.4 Doanh thu giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 63)

Đơn vị: đồng

Năm 2014 2015

Doanh thu 2013

Doanh thu Tỷ lệ so với Doanh thu Tỷ lệ so với

2013(%) 2014(%)

Thu phát hành 3.854.000.000 3.854.010.814 0% 3.917.945.468 1,65% Thu quảng cáo, báo điện tử 9.953.000.000 9.953.220.604 0% 8.505.602.021 (14,54%) Thu từ chương trình mục tiêu 8.955.000.000 8.955.000.000 0% 9.343.824.000 4,34%

Nguồn: Phương án tự chủ giai đoạn 2013-2015 và báo cáo tài chính năm 2013-2015 của Báo Gia đình và xã hội

Biểu đồ 2.4 So sánh doanh thu từ 2013-2015

Nguồn: Phương án tự chủ giai đoạn 2013-2015 và báo cáo tài chính năm 2013-2015 của Báo Gia đình và xã hội

Biểu trên cho thấy, doanh thu từ hoạt động quảng cáo, báo điện tử chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu sự nghiệp, tiếp đến là doanh thu từ chương trình mục tiêu quốc gia Dân số- KHHGĐ, Doanh thu từ phát hành báo in chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng doanh thu sự nghiệp. Doanh thu đối với báo in không giảm qua các năm, có chiều hướng tăng, chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ báo in của toà soạn ko hề giảm mặc dù các báo điện tử ra đời, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Doanh thu năm 2014, 2015 giảm so với năm 2013 do doanh thu từ hoạt động hợp tác, quảng cáo trên báo in và doanh thu báo điện tử, hoạt động liên doanh, liên kết, và doanh thu khác giảm.

Bảng số 2.5: Chênh lệch thu chi 2013-2015

Đơn vị: đồng Năm 2013 2014 2015 2012 Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ

Thu chi tăng/giảm so tăng/giảm so tăng/giảm so

thu chi thu chi thu chi

với 2012 (%) với 2013 (%) với 2014 (%)

Số chênh lệch 557.705.843 1.044.319.00 85,25% 621.692.391 (40,47%) 931.164.549 49,78% 1

Nguồn: Phương án tự chủ giai đoạn 2013-2015 và báo cáo tài chính năm 2013-2015 của Báo Gia đình và xã hội

Biểu đồ 2.5: Chênh lệch thu chi 2013-2015

Nguồn: Phương án tự chủ giai đoạn 2013-2015 và báo cáo tài chính năm 2013-2015 của Báo Gia đình và xã hội

Chênh lệch thu chi và phần lợi nhuận sau thuế không ổn định qua các năm từ 2012-2015.

c) Quyết toán

Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý tài chính tại đơn vị, nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động thu, chi. Quyết toán tài chính của đơn vị được lập theo phương pháp tổng hợp, thống kê thành hệ thống bao gồm: Hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, thuyết minh số liệu theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC quy định chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, các quy định tại Quyết định này cần được thay đổi để phù hợp với tính chất đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay, cũng như không phù hợp với các quy định của Luật Kế toán số 88 mới được bay hành thay thế Luật Kế toán số 03 năm 2003 và chuẩn mực kế toán quốc tế hiện nay. Hệ thống tài khoản kế toán và sổ sách cần thay đổi để phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng như cần phản ánh bản chất các nguồn kinh phí , chi tiết theo các chỉ tiêu doanh thu, chi phí đối với từng nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay. Ví dụ như các khoản đầu tư đáo hạn trong vòng 1 năm cần được phân loại và ghi nhận là tài sản ngắn hạn, các khoản đầu tư đáo hạn có

thời hạn thu hồi trên 12 tháng trở lên, các khoản góp vốn liên danh liên kết trong tài sản ròng của đơn vị khác cần được phân loại và ghi nhận là tài sản dài hạn…;

Hệ thống báo cáo tài chính không chỉ chú trọng đến tổng hợp tình hình kinh phí như hiện nay mà mà phải tổng hợp được các chỉ tiêu tiền tệ, hạch toán lãi, lỗ tại các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính.

