7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Báo Gia đình & xã hội
2.3.1. Kết quả đạt được
Năm 2013, là năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2013- 2015, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hoá gia đình tiếp tục giao các đơn vị trực thuộc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lý biên chế và tài chính cho thủ trưởng của đơn vị.
2.3.1.1 Tuân thủ cơ chế tự chủ tài chính.
Trên cơ sở chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp theo và các quy định, Báo Gia đình và xã hội đã tổ chức triển khai quán triệt mục tiêu và nội dung của Nghị định 43, thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mới, cập nhật những thay đổi trong cơ chế, tiêu chuẩn định mức. Tổ chức thực hiện công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ khi thực hiện chế độ tự chủ, Báo Gia đình và xã hội đã rà soát lại biên chế, đánh giá lại chất lượng biên chế, sắp xếp, bố trí biên chế đúng người, đúng việc, đúng năng lực. Tất cả cán bộ, công chức viên chức trong đơn vị đều thống nhất cao quan điểm hành chính, thực hiện nghiêm túc nhằm tiết kiệm kinh phí để tăng thu nhập trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ đúng theo quy định hiện hành.
Nhìn chung việc thực hiện chế độ tự chủ tại Báo Gia đình và xã hội dần dần được ổn định, phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và quản lý tài chính tại đơn vị.
Giai đoạn 2013-2015, Báo Gia đình và xã hội chủ động trong thực hiện chức năng nhiệm vụ; tăng cường công tác quản lý trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong các nhiệm vụ mục tiêu quốc gia Dân số- Kế hoạch hoá gia đình; nâng cao trách nhiệm vủa thủ trưởng cơ quann và tăn cường sự giám sát của cán bộ trong việc sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Giai đoạn 2013-2015, Báo Gia đình và xã hội tiếp tục được phân loại đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên.
Ngay khi xây dựng phương án tự chủ giai đoạn 2013-2015, Báo Gia đình và xã hội đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị trước khi ban hành được tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai và có ý kiến thống nhất của tổ chức công đoàn. Nội dung của Quy chế Chi tiêu nội bộ bám sát các hướng dẫn tại Thông tư 71/2006/TT-BTC và Nghị định 43/2006/NĐ-CP; nội dung tập trung vào các khoản chi như sau: Chi lương và các khoản phụ cấp đặc thù cho cán bộ công chức, viên chức; Chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức viên chức; Chi sử dụng dịch vụ công cộng như điện, nước, nhiên liệu, vệ sinh môi trường; văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ văn phòng; trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc; Chi hội thảo, tiếp khách; chế độ sử dụng xe ô tô; Chi nhuận bút; chi phát hành; thù lao cộng tác viên phát hành, các phụ cấp đặc thù ngành báo chí; chế độ công tác phí; trích lập và sử dụng các quỹ…
Trên cơ sở Quy chế chi tiêu nội bộ, Tổng biên tập quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ một cách linh động dựa trên tình hình hoạt động của đơn vị theo quy định của nhà nước tuỳ nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng.
Ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo ngạch bậc do Nhà nước quy định, đơn vị tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên đã có nguồn để tăng thu nhập cho người lao động ở mức độ khác nhau tuỳ theo khả năng thu và tiết kiệm chi của đơn vị, từng bước giải quyết khó khăn cho đời sống người lao động, khuyến khích người lao động gắn bó với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.3.1.2. Thực hiện các chỉ tiêu và sử dụng kết quả tài chính.
- Thực hiện các chỉ tiêu tài chính: Năm 2013 đơn vị được giao chỉ tiêu tự chủ tài chính số thu sự nghiệp là 20.111.000.000 đồng, số thực hiện tại đơn vị đạt 27.425.394.736, vượt mức chỉ tiêu được giao. Năm 2014 thu sự nghiệp đạt
22.762.231.418 đồng. Năm 2015 chỉ tiêu chủ tài chínhvới số thu sự nghiệp được giao là:
20.111.000.000 đồng; Số thực hiện là 21.614.000.000 đồng vượt chỉ tiêu được giao. - Đơn vị chi trả thu nhập tăng thêm bình quân cho người lao động là 50.000đồng/tháng/người. Mức thu nhập tăng thêm cao nhất là 1.650.000 đồng/tháng/người. Mức thu nhập tăng thêm thấp nhất là 320.000đồng/tháng/người.
- Đơn vị thực hiện phân phối kết quả kinh doanh vào các Quỹ theo quy định và sử dụng các Quỹ đúng mục đích.
2.3.1.3. Kết quả tự chủ bộ máy tổ chức, nhân sự
Báo Gia đình và xã hội tiếp tục mở rộng hoạt động và có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An. Số lượng biên chế và người lao động ổn định qua giai đoạn 2013-2015. Đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý tài chính có trình độ, được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại, luôn cập nhật chế độ hiện hành và sử dụng các phần mềm quản lý tài chính, kế toán hiện đại.
