Định hƣớng phát triển tài chính sự nghiệp báo chí, tuyên truyền tại Báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Định hƣớng phát triển tài chính sự nghiệp báo chí, tuyên truyền tại Báo

3.1 Định hƣớng phát triển tài chính sự nghiệp báo chí, tuyên truyền tại Báo Gia đình và xã hội. Báo Gia đình và xã hội.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Ngành Y tế, cùng với chặng đường phát triển của Ngành y tế, báo chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe chính là một trong những chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Các quan điểm chỉ đạo phát triển thông tin truyền thông được đặt cơ sở trên sự phân tích các mối quan hệ giữa thông tin truyền thông với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông có sự phối hợp chặt ché, tạo khung pháp lý để các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ có liên quan. Trên cơ sở đó đẩy mạnh cung cấp thông tin liên quan đến ngành y tế để định hướng kịp thời, tăng thời lượng, tăng chất lượng nội dung tuyên truyền, giúp nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống có kiến thức cơ bản về phòng chống dịch, bệnh.

Y tế là lĩnh vực lớn, liên quan đến sinh mệnh con người, đòi hỏi đội ngũ phóng viên, cơ quan truyền thông phải có am hiểu và có kỹ năng thông tin phù hợp, phải có đạo đức và có khả năng đánh giá tác động thông tin, tránh gây hiểu lầm, tạo dư luận không tốt, thậm chí gây kích động.

Thông tin truyền thông là chiến lược hàng đầu khẳng định trong chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày thầy thuốc Việt Nam (2001/CT-BYT ngày 05/02/2001) có nêu rõ “Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và

bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Trong bối cảnh bệnh viện quá tải trầm trọng, thái độ giao tiếp của cán bộ làm cho người dân khó chấp nhận, dịch bệnh, sự cố y khoa dồn dập xảy ra, vai trò của thông tin truyền thông ngày càng quan trọng. Tính chất của ngành y là một ngành nhạy cảm, động chạm trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, luôn có những sự cố rình rập, vì vậycông tác thông tin, truyền thông luôn xác định phải đi trước một bước.

Cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp báo chí ngành y tế được thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/05/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 85 quy định cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp ngành y tế. Thông tin truyền thông là lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó cơ quan báo chí có nhiều đặc thù so với các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế khác, đó là thực hiện nhiệm vụ thông tin truyền thông, phục vụ mục đích chính trị, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thực tế hiện nay, các cơ quan báo chí ngành y tế hoạt động chủ yếu theo ba loại hình, một số cơ quan báo chí ngành y tế được NSNN bao cấp về trụ sở, phương tiện làm việc và toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, một số khác được bao cấp một phần về trụ sở, phương tiện làm việc khi thành lập, hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi. Còn lại tự chủ hoàn toàn về tài chính, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Trên thực tiễn đó, cần phân loại các cơ quan báo chí và quy định mô hình hoạt động của các cơ quan này cho phù hợp với thực tiễn, là cơ sở để quy hoạch và có cơ chế tài chính tương ứng với từng loại mô hình phù hợp. Đối với các cơ quan báo chí ngành y tế, bên cạnh nguồn thu của báo chí, thực tế ngân sách đang hỗ trợ cho báo chí, ngân sách nhà nước cấp cho các cơ quan báo chí để thực hiện các nhiệm vụ được giao, theo cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ.

Báo Gia đình và xã hội là một trong những đơn vị sự nghiệp báo chí ngành y tế, là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, thực hiện chức năng tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. Công tác thông tin truyền thông trong thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được khẳng định trong Kết luận