Đơn vị tổ chức kiểm kê tiền mặt, hàng hoá và tài sản tại thời điểm 31/12 theo quy định của chế độ kế toán; Rà soát theo dõi các tài sản cố định mua, nhận, thanh lý, sửa chữa lớn… trong năm để hạch toán. Đối với giá trị quyền sử dụng đất theo quy định, các công cụ, dụng cụ lâu bền phải tổ chức theo dõi riêng theo quy định.

Đơn vị thực hiện đôn đốc việc thanh toán và thực hiện thu hồi các khoản tạm ứng các nhân chưa sử dụng theo quy định, ký xác nhận đối chiếu; Đối với các khoản công nợ với nhà thầu, nhà cung cấp, đơn vị sự nghiệp thực hiện đối chiếu công nợ tới từng đối tượng và xử lý dứt điểm đối với các khoản công nợ tồn đọng từ các năm trước. Đối chiếu các khoản góp vốn liên danh, liên kết, xác định lỗ, lại, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, góp vốn.

Báo cáo tài chính được lập đầy đủ theo mẫu quy định tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Số liệu tại Bảng số 2.6 cho thấy số xét duyệt quyết toán năm luôn khớp với số liệu báo cáo thu chi tại đơn vị. Điều này chứng tỏ, đơn vị đã thực hiện đúng và nghiêm túc các quy định của pháp luật và Quy chế chi tiêu nội bộ trong quản lý thu chi tại đơn vị, cũng như các quy định về nghĩa vụ với cơ quan thuế, các quy định về trích lập và sử dụng các Quỹ. Không để xảy ta tình trạng xuất toán đối với các khoản chi không đúng định mức, không đúng quy định.

Bảng số 2.6 Bảng đối chiếu số liệu thu chi hoạt động sự nghiệp của Báo GĐ&XH 2013-2015

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu

Số báo cáo Số xét duyệt Chênh Số báo cáo Số xét duyệt Chênh Số báo cáo Số xét duyệt Chênh

lệch lệch lệch

Chênh lệch thu chi chưa phân phối

Thu trong năm 27.425.394.736 27.425.394.736 0 22.762.231.418 22.762.231.418 0 21.614.000.489 21.614.000.489 0 Thu sản xuất, kinh doanh 27.425.394.736 27.425.394.736 0 22.762.231.418 22.762.231.418 0 21.614.000.489 21.614.000.489 0 dịch vụ

Chi trong năm 26.381.075.735 26.381.075.735 0 22.140.539.027 22.140.539.027 0 20.682.835.940 20.682.835.940 0 Chi hoạt động sản xuất kinh 26.381.075.735 26.381.075.735 0 22.140.539.027 22.140.539.027 0 20.682.835.940 20.682.835.940 0 doanh dịch vụ

Giá vốn bán hàng 17.188.724.235 17.188.724.235 0 13.372.570.424 13.372.570.424 0 12.505.232.142 12.505.232.142 0 Chi phí quản lý 9.192.351.500 9.192.351.500 0 8.767.968.603 8.767.968.603 0 8.177.603.798 8.177.603.798 0 Chênh lệch thu lớn hơn chi 1.044.391.001 1.044.391.001 0 621.692.391 621.692.391 0 931.164.549 931.164.549 0 Thuế thu nhập cá nhân 261.079.751 261.079.751 0 103.831.553 103.831.553 0 146.440.748 146.440.748 0 (Nộp Ngân sách nhà nước)

Trích lập các quỹ 783.239.250 783.239.250 0 517.860.838 517.860.838 0 784.723.801 784.723.801 0 Quỹ dự phòng ổn định thu 117.485.886 117.485.886 0 77.679.124 77.679.124 0 117.708.570 117.708.570 0 nhập

Quỹ phúc lợi 274.133.738 274.133.738 0 181.251.294 181.251.294 0 274.653.330 274.653.330 0 Quỹ khen thưởng 195.809.813 195.809.813 0 129.465.219 129.465.219 0 196.180.951 196.180.951 0 Quỹ phát triển hoạt động sự 195.809.813 195.809.813 0 129.465.210 129.465.210 0 196.180.950 196.180.950 0 nghiệp

Đơn vị thực hiện công khai tài chính, số liệu quyết toán bằng hình thức niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của đơn vị (ít nhất là 90 ngày) sau chậm nhất là 30 ngày quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định công khai tài chính đối với đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ.

