Phân tích môi trƣờng kinh doanh tác động đến Viettelpost

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viettel (Trang 41 - 73)

2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài

2.3.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô, mô hình PEST

Môi trƣờng kinh tế.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân thời kỳ 2006- 2010 đạt 7,02%/năm. Trong 3 khu vực, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm; khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm.

Kết quả trên đã đưa GDP năm 2010 (giá so sánh) cao gấp 2 lần so với năm 2000; GDP năm 2010 (giá thực tế) đạt trên 101 tỷ USD; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.160 USD, vượt mục tiêu kế hoạch và đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hướng giảm dần : từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống

mức 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011.

Đơn vị: %

Hình 2.3: Tốc độ tăng trƣởng GDP 2000-2011

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Trong giai đoa ̣n 2006 đến nay, mă ̣c dù nền kinh tế gă ̣p nhiều khó khăn nhưng Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c huy đô ̣ng được lượng vốn đầu tư lớn , góp phần vào viê ̣c duy trì tốc đô ̣ tăng trưởng ở mức khá cao . Năm 2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006 (398,9 nghìn tỷ đồng) . Với tốc độ tăng cao như vậy, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006-2010.

Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Nhìn vào đồ thị có thể thấy, lạm phát trong vòng hơn 10 năm trở lại đây phân chia thành hai giai đoạn khá rõ nét. Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thương nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thường xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nước trong khu vực và trên

6.79% 6.89% 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 6.31% 5.32% 6.78% 5.89% 5.00% 5.50% 6.00% 6.50% 7.00% 7.50% 8.00% 8.50% 9.00% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng GDP

thế giới.

Đơn vị: %

Hình 2.4: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2006-2010 có sự mở rộng khá nhanh, cụ thể: tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng bình quân 30,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 23,2%/năm giai đoạn 2001-2005; tín dụng cho nền kinh tế tăng bình quân 33,2%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 26,1%/năm của giai đoạn 2001-2005. Theo đó, tỷ lệ M2/GDP đã tăng từ mức 0,97 lần năm 2006 lên đến 1,34 lần năm 2010 - mức cao so với các nước trong khu vực; tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 0,71 lần năm 2006 lên mức 1,16 lần năm 2010. Việc mở rộng quá nhanh chính sách tiền tệ trong khi tăng trưởng kinh tế không tương xứng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trong năm 2011, chính sách tiền tệ thắt chặt đột ngột: mức tăng M2 và tín dụng của cả năm 2011 ước đạt tương ứng dưới 10% và 12-

0.79 4.04 3.01 9.67 8.71 6.57 12.75 19.87 6.52 11.75 18.13 0 5 10 15 20 25 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

13%, chỉ bằng 1/3 so với mức tăng trung bình của các năm trước. Điều này đã góp phần đáng kể vào việc kéo lạm phát (theo tháng) giảm tương đối nhanh trong nửa cuối năm 2011, từ đó góp phần tăng giá trị VNĐ và giảm sức ép lên tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, “cú phanh gấp” này cũng tạo ra nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính – ngân hàng và nền kinh tế, cụ thể: các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; thanh khoản của các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế bị thách thức nghiêm trọng; thị trường bất động sản và chứng khoán bị đình trệ.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng cung tiền và tín dụng giai đoạn 2006-2011

Đơn vị: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Ƣớc 2011

Tốc đô ̣ tăng M2 32,0 41,2 20,3 27,5 29,8 ~ 10% Tốc đô ̣ tăng tín du ̣ng 24,8 48,9 23,4 37,5 31,2 12-13% M2/GDP danh nghĩa (lần) 0,97 1,16 1,08 1,23 1,34 1,15 Tín dụng/GDP danh nghĩa (lần) 0,71 0,90 0,86 1,06 1,16 1,02

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, biểu hiện qua việc thị trường liên ngân hàng thời gian qua có những biến động lớn. Gần đây, thị trường liên ngân hàng chứng kiến sự rối loạn chưa từng có khi niềm tin sụt giảm nghiêm trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng Việt Nam, vay trên thị trường II phải có thế chấp và điều đáng quan ngại là tỷ lệ nợ xấu trên thị trường này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Hệ quả là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng diễn ra khá phổ biến, kéo theo hiện tượng căng thẳng thanh khoản (ban đầu chỉ diễn ra ở một số ngân hảng nhỏ nay đã lan ra toàn hệ thống ngân hàng); đồng thời căng thẳng thanh khoản từ chỗ chỉ diễn ra với kỳ hạn dài nay đã diễn ra đối với tất cả các kỳ hạn, kể cả kỳ hạn ngắn. Thanh khoản căng thẳng, nợ xấu (cả thị

trường 1 và thị trường 2) tăng cao làm lãi suất huy động và cho vay không thể hạ được mặc dù lạm phát đang có xu hướng giảm khá nhanh.