số 119-KL/TW ngày 04/01/2016 nêu rõ “Đẩy mạnh công tác truyền thông, giao dục vận động về dân số và phát triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng dân số và phát triển, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa vùng, miền. Tăng cường giáo dục kiến thức và kỹ năng sống cho thanh niên, vị thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, hôn nhân và gia đình bằng hình thức phù hợp” được Ban lãnh đạo và Công nhân viên chức thuộc Báo gia đình và xã hội quán triệt trong nhận thức và hoạt động. Báo Gia đình và xã hội được thành lập thuộc Ủy ban Quốc gia Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình; sau đó là Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em. Bây giờ thuộc Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình – Bộ Y tế. Khi mới thành lập, Báo Gia đình và xã hội được bao cấp về trụ sở, phương tiện làm việc và toàn bộ kinh phí hoạt động. Đến năm 2007, Báo Gia đình và xã hội thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43 tự đảm bảo toàn bộ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị. Bên cạnh nguồn thu sự nghiệp từ các hoạt động xuất bản báo chí phục vụ nhân dân qua hình thức báo in, báo điện tử, thu từ các hoạt động quảng cáo thương mại và thu sự nghiệp khác, Báo Gia đình và xã hội hiện nay đang thực hiện tổ chức xuất bản 02 chuyên đề “Dân số- Kế hoạch hóa gia đình” và Bản tin “Dân số biển đảo” theo nhiệm vụ được giao, nguồn từ chương trình mục tiêu quốc gia Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, góp phần truyền tải thông tin về lĩnh vực y tế, dân số đến vùng sâu, vùng xa đến tay các đối tượng chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình hình thành và phát triển, Báo Gia đình và xã hội chú trọng vào 3 điều kiện quan trọng, thứ nhất đó là vấn đề nhân lực, thứ hai là vấn đề chiến lược phát triển và thứ 3 là sự quan tâm của cơ quan chủ quản. Ba vấn đề này, Báo gia đình và xã hội đều có những tiêu chí và định hướng rất cụ thể. Về tuyển dụng đội ngũ nhân lực, tờ báo có sự khác biệt so với những đơn vị khác. Tổng biên tập Báo Gia đình và xã hội thực hiện quy tắc tuyển người thận trọng, tức là tuyển người từ dưới lên chứ không phải áp từ trên xuống. Ngoài các đợt thi tuyển chặt chẽ, khách quan, các trường hợp tuyển dụng khác, trưởng phòng sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra đầu vào, thử việc phóng viên, sau đó Phó tổng biên tập chịu

trách nhiệm kiểm tra, rà soát nhân lực báo cáo với tổng biên tập… Trưởng phòng có một đặc quyền đó là quyền trả người cho Tổng biên tập, nếu phóng viên không hoàn thành nhiệm vụ…Hoặc trên cơ sở đó, nếu ai sau 3 tháng không hoàn thành nhiệm vụ thì tự động rút ra khỏi cơ quan.Báo Gia đình và Xã hội dành cho đối tượng gia đình, các bậc cha mẹ là chính. Đề cập những vấn đề xã hội dưới giác độ gia đình phải có tiêu chí thời sự, thiết thực và hấp dẫn. Thông tin cập nhật, hữu ích, cần thiết, bổ sung kĩ năng sống, giá trị thẩm mỹ, giáo dục, nhân văn cộng với cách viết, cách trình bày thu hút…chính là chìa khóa kéo độc giả tới từng bài báo. Báo Gia đình và xã hội không quá chạy theo thời sự mà đặc biệt quan tâm đến những vấn đề “đằng sau tin” – tức là khai thác sâu về một vụ việc, một sự kiện để bạn đọc có được những cái nhìn chiều sâu, khai thác triệt để những vấn đề mà bạn đọc quan tâm. Có thể nói rằng, độc giả bao giờ cũng đòi hỏ thông tin mới nhất, càng li kì càng lạ, càng tò mò, càng thích thú. Đó là tâm lý chung. Nhưng để đáp ứng điều đó chúng ta buộc phải tìm kiếm một hướng đi phù hợp nhất. Những vấn đề sau tin, những góc cạnh nho có thể nói là một lối đi riêng của chúng tôi. Các báo có thể đều đưa tin nhưng tìm kiếm những thông tin đằng sau đó thì đòi hỏ phải mất nhiều thời gian, công sức cũng như đầu tư công phu hơn trong tác nghiệp của phóng viên. Báo gia đình và xã hội thực hiện kiên định hướng đi đặt tiêu chí Nhân văn lên hàng đầu trong việc khai thác thông tin. Bất cứ sự việc nào cũng không nên giải quyết dưới góc độ chỉ thỏ mãn nhu cầu, thị hiếu tò mò của độc giả mà luôn luôn phải hướng đến tính giáo dục, thức tỉnh lương tâm và hướng thiện. Chúng tôi hướng đến đánh vào lòng trắc ẩn của người đọc và cố gắng không làm đau người khác bằng những con chữ vô tình. Như vậy mới bền vững và giữ được uy tín trong lòng công chúng.

