
(iii) Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, Báo Gia đình và xã hội vẫn thực hiện trả tiền lương cho người lao động theo hệ số lương của cán bộ công chức, viên chức. Việc trả lương như vậy không thu hút được người lao động có năng lực và trình độ cao. Hiện nay theo quy định tại Nghị định 16, đơn vị sự nghiệp tự chủ loại 1 phải thành lập hội đồng quản lý và hoạt động theo mô hình hội đồng quản lý, các đơn vị sự nghiệp loại 2, 3, 4 có thể hoạt động theo mô hình này. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp đảm bảo chi thường xuyên thì việc trả lương cho cán bộ từ nguồn ngân sách nhà nước là không cần thiết, không có nguồn này đơn vị vẫn hoạt động tốt. Hiện nay, các quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị loại 1, loại 2 đòi hỏi sự “cởi chói” về tổ chức bộ máy nhân sự, thoát dần cơ chế viên chức theo Luật viên chức đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thương xuyên và chi đầu tư, tiến tới đối với cả đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên. Theo quy định hiện hành các đơn vị sự nghiệp loại 1, 2 xây dựng và phê duyệt đề án vị trí việc làm, quyết định danh mục vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Giao quyền tự chủ nhiều hơn cho đơn vị sự nghiệp đồng nghĩa với việc cần có cơ chế giám sát tài chính chặt chẽ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế.
- Chi không thường xuyên bao gồm các khoản chi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Chi thuê mướn các dịch vụ tư vấn pháp lý và các dịch vụ khác phục vụ việc ký kết hợp đồng kinh tế và các hoạt động khác; Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Chi thực hiện các nghiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, khảo sát, quy hoạch, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định; Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Chi mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chi trả các hoạt động liên
doanh, liên kết; Chi trả vốn và lãi vay cho các tổ chức tín dụng, cá nhân cho vay; Các khoản chi khác theo quy định.
- Trích lập các quỹ theo quy định bao gồm: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Quỹ khen thưởng; Quỹ phúc lợi; Quỹ thu nhập tăng thêm và dự phòng ổn định thu nhập.
Mức chi cụ thể được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đảm bảo đúng các quy định về tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.