Thị trƣờng ngoại hối

Tỷ giá danh nghĩa VND/USD có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt trong những năm cuối của giai đoạn 2006 đến nay. Trong năm 2010, thị trường ngoại hối diễn biến khá phức tạp. Tỷ giá bán ra tại các ngân hàng thương mại liên tục kịch trần ngay từ đầu năm và sức ép tỷ giá chỉ nới lỏng (dưới mức trần) đôi chút trong giai đoạn từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 7. Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước cũng đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá với mức tăng 5,5%. Mặc dù vậy, những lần điều chỉnh này vẫn không giải tỏa được tâm lý thị trường, do đó vào đầu tháng 2/2011, Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục điều chỉnh với biên độ lớn (tới 9,3%). Kể từ đó đến nay, thị trường ngoại hối khá ổn định, tỷ giá thị trường tự do đã kéo về sát, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn so với tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó , năm 2011, nhờ kiểm soát nhâ ̣p siêu khá tốt (nhâ ̣p siêu cả năm đa ̣t 9,51 tỷ USD, tương đương 9,9% kim nga ̣ch xuất khẩu ) nên cán cân thanh toán ước thă ̣ng dư 2,5 tỷ USD sau một số năm thâm hụt , vì vậy phần nào giảm bớt căng thẳng tỷ giá . Tuy nhiên, tính ổn định của tỷ giá chưa bền vững, mô ̣t phần do Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c nhâ ̣p siêu ở mức khá cao , cán cân vốn và tài chính thặng dư chủ yếu nhờ nguồn vốn ngắn hạn (FII, vay LC của doanh nghiệp) – là nguồn vốn có tính bất ổn cao ; mă ̣t khác, tỷ giá chịu ảnh hưởng đáng kể của hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh , xuất nhâ ̣p khẩu vàng , trong khi đó giá vàng quốc tế biến động khá nhiều.

Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 8% trong giai đoạn 2013 – 2017, thị trường xuất khẩu ổn định xung quanh mức 15% năm trong giai đoạn 2013 -2017, nhập khẩu giảm xuống 10% năm, Việt Nam

sẽ đạt thặng dư thương mại vào năm 2016 – 2017 [19].

Môi trƣờng công nghệ

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, công nghệ không dây đã làm thay đổi căn bản phương thức kinh doanh. Các doanh nghiệp chú trọng nhiều tới việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và dịch vụ để giảm chi phí quản lý, nâng cao tốc độ phát hiện và cảnh báo, giao dịch giảm lượng hàng hóa tồn kho, chỉ tập kết đúng thời điểm, số lượng khi cần. Kết quả điều tra năm 2011 của Bộ Công thương cho thấy 73% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 93% doanh nghiệp lớn sử dụng email trong kinh doanh từ trao đổi thông tin đến quảng cáo, giao kết hợp đồng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát phục vụ trao đổi thông tin, giao kết hợp đồng có xu hướng giảm.

Thương mại điện tử ngày càng phát triển năm 2011 có 32% trang web có chức năng đặt hàng trực tuyến, mua hàng trực tuyến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán lẻ ở các nước, năm 2010 ở Mỹ doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 8,6% tổng doanh thu bán lẻ, ở Nhật doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 7,8% tổng doanh thu bán lẻ, tại Việt Nam doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 0,63% tổng doanh thu bán lẻ (theo nghiên cứu thị trường của Nielsen 2011). Theo đánh giá của Bộ công thương 5 tháng đầu năm 2012 nếu loại trừ yếu tố giá thì thị trường bán lẻ tang 6,6% so với cùng kỳ năm 2011, dự đoán quy mô thị trường bán lẻ năm 2012 khoảng 113 tỷ đô la [20]. Như vậy, xuất hiện nhu cầu cung ứng hậu cần trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến tại Việt Nam với quy mô doanh thu bán hàng trực tuyến vào khoảng 1 tỷ đô la tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp chuyển phát. Ngoài ra xu hướng tiếp thị trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng vẫn tiếp tục phát triển và có hiệu quả cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ và thương mại điện tử.

khách hàng gửi tài liệu kỹ thuật số, bưu thiếp tự thiết kết trên Iphone sau đó nén bức ảnh và thông tin cá nhân thành các tầm bưu thiếp dưới dạng vật lý và gửi thông qua cổng thông tin web của doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát, tới chi nhánh, bưu cục nơi sau đó các tài liệu này sẽ lần lượt được in, gấp lại và chuyển phát tiếp đến tay khách hàng. Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí "đáng kể" khi sử dụng dịch vụ mới này. Các tùy chọn có sẵn cho người sử dụng bao gồm việc sử dụng danh sách gửi thư, cá nhân thư tín và thư bảo đảm.

Môi trƣờng văn hóa xã hội

Trong thời đại toàn cầu hóa, mỗi dân tộc đều phải nhận thức một cách sâu sắc và rõ ràng rằng muốn đạt được sự phát triển bền vững và ổn định thì phải có những điều kiện tiên quyết, đó là phải xây dựng văn hoá làm cơ sở, làm nền tảng, phải gắn kết tăng trưởng kinh tế với việc phát triển văn hoá và ổn định chính trị xã hội.

