Khái quát về Báo Gia đình và Xã hội, Bộ Y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 45 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về Báo Gia đình và Xã hội, Bộ Y tế

Báo Gia đình và xã hội được thành lập theo quyết định số 18/2008/QĐ-TTg ngày 29/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế.

2.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ

- Báo Gia đình và xã hội là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chức năng báo chí về dân số-kế hoạch hóa gia đình, Báo hoạt động theo quy định của Luật Báo chí và tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép hoạt động của Báo và quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình - Báo gia đình và xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự đảm bảo toàn bộ chi phí thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng.

- Báo Gia đình và xã hội có trụ sở chính đóng tại Hà Nội

- Nhiệm vụ chính của Báo Gia đình và xã hội là: Tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình; phản ánh tình hình dân số, mối quan hệ của đời sống gia đình và việc bảo vệ, chăm sóc; giáo dục trẻ em, liên quan đến sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của đất nước; phổ biến kinh nghiệm, nêu gương người tốt, việc tốt, cung cấp thông tin và tư vấn về các lĩnh vực dân số- kế hoạch hóa gia đình.

- Báo Gia đình và xã hội có trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật được giao, có kế hoạch bảo dưỡng và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về người và tài sản nhà

nước. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ với đất nước.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự và chế độ làm việc của Báo Gia đình và xã hội

a) Cơ cấu tổ chức của Báo hiện nay

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Báo Gia đình và xã hội

- Ban biên tập gồm: Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ, trước pháp luật về quản lý, tổ chức hoạt động của Báo Gia đình và xã hội theo đúng tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép xuất bản của Báo và quy định của Tổng cục Dân số-KHHGĐ

- Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập có chức năng điều hành, kiểm tra, giám sát và đôn đốc công việc của các bộ phận chuyên môn theo nhiệm vụ được phân công.

- Phòng chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: Phòng thư ký- biên tập; Phòng pháp luật- văn hóa; Phòng Đời sống – xã hội; Phòng Dân số và Y tế; Phòng Gia

đình; Phòng Biên tập Báo điện tử Giadinh.net.vn; Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng Trị sự; Văn phòng đại diện tại miền Nam; Văn phòng Quảng Ninh; Văn phòng Thanh Hóa; Các phóng viên thường trú miền Trung.

Hiện nay, Báo Gia đình và xã hội có 78 nhân sự, trong đó có 11 cán bộ, viên chức trong biên chế nhà nước, hợp đồng không xác định hời hạn là 57 người, hợp đồng có thời hạn là 02 người và hợp đồng vụ việc là 08 người.

b) Cơ chế làm việc:

Từ năm 2007-2014, đơn vị được phê duyệt chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, và Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Năm 2015, đơn vị xây dựng phương án tự chủ theo Nghị sịnh số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015.

c) Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan pháp luật. Các Phó tổng biên tập tùy theo phân công và ủy quyền. Phòng Kế toán- Tài vụ được giao nhiệm vụ quản lý tài chính tại đơn vị

Phòng Kế toán- Tài vụ bao gồm: 01 trưởng phòng (kế toán trưởng), Phó trưởng phòng, kế toán viên và thủ quỹ. Có trình độ từ Trung cấp đến Thạc sỹ Kế toán – tài chính.

2.1.3. Hoạt động inh doanh và sản phẩm Báo Gia đình và xã hội

Hoạt động kinh doanh của báo Gia đình và xã hội bao gồm một số lĩnh vực sau: Hoạt động quảng cáo (gồm quảng cáo trên báo giấy và quảng cáo trên báo mạng), Hoạt động phát hành báo, Hoạt động tổ chức sự kiện, cụ thể:

a) Về hoạt động phát hành báo

Báo Gia đình và xã hội ban đầu được thành lập trực thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình & Trẻ em và được nhận những chính sách hỗ trợ nhất định như hỗ trợ chi phí hoạt động, mua báo…

Giai đoạn từ năm 2008-này, Báo Gia đình và xã hội trực thuộc Tổng cục Dân số-Kế hoạch hoá gia đình đã hoàn toàn tự hoạt động theo khả năng của mình và không còn nhận được sự hỗ trợ như trước nữa. Báo gia đình và xã hội xuất bản định kỳ 3 số báo chính 1 tuần, ngoài ra còn 1 số cuối năm, mốt số cuối tháng và 2 chuyên san đặc biệt. Hoạt động phát hành báo này đem lại một nguồn thu sự nghiệp đáng kể cho tòa soạn. Ngoài ra báo cũng có làm 2 ấn phẩm theo đơn đặt hàng của Nhà nước là tờ biển đảo và chuyên đề cho vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục. Những tờ này được phát miễn phí cho bạn đọc, chi phí để sản xuất và phát hành 2 tờ này là do Nhà nước chi trả.

b)Về hoạt động quảng cáo

Phòng quảng cáo của báo có từ 5 đến 6 nhân sự, ngoài ra có một số người là cộng tác, không hưởng lương cố định mà chủ yếu là ăn phần trăm hoa hồng trên các hợp đồng quảng cáo đưa về cho tòa soạn.