2.2.2.3. Thanh tra, kiểm tra

Công tác thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Thanh kiểm tra nhằm phát hiện những vi phạm, sai sót, vướng mắc trong công tác tài chính của đơn vị để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hoàn thiện công tác tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập. Thanh tra, kiểm tra công tác tài chính tại Báo Gia đình và xã hội cũng được tiến hành với hai hệ thống nội kiểm (kiểm tra nội bộ hay tự kiểm tra) và ngoại kiểm (kiểm tra của thanh tra tài chính, cơ quan quản lý tài chính cấp trên, kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập), cụ thể:

+ Kiểm tra nội bộ: Đơn vị tổ chức kiểm tra thường xuyên các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị mình bằng biện pháp kiểm tra chéo giữa các bộ phận thực hiện công tác tài chính, kế toán hoặc kiểm tra tuần tự các khuân trong hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Hoạt động kiểm tra thường xuyên này làm tăng tính tự giác của cán bộ, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời kịp thời phát hiện những sai phạm của các cá nhân. Nội dung kiểm tra bao gồm: (1) Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị; (2) Kiểm tra các khoản chi ngân sách, chi khác của đơn vị; (3) Kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; (4) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định; (5) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ; (6) Kiểm tra các quan hệ thanh toán; (7) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng các khoản vốn bằng tiền;

(8) Kiểm tra việc thực hiện quyết toán thu chi tài chính; (9) Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản; (10) Kiểm tra kế toán.

Hình thức tự kiểm tra thường xuyên không đòi hỏi phải thành lập bộ phận, tổ công tác để kiểm tra. Việc tự kiểm tra tài chính được thực hiện tại chính mỗi khâu công việc của từng người trong các bộ phận liên quan. Mỗi cá nhân tham gia xử lý

công việc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính đều có trách nhiệm xem xét đến các phần công việc đã thực hiện trước đó và công việc của chính mình. Khi phát hiện các sai phạm, vướng mắc thì báo cáo người phụ trách trực tiếp để xử lý ngay. Cuối năm, đơn vị thực hiện công khai kết quả tự kiểm tra tài chính, kế toán cùng với thời điểm công khai tài chính tại đơn vị.

+ Kiểm tra tài chính của cơ quan quản lý tài chính cấp trên đối với Báo Gia đình và xã hội được thực hiện định kỳ hàng năm kết hợp thẩm tra, xét duyệt quyết toán hàng năm đối với đơn vị. Quá trình kiểm tra kế toán cho thấy, các quy định về lưu chứng từ kế toán đánh số thứ tự lần lượt các nghiệp vụ phát sinh trong năm kế

toán thực tế gây khó khăn cho công tác kiểm tra đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nhiều nguồn kinh phí như Báo Gia đình và xã hội. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chồng chéo giữa các nguồn, khó kiểm soát. Cần phải tách riêng chứng từ từ các nguồn riêng biệt để thuận lợi cho công tác kiểm tra chứng từ tại đơn vị.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến c ng tác quản lý tài chính ở Báo Gia đình và xã hội.

2.2.2.1. Nhân tố khách quan

Báo Gia đình và xã hội là đơn vị sự nghiệp có thu, tuy thuộc đơn vị sự nghiệp ngành y tế nhưng hoạt động sự nghiệp của Báo Gia đình và xã hội phải tuân thủ các quy định đối với đơn vị sự nghiệp văn hoá truyền thông, chi phối bởi Luật Báo chí. Việc chuyển đổi cơ chếhoạt động sang cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43 đánh dấu bước thay đổi mang tính chất bước ngặt đối với Báo Gia đình và xã hội, Báo Gia đình và xã hội đã nắm bắt và phát huy được những lợi thế và ưu điểm của mình không ngừng phát triển. Tổ chức bộ máy biên chế tại Báo Gia đình xã hội liên tục được kiện toàn đáp ứng nhu cầu công việc trong giai đoạn mới. Báo Gia đình và Xã hội được chủ động trong tuyển dụng cán bộ, viên chức, bổ nhiệm cán bộ vào ngạch viên chức (chức danh từ chuyên viên chính trở xuống), ký hợp đồng với người lao động đã được tuyển dụng trên cơ sở bảo đảm đủ tiêu chuẩn của ngạch cần tuyển và phù hợp với cơ cấu chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật; Chủ động bố trí, sắp xếp và sử dụng cán bộ phù hợp với nhiệm vụ, công