Định hướng trong giai đoạn tới, Báo Gia đình và xã hội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chính trị là đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng dân số và phát triển, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa vùng, miền; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho dân số và phát triển.

Về cơ chế tài chính, kết thúc giai đoạn 2013-2015, Báo Gia đình và xã hội tiếp tục xây dựng và thực hiện phương án tự chủ cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự, tự chủ về tài chính theo quy định đối với đơn vị đảm bảo chi thường xuyên trên nguyên tắc tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về quản lý sử dụng các kết quả tài chính và ngược lại, khuyến khích đơn vị tự chủ phấn đấu tăng nguồn thu để được tự chủ ở mức cao hơn. Đơn vị chi trả tiền lương theo ngạch bậc chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Khi nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự đảm bảo tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị. Đơn vị chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để thực hiện phân chia cho người lao động trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của người lao động. Tuy nhiên, khi phân bổ thu nhập tăng thêm, thì hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị, đảm bảo mức chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ quản lý không quá chênh lệch so với người lao động.

Hàng năm sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp Ngân sách nhà nước theo quy định phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng để trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Đơn vị được trích tối tiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, đơn vị trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương vào quỹ bổ sung thu nhập, trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công trong năm của đơn vị vào quỹ khen thưởng và phúc lợi.

Đơn vị được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc kho bạc nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào quỹ bổ sung thu nhập. Đơn vị được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phải

có phương án tài chính khả thi để hoàn trả vốn vay; chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn.

Trong giai đoạn 2016-2018, Báo Gia đình và xã hội không ngừng nỗ lực kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự, đảm bảo cân đối doanh thu, chi phí để tiếp tục được phân loại đơn vị sự nghiệp tự chủ đảm bảo chi thường xuyên, tạo nền móng phát triển bền vững, phấn đấu trở thành đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, với các mục tiêu định hướng cụ thể:

3.1.1 Mục ti u

Với uy tín và kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Báo chí và truyền thông cùng với triển vọng và đà tăng trưởng của nền kinh tế năm 2016 và các năm tiếp theo, Ban lãnh đạo Báo Gia đình và Xã hội phê duyệt kế hoạch 2016 với sự tăng trưởng ở tất cả các chỉ tiêu, cụ thể: doanh số 26,4 tỷ (tăng 6,67% so với kế hoạch năm 2015), lợi nhuận trước thuế 1.5 tỷ (tăng 34.9% so với năm 2015 ) và tỉ lệ trả thu nhập tăng thêm tối thiểu tăng 9,5% so với các năm trước. Mức đảm bảo chi phí hoạt động năm 2016 của đơn vị đạt 110% tăng 2% so với năm 2015. Báo Gia đình và xã hội phân loại là đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo chi phí hoạt động.

3.1.2 Định hướng hoạt động

- Tiếp tục xuất bản các ấn phẩm có chất lượng theo đơn đặt hàng của nhà nước, đảm bảo thực hiện đúng đường lối chủ trương tuyên truyền về công tác Dân số và Kế hoạch hoá gia đình của Đảng và nhà nước, cung cấp đến đúng đối tượng theo yêu cầu đã được phê duyệt.

- Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng thương mại hoá các xuất bản phẩm báo chí cung cấp cho bạn đọc trong nước và nước ngoài. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, liên danh, liên kết với các công ty truyền thông để mở rộng thị phần, nâng cao tỷ trọng doanh thu

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy nhận sự, chú trọng công tác quản trị trong quản lý tài chính tại đơn vị. Từng bước xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của đơn vị.

- Ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, Báo Gia đình và Xã hội tiếp tục thực hiện Chương trình “Vòng tay nhân ái” trên báo điện tử, tích cực kêu gọi các tổ chức cá nhân đóng góp từ thiện. Chương trình đã trao tiền từ thiện cho các hoàn cảnh khó khăn lên đến hàng tỷ đồng.

- Tiếp cận khai thác có hiệu quả trang thông tin điện tử giadinh.net.vn góp phần hỗ trợ duy trì và phát triển báo in.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Báo Gia đình và xã hội

Quản lý tài chính có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một đơn vị sự nghiệp. Nếu có quản lý tài chính hiệu quả sẽ kích thích hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động tại đơn vị, ngược lại quản lý tài chính lỏng lẻo, không hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)