7. Tổng quan nghiên cứu
1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về đất đai
1.6.1. Nhân tố thuộc về chính quyền quản lý nhà nước
Tổ chức bộ máy nhà nƣớc quản lý về đất đai của chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn đƣợc quản lý. Bộ máy đƣợc tổ chức khoa học đảm bảo gọn nhẹ, có sự phân chia cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ nâng cao hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, công tác quản lý của bộ máy sẽ gặp rất nhiều vấn đề nếu một công đoạn, một cấp quản lý trong hệ thống không đảm bảo đƣợc yêu cầu đặt ra của công việc. Vì vậy, muốn quản lý một cách hiệu quả, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về đất đai phải đƣợc tổ chức tƣơng đồng với cơ cấu, có sự chia tác nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời phải có hƣớng dẫn, bám sát của các ban ngành chức năng.
Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý, đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý cũng tác động đến công tác quản lý đất đai. Cán bộ quản lý là ngƣời trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai ở chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã và cũng là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với ngƣời sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của ngƣời dân về các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, trình độ và có đạo đức là điều kiện bắt buộc để tạo thuận lợi cho quản lý nhà nƣớc về đất đai ở cấp địa phƣơng.
1.6.2. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài
Pháp luật là thứ không thể thiếu trong xã hội. Bởi vì các nghị quyết của Đảng không thể đi vào đời sống nếu nghị quyết đó không đƣợc nhà nƣớc cụ thể hóa thành các văn bản pháp luật. Nhà nƣớc không thể hiện thực hóa nghị quyết của Đảng và quản lý xã hội tốt nếu không quản lý bằng pháp luật, nhân dân không thể thực hiện các quyền nếu không có pháp luật. Đảng ta xác định nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa bao gồm rất nhiều các cách thức sản xuất kinh doanh đa dạng cùng với việc sử dụng đất phức tạp đòi hỏi luật đất đai phải tạo nên một hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện tạo cơ hội cho nhân dân sản xuất kinh doanh theo pháp luật.
Ngoài ra, pháp luật còn giúp nhà nƣớc thể hiện đƣợc vai trò điều tiết nền kinh tế thị trƣờng, nhờ vào pháp luật giúp nhà nƣớc kiểm tra các hoạt động kinh doanh, xử lý các hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, pháp luật còn tạo nên cơ sở pháp lý của nhà nƣớc, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về đất đai nhằm phát huy cao nhất quyền lực của cơ quan quản lý. Điều này thực hiện đƣợc thì cần phải chỉ ra các nguyên tắc tổ chức và thực hiện cũng nhƣ phạm vi thẩm quyền của cơ quan quản lý các cấp.
Môi trường kinh tế trên địa bàn cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai. Địa bàn có nền kinh tế phát triển, đa loại hình kinh tế, thu nhập ngƣời dân cao sẽ ảnh hƣởng đến biến động giá đất, thị trƣờng đất đai sôi động, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý đất đai của chính quyền.
Ngoài ra, yếu tố về điều kiện tài nguyên thiên nhiên cũng tác động đến việc quy hoạch, sử dụng đất đai, việc khai thác tài nguyên làm phá vỡ kết cấu, cấu trúc, hạ tầng đất đai đòi hỏi công tác quản lý đất đai phải thƣờng xuyên, liên tục và hiệu quả.
1.7. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Sơn
Huyện Đoan Hùng là một huyện trong tỉnh Phú Thọ có công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai tƣơng đối tốt. Chính quyền địa phƣơng luôn kiên quyết, cụ thể, đồng thời tăng cƣờng kiểm tra, giám sát để giải quyết kịp thời những vƣớng mắc phát sinh về đất đai. Thƣờng xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ công chức trong bộ máy quản lý đất đai tại địa phƣơng.
với việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt đất công, đất rừng; bao chiếm đất phòng hộ… Các cấp ủy đảng, chính quyền kịp thời ngăn ngừa và kỷ luật nghiêm minh những cán bộ, công chức có biểu hiện sa sút làm trái với luật đất đai của Nhà nƣớc.
Qua tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đất đai ở một số địa phƣơng, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để đƣa công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Thanh Sơn đƣợc kết quả tốt nhƣ sau:
Một là, phải tạo đƣợc sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, chính quyền và sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân trong huyện.
Hai là, tất cả các cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý đất đai phải nắm vững Luật đất đai, các nghị định, thông tƣ, các văn bản hƣớng dẫn chi tiết thi hành pháp luật đất đai. Thƣờng xuyên đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Ba là, cần thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất đai, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm về sử dụng đất đai trên địa bàn.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2016-2018