Để đạt được các kết quả trên, toàn thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Báo Gia đình và xã hội nghiêm túc thực hiện các quy định quy chế của cơ quan. Thực hiện làm việc đúng giờ, tăng cường kỷ luật lao động và nâng cao năng suất, chất lượng lao động công việc được giao; bám sát các quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ đã được ban hành và thực hiện một cách nghiêm túc theo đúng quy định, tiêu chuẩn, định mức theo quy định hiện hành; cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị đều có ý thức trong việc kiểm soát các khoản chi trong đơn vị, kiên quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; Thực hành tiết kiệm trong mua sắm, sửa chữa trang thiết bị làm việc; Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính; Tăng cường công tác tự kiểm tra nội bộ.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong c ng tác quản lý tài chính tại Báo Gia đình và xã hội.
Báo Gia đình và xã hội trong giai đoạn qua đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý tài chính, cụ thể:
2.3.2.1. Hạn chế
- Thực hiện cơ chế, chính sách pháp luật
Tại đơn vị vẫn tồn tại tình trạng trả lương cho cán bộ, viên chức người lao động bằng tiền mặt. Tình trạng này dẫn đến tốn kém về thời gian, chi phí, nhân lực trong quản lý ngân quỹ, hạn chế sự minh bạch trong thực hiện chi trả và thụ hưởng của các đối tượng cán bộ, viên chức, người lao động, hạn chế trong quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế đối với một bộ phận cá nhân, tổ chức.
Đơn vị thực hiện phương án giá đối với các dịch vụ sự nghiệp công từ những năm 2012. Tuy nhiên, năm 2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2014/TT-BTC quy định phương pháp tính giá chung đối với hàng hoá dịch vụ thay thế Thông tư số 154/2010/TT-BTC. Theo đó, các yếu tố chi phí cũng như phương pháp tính cũng được thay đổi. Mặc khác, theo lộ trình tính giá quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, đơn vị chưa thực xây dựng phương án giá phù hợp với lộ trình đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt mà vẫn giữ phương án giá cũ.
Đơn vị vẫn thực hiện chi trả lương áp dụng hệ số lương đối với cán bộ, viên chức, chưa thực hiện mức chi trả theo công việc theo quy định tại Luật lao động đối với hợp đồng lao động được ký theo Luật lao động.
- Hoạch định kế hoạch và dự toán ngân sách
Việc lập kế hoạch và dự toán thu chi có chất lượng thấp, còn mang tính lý thuyết, ước đoán, không bám sát tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đơn vị chưa thực hiện xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính. Các kế hoạch tập trung vào các chỉ tiêu hoạt động kế thừa của quá khứ, chứ không tập trung vào cung cấp dịch vụ công, các chỉ tiêu định tính đối với phát triển đơn vị sự nghiệp công. Các ưu tiên không được gắn với các khoản chi tiêu và các năng lực cần thiết để đạt được những ưu tiên đó, Không có mối liên hệ giữa các khoản chi tiêu với các mục tiêu trong kế hoạch.
- Nhận thức, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ thực hiện công tác quản lý tài chính
Đội ngũ cán bộ, viên chức chưa có kinh nghiệm, kiến thức trong phân tích, đánh giá thị trường, hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh. Một bộ phận không nhỏ vẫn còn nặng tư tưởng ỷ lại trông chờ bao cấp của Nhà nước, không có ý thức hoặc ý thức chưa cao về quản lý và sử dụng nguồn tài chính và tài sản của đơn vị, chưa nhận thức đủ về sự chuyển đổi cơ chế tự chủ.
- Nguồn thu
Nguồn thu tại đơn vị có quy mô nhỏ, nguồn thu từ chương trình mục tiêu quốc gia chiếm tỷ trọng lớn (trên dưới 50% tổng nguồn thu sự nghiệp), hoạt động của đơn vị phụ thuộc nhiều vào nguồn chương trình mục tiêu quốc gia.
- Ngoài chi phí xuất bản và phát hành theo định lượng, khoản chi phí quản lý hành chính và chi khác từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia chiếm xấp xỉ 25% tổng nguồn thu tại đơn vị. Giá dịch vụ sự nghiệp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ. Các hoạt động sự nghiệp còn hạn chế, trong khi đó nhu cầu thông tin truyền thông của xã hội ngày càng tăng cao.
Việc phân bổ nguồn lực chưa hợp lý, chi phí cho quản lý hành chính quá lớn, chưa thực sự tiết kiệm và hiệu quả. Các khoản đầu tư liên doanh liên kết chưa được đánh giá đối chiếu và không có hiệu quả. Chi phí lớn dẫn đến lợi nhuận sau thuế rất thấp, không đáp ứng được mục tiêu phát triển sự nghiệp tại đơn vị.
- Cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn thu sự nghiệp còn thiếu chặt chẽ, giảm hiệu quả sử dụng vốn:
Ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp được kho bạc kiểm soát chi, Báo Gia đình và xã hội hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động chi từ nguồn thu sự nghiệp của mình. Quy trình thanh toán chi trả cho các hợp đồng, nhuận bút còn chậm, thủ tục chưa thống nhất.
Thiếu hệ thống chỉ tiêu thống nhất đánh giá hiệu quả lao động để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng, khuyến khích người lao động có chất lượng. Việc chi trả lương vẫn áp dụng hệ số lương cán bộ công chức, chưa phản ánh được trình độ, đóng góp của mỗi cá nhân trong đơn vị.
Nguồn hình thành Quỹ phát triển sự nghiệp thấp dẫn đến việc hạn chế trong việc đầu tư trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ công việc chuyên môn và hoạt động kinh doanh rất hạn chế.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, quan niệm của lãnh đạo đơn vị đối với vai trò của công tác kế hoạch tài chính và bộ phận kế toán chưa được phân định rõ ràng, chưa đổi mới. Trong cơ chế tài chính đã có nhiều biến đổi thì bộ phận kế toán mới chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ như quan điểm truyền thống là ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo theo quy định. Đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác kế toán quản trị, quản lý kế hoạch tài chính mà chỉ tập chung làm công tác kế toán tài chính.
Thứ hai, đơn vị chưa coi trọng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ tài chính kế toán, chưa đáp ứng nhu cầu mới của xu hướng xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công, tự chủ tài chính tại Báo Gia đình và xã hội hiện nay, chưa đáp ứng được chức năng tham mưu về tài chính cho Lãnh đạo đơn vị.
Thứ ba, chưa coi trọng công tác xây dựng kế hoạch trong quản lý tài chính, đơn vị vẫn thực hiện xây dựng kế hoạch theo phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Sử dụng phương pháp này đơn vị sẽ không đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, tồn tại tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện.
Thứ tư, thiếu chặt chẽ trong sự phối hợp giữa các bộ phận kế toán và bộ phân chuyên môn trong đơn vị dẫn đến sự luân chuyển, kiểm tra và xử lý chứng từ còn chậm chễ, nhất là các khoản thanh toán nhuận bút cho người lao động.
Thứ năm, trình độ của cán bộ nhân viên kế hoạch, kế toán, tài vụ còn thiếu đồng đều do công tác tuyển chọn đầu vào chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức tham gia tập huấn về quản lý tài chính và chế độ kế toán mới còn ít và không thường xuyên.
Thứ sáu, việc bình xét thi đua khen thưởng, đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ viên chức người lao động còn mang tính hình thức. Chưa có quy chế, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoàn chỉnh. Do vậy, không khuyến khích được người lao động trong thực hiện nhiệm vụ công tác và thực hiện tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Thứ bảy, công tác tự kiểm tra, đánh giá các quy chế tại đơn vị còn yếu, công tác công khai tài chính, công khai đánh giá, kiểm tra sẽ giúp đơn vị phát hiện ra những vấn đề bất cập, chưa hợp lý với thực tiễn hoạt động của đơn vị.
- Nguyên nhân khách quan
Một là, sự chưa đồng bộ về cơ chế, chính sách trong quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp báo chí ngành y tế. Các quy định đặc thù báo chí chưa được đưa vào quy định cụ thể.
Hai là, các quy định về cơ chế tính giá đối với hai nguồn tài chính khác nhau dẫn đến 2 cơ chế tài chính áp dụng cho 2 nguồn vốn khác nhau. Dẫn đến chồng chéo trong các khoản chi khó tách bạch để quản lý.
Ba là, độ trễ trong phối hợp chỉ đạo điều hành, ban hành các văn bản quản lý, xử lý sự vụ không kịp thời. Ví dụ: một đề xuất phê duyệt cơ chế tự chủ của đơn vị sau khi được cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét thẩm định theo sự phân cấp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp lại phải gửi văn bản lấy ý kiến thống nhất của cơ quan chủ quản. Việc lấy ý kiến thống nhất mất nhiều thời gian cũng như có sự chồng chéo trong quản lý gây ra những phiền hà không cần thiết đối với đơn vị.
Bốn là, các quy định về chế độ tiền lương đối với lao động hợp đồng theo Luật lao động chưa có cơ chế để thực hiện, đơn vị vẫn trả lương theo ngạch bậc viên chức đối với người lao động. Chế độ tiền lương này không thu hút được người lao động có trình độ cao, chưa khuyến khích được người lao động cống hiến hết khả năng đóng góp cho sự tăng trưởng của đơn vị.
Tóm tắt Chƣơng 2