vụ, quyết định điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ việc chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật; Quyết định việc nâng bậc lương, tiếp nhận, chuyển ngạch theo điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Từ việc chỉ hoạt động và xuất bản những ấn phẩm theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Đến nay, Báo Gia đình và xã hội liên tục phát hành các ấn phẩm mới phục vụ mọi đối tượng bạn đọc trong và ngoài nước thông qua báo giấy và báo điện tử. Báo Gia đình và xã hội trong những năm qua luôn đạt vượt mức dự toán thu sự nghiệp được giao. Căn cứ nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, Tổng biên tập chủ động quyêt động quyết định các mức chi theo tiêu chuẩn định mức được Nhà nước quy định, đối với các nội dung chi chưa được Nhà nước quy định, Tổng biên tập quyết định mức chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Tổng biên tập quyết định mức khoán chhi cho từng bộ phận theo tính chất công việc và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quyết định mua sắm, đầu tư và sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật.

Thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 43, Nghị định 16 đã khuyến khích, động viên toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi để tăng thu nhập

Báo Gia đình xã hội chủ động xây dựng các quy định, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị được xây dựng lại và cập nhật các quy định mới kèm theo phương án tự chủ theo từng giai đoạn và được cơ quan tài chính cấp trên thẩm định. Các quy chế, quy định được công khai đối với cán bộ, viên chức, người lao động trong Báo Gia đình và xã hội và nhận được sự đồng thuận cao. Tạo cơ chế quản lý tài chính rõ ràng, minh bạch, công bằng đối với tất cả người lao động tại đơn vị.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính của đơn vị được bổ nhiệm, sắp xếp đúng quy trình thủ tục theo quy định. Có trình độ từ trung cấp đến cao học, đáp ứng tương đối tốt yêu cầu công việc quản lý tài chính tại đơn vị.

2.2.2.2. Nhân tố chủ quan

Quản lý tài chính tại Báo Gia đình và xã hội bên cạnh những ảnh hưởng do các nhân tố khách quan còn có các nhân tố chủ quan tác động, cụ thể:

Trình độ, năng lực quản lý cảu cán bộ quản lý tài chính là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác trong các quyết định quản lý tài chính tại đơn vị. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có kinh nghiệm sẽ đưa hoạt động quản lý tài chính của đơn vị đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Ngược lại, đợi ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, hạn chế chuyên môn sẽ dẫn đến hoạt động quản lý tài chính lỏng lẻo, dễ sai phạm trong quá trình triển khai hoạt động quản lý. Tổ chức công tác quản lý tài chính tại Báo Gia đình và xã hội tương đối chặt chẽ, đa số đã có năng lực tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, tuy nhiên tổ chức bộ máy vẫn còn mỏng chưa phát huy được hiệu quả công tác quản lý tài chính. Cán bộ phòng tài chính đều có tác phong, đạo đức nghề nghiệp, tận tụy rong công việc, bám sát nguồn lực được giao, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đúng mục đích có hiệu quả. Tuy nhiên, số ít trong bộ phận cán bộ làm công tác quản lý tài chính trình độ vẫn còn hạn chế về mặt chuyên môn và tính kỷ luật trong thực thi công tác quản lý tài chính chưa cao.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là các quy định, thủ tục kiểm soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa phát hiện sai sót nhằm quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị một cách có hiệu quả. Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hữu hiệu sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính được thuận lợi, chặt chẽ, giúp đơn vị kịp thời phát hiện sai sót, ngăn chặn hành vi gian lận trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với báo gia đình và xã hội thuộc tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, bộ y tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)