Công việc của những người làm quảng cáo trong tòa soạn là đi tìm kiếm khách hàng.Họ sẽ thực hiện việc chào mời, giới thiệu báo tới những khách hàng tiềm năng.Những người quảng cáo cần nắm rõ về lượng riara của báo chính và các ấn phẩm khác, nội dung chủ yếu mà báo hướng tới, thành phần độc giả để từ đó tìm kiếm những khách hàng có sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với đối tượng độc giả của báo, các ấn phẩm. Đặc biệt cần có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ. - Quảng cáo trên báo giấy

Gia đình và xã hội tập trung vào các loại sản phẩm phục vụ gia đình, các sản phẩm thuốc, các sản phẩm dành cho phụ nữ, trẻ em… Các quảng cáo trên báo có thể do doanh nghiệp tự tìm đến yêu cầu đăng hoặc do phòng quảng cáo của báo khai thác tìm đối tác. Vào thời kỳ đầu mới đăng quảng cáo, thu nhập từ mảng này chỉ khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng/năm, nhưng đến năm ngoái 2011 thì đã vào khoảng 300 triệu đồng. Trên các tờ báo sẽ có những mục riêng chuyên đề quảng cáo và là phần để kinh doanh, còn lại báo rất ít và gần như là không viết các bài báo nhằm mục đích PR. Do thông tư mới ban hành về việc quảng cáo trên báo, các quy định đưa ra rất nghiêm ngặt về việc cấm các bài quảng cáo trá hình bài báo nên báo Gia đình và xã hội cũng hết sức cẩn trọng và kiểm duyệt các bài báo 1 cách nghiêm ngặt. Với các quảng cáo trên báo giấy, việc mời quảng cáo cũng là một vấn đề không đơn giản, bởi Gia đình và xã hội không hẳn là một tờ báo của Đảng, hay chuyên về hoạt động kinh doanh, khách hàng sẽ rất đắn đo trong việc lựa chọn quảng cáo trên báo. Họ (khách hàng) sẽ theo dõi lượng tiara của báo chính hoặc các ấn phẩm… sau đó mới quyết định có đặt quảng cáo hay không.

- Quảng cáo trên báo mạng: Mặc dù báo Gia đình và xã hội có hoạt động trên cả báo mạng và báo giấy nhưng doanh thu quảng cáo trên báo giấy vẫn nhiều hơn

trên báo mạng. Tuy nhiên quảng cáo trên báo mạng có xu hướng tăng lên. Điểm khác biệt là việc quảng cáo trên báo mạng được môi giới thực hiện bởi một công ty khác. Có nghĩa là toàn bộ “đất” để quảng cáo trên báo mạng được bán lại cho công ty Admicro khai thác. Báo Gia đình và xã hội không phải là nơi trực tiếp nhận và chào mời các khách hàng đặt hàng quảng cáo trên báo mạng. Công ty Admicro sẽ trả cho báo một khoản tiền nhất định và sau đó cung cấp các dịch vụ quảng cáo trên báo trang báo mạng của báo và thu lợi. Công ty này như một người trung gian thuê đất quảng cáo của báo và sau đó cho thuê lại với giá cao hơn và hưởng chênh lệch. Về báo gia đình và xã hội vẫn thu được một khoản lợi thường xuyên và không mất tiền thuê nhân viên, quản lý, mời gọi khách hàng,…

c) Hoạt động tổ chức sự kiện

Về hoạt động này, tòa soạn thành lập một công ty truyền thông riêng phụ trách. Công ty sẽ phụ trách tổ chức các sự kiện dưới danh nghĩa của Báo gia đình và xã hội dưới sự tài trợ của các doanh nghiệp. Các sự kiện này phần lớn là những sự kiện từ thiện, hội thảo quảng bá sản phẩm. Những doanh nghiệp muốn tổ chức các sự kiện để quảng bá thương hiệu thường tìm đến những cơ quan truyền thông có uy tín để sự kiện tổ chức có tiếng vang và uy tín hơn. Báo gia đình và xã hội chính là một trong số các lựa chọn như vậy. Báo sẽ đứng ra tổ chức, bảo trợ thông tin cho một chương trình nào đó, dưới sự tài trợ của một hoặc nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngược lại sẽ nhận được các quyền lợi khi là nhà tài trợ: Tên doanh nghiệp xuất hiện trên các bài báo, trước trong và cả sau quá trình tổ chức sự kiện. Nhờ vậy mà thương hiệu của doanh nghiệp được xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và hình ảnh cảu doanh nghiệp được xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông và hình ảnh về họ trở nên gần gũi hơn trong mắt công chúng. Đây là một lĩnh vực kinh doanh mới của báo, hứa hẹn sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)