Vai trò của kinh doanh nói chung và doanh nhân nói riêng đã được cải thiện đáng kể trong con mắt xã hội. Trong cuộc điều tra xã hội học ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2003, số người được hỏi đã cho rằng, "Kinh doanh là một nghề có ích cho xã hội" chiếm 94%, "Người biết làm giàu là người đáng quý trọng" chiếm 74%. Việc nhiều người có bằng cấp cao, thậm chí từng làm cán bộ quản lý trong cơ quan nhà nước vẫn chọn nghề kinh doanh, chứng tỏ xã hội đã thừa nhận tầm quan trọng của nghề này. Đây là một chuyển biến đáng kể so với quan niệm truyền thống "nhất sĩ, nhì nông" của Việt Nam.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng được trẻ hoá, phần lớn đang ở độ tuổi sung sức. Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả Trường Đại học Ngoại thương tiến hành trong hai năm 1999 và 2000, số người tiến hành đàm phán (bao gồm các giám đốc và trưởng phòng kinh doanh) ở độ tuổi 40-50

chiếm tới 63,06%; dưới 40 tuổi là 25,23% và chỉ có 11,71% ở độ tuổi trên 50. Động cơ kinh doanh và nhận thức của doanh nhân đã được cải thiện đáng kể. Kết quả nghiên cứu về tinh thần kinh doanh do Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) tiến hành trong khuôn khổ dự án Ishikawa năm 2000 đã thể hiện rõ điều này. Khi được hỏi về động cơ kinh doanh, 41,4% số doanh nhân trả lời là "muốn làm gì có ích cho xã hội"; 27,3% trả lời là do "muốn tự quyết định công việc của mình"; 13,5% là do "muốn phát huy tối đa khả năng của mình"; 16,4% do "muốn tiếp tục công việc của gia đình hiện nay"; 9,7% do "muốn kiếm nhiều tiền hơn"; 5,1% do "công việc trước đây không thích hợp" và 1,3% do "không có việc làm". Những con số này cho thấy doanh nhân Việt Nam có trách nhiệm và ý thức xã hội khá cao. Điều này khẳng định rằng, doanh nghiệp kinh doanh không chỉ vì mục đích cá nhân, mặc dù động cơ này hoàn toàn là chính đáng.

Môi trƣờng nhân khẩu học

Dân số Việt Nam đang tăng với tốc độ nhanh chóng và đứng thứ 13 trên thế giới, khoảng trên 94 triệu người vào năm 2013. Với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, dân số Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng với tốc độ mạnh.

Dân số Việt Nam rất đa dạng, có tới 64 dân tộc khác nhau trên khắp cả nước. Tuy nhiên, chỉ 30% dân số sinh sống ở các khu vực thành thị, số còn lại sinh sống ở miền núi hoặc nông thôn.

Theo thống kê của Liên Hợp quốc năm 2010 thì Việt Nam có 58 triệu người trong độ tuổi lao động/ tổng số 89 triệu người, đang ở thời kỳ “dân số vàng” bình quân 2 người lao động nuôi 1 người phụ thuộc. Việt Nam đang có một cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào.

Mâ ̣t đô ̣ dân số ở Viê ̣t Nam , theo Tổng cu ̣c Thống kê , có sự phân bố rất chênh lê ̣ch và mức gia tăng không đồng đều . Cụ thể khu vực đồng bằng sông

Hồng có mật độ dân số đông nhất trên cả nước (25 triê ̣u người ) trong khi vùng Tây nguyên chỉ hơn 5 triê ̣u người. Mô ̣t số tỉnh như Nam Đi ̣nh , Thanh Hóa... tỉ lệ tăng dân số không đáng kể vì số người di cư vào các tỉnh thành phía Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh) để làm ăn sinh sống. Ước tính trong năm năm 2004-2009 có tới 9,1 triệu người di cư trong giai đoạn 2010 – 2020.

Với dân số trẻ, đang trong độ tuổi lao động nên nguồn cung lao động tương đối ổn định, khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ cao. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ trên nền tảng Internet như mua hàng trực tuyến, thư lai ghép giữa thư điện tử và vật lý, thanh toán trực tuyến cao.

Môi trƣờng chính trị - pháp luật

Tình hình chính trị- an ninh ổn định-Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinhtế hiện nay-Nền kinh tế mở sau khi nước ta gia nhập WTO, các chính sách kinh tế phù hợp hơn không những với các doanh nghiệp Việt Nammà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta.

2.3.1.2. Phân tích môi trường ngành, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Michael Porter

Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Các doanh nghiệp Bưu chính, chuyển phát trong tương lai sẽ phải cạnh tranh với các hãng vận tải, taxi ngay trên sân nhà quyết liệt hơn. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp này chưa được cấp phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhưng với mạng lưới vận tải, tần suất xuất phát trong ngày nhiều các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể tổ chức một cách hiệu quả việc giao nhận. Nhược điểm hiện nay của các doanh nghiệp này chủ yếu giao hàng tại văn phòng/ kho bãi chưa tổ chức được mạng lưới thu phát trực tiếp tại cửa như

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viettel (Trang 41 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)