3.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Phân Phối – Bán
3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty:
Trong mục này chúng ta sẽ thấy được rõ hơn những ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ VNF1 giai đoạn 2012-2014. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 1 để phân tích, làm rõ những nhân tố đó có tác động như thế nào tới hiệu quả kinh doanh của Công ty.
3.2.1.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực:
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012-2014 bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Từ những nguyên nhân đó khiến cho Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ đã phải rất vất vả trong việc thúc đẩy bán hàng. Từ năm 2011 Công ty có 7 cửa hàng bán lẻ gạo thương hiệu VNF1 tại Hà Nội nhưng đến năm 2012 Công ty đã phải đóng cửa dần các cửa hàng và tính đến cuối năm 2014 Công ty chỉ còn duy nhất một cửa hàng bán lẻ tại 178 Đường Láng. Chủ yếu hoạt động kinh doanh gạo thương hiệu dựa vào hệ thống các nhà phân phối tuy nhiên kênh phân phối này cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2012 Công ty có hơn 30 nhà phân phối nhưng đến năm 2014 còn chưa đến 10 nhà phân phối.
Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân:
Môi trường văn hóa xã hội:
Hiện nay người dân chưa hiểu rõ về mối nguy hại từ gạo kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn quan trọng về giá thành sản phẩm, so sánh với những sản phẩm gạo thường khác trên thị trường nên sản phẩm gạo
sạch thương hiệu vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Do đó khiến sản phẩm gạo sạch thương hiệu của Công ty vẫn chưa tiếp cận được đến đông đảo người tiêu dùng.
Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ:
Nền khoa học công nghệ trong nước chưa được phát triển, nhất là các máy móc trong nông nghiệp sản xuất còn thô sơ. Các vùng nguyên liệu của Công ty chủ yêu lấy tại Nam Định, Thái Bình,….tuy nhiên tại các vùng nguyên liệu này người dân vẫn còn sản xuất rất thủ công nên chất lượng và năng suất chưa cao. Các máy móc trong nông nghiệp của Việt Nam tự sản xuất vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn nhập khẩu từ các nước như: Trung Quốc, Mỹ nên chi phí khá cao và chưa phù hợp với quy mô sản xuất manh mún của nước ta.
Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng:
Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu biến đổi thất thường cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện phát triển cho nấm mốc, sâu bệnh phát triển mạnh. Năm rét sớm, năm rét muộn cũng ảnh hưởng đến lịch mùa vụ gieo trồng. Có những năm lại rét đậm, rét hại gây chết cây trồng, những năm thì hạn hán dẫn đến mất nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Những nguyên nhân đó đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nguyên liệu cung cấp cho Công ty trong quá trình sản xuất.
Bênh cạnh đó, cơ sở hạ tầng của Việt Nam phát triển chưa đồng bộ, nhất là tại một số vùng nông thôn các công trình giao thông vẫn chưa thuận
lợi. Các đường dẫn vào vùng trồng nguyên liệu của người dân còn khá khó khăn. Công ty phải thu mua lại từ các đầu nậu thu mua trực tiếp từ người dân làm tăng chi phí vận chuyển.
Nhân tố môi trường ngành:
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành:
Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm đến ngành kinh doanh gạo thương hiệu trên thị trường và có những sản phẩm tương tự như: Gạo Ông Thọ, Gạo RVT, Gạo Vàng,…. Họ có hệ thống phân phối phủ khắp và chiến lược marketing hùng hậu, bên cạnh đó lại có sự gia nhập của các sản phẩm gạo của Thái Lan, Nhật Bản,…khiến cho thị phần của Công ty sụt giảm đáng kể. Hệ thống các cửa hàng bán lẻ của Công ty cũng đã cắt giảm và chủ yếu dựa vào hệ thống nhà phân phối.
Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp:
Hiện nay nông nghiệp là một lĩnh vực được chính phủ quan tâm và có những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này nên rất nhiều các doanh nghiệp không chỉ Việt nam mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng nhăm nhe gia nhập thị trường. Điều này sẽ khiến Công ty phải nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình để có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Sản phẩm thay thế:
Hiện tại Công ty có rất nhiều các sản phẩm gạo phong phú cho khách hàng lựa chọn như: Nàng xuân, Tám Điện Biên, Chân Trâu, Lài sữa, Huyết rồng,…Tuy nhiên trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm gạo sạch tương tự của các Công ty trong nước với giá thành và hình ảnh cạnh tranh và
bên cạnh đó cũng có rất nhiều các sản phẩm gạo nhập khác cũng tham gia vào thị trường bán lẻ gạo này khiến cho sản phẩm của Công ty cũng gặp rất nhiều sự cạnh tranh.
Nhà cung cấp:
Công ty chưa xây dựng được nguồn nguyên liệu ổn định, chủ yếu dựa vào các nhà cung cấp thu mua trực tiếp từ các hộ dân. Chất lượng gạo không ổn định do các hộ dân còn kinh doanh manh mún, chưa áp dụng các biện pháp công nghệ cao để tăng năng suất lao động và chất lượng gạo.
Khách hàng:
Do nguồn kinh phí dành cho hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh sản phẩm của Công ty còn hạn chế khiến người tiêu dùng chưa nhận diện được rõ rệt về thương hiệu gạo sạch VNF1 và chưa hiểu được lợi ích khi sử dụng sản phẩm gạo của Công ty so với các loại gạo thông thường khác trên thị trường. Hệ thống các cửa hàng của Công ty chưa có độ bao phủ rộng rãi và bố trí ở các khu vực tập trung đông dân cư có thu nhập mức bình quân khá trở lên. Khiến cho doanh thu bán hàng chưa được như kỳ vọng như theo định hướng phát triển của Công ty.
3.2.1.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp: Lực lượng lao động:
Ý thức được trong hoạt động sản xuất kinh doanh con người là nhân tố quan trọng hàng đầu nên Công ty đã rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, sắp xếp vị trí hợp lý, phù hợp với từng chuyên môn của cán bộ. Tuy nhiên công tác đào tạo của Công ty còn chưa được chú ý, hầu như rất ít các chương trình đào tạo, tập huấn để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Một phần
cũng do nguồn kinh phí của doanh nghiệp còn hạn chế. Chế độ đãi ngộ của Công ty cũng chưa cao so với mặt bằng chung, còn có sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa lãnh đạo với nhân viên. Các khoản hỗ trợ nhân viên hàng tháng cũng dần cắt giảm bớt khiến số lượng cán bộ nhân viên qua các năm cũng đã giảm đáng kể. Cụ thể chúng ta có thể nhìn thấy qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Số lƣợng lao động của Công ty từ 2012-2014
Đơn vị: Người STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1 Trình độ trên đại học 4 2 2 2 Trình độ đại học 56 35 21 3 Trình độ cao đẳng 11 8 8 4 Trình độ trung cấp và lao động phổ thông 7 6 6 5 Tổng số lượng 78 51 37
( Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ VNF1 )
Nhìn qua bảng trên chúng ta có thể thấy số lượng nhân viên từ 2012 - 2014 đã giảm đáng kể. Do chế độ đãi ngộ và chính sách cắt giảm nhân sự của Công ty khiến số lượng lao động 2014 đã giảm hơn 50% so với năm 2012. Công ty có các chi nhánh tại Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An nhưng chủ yếu số lượng lao động giảm tập trung ở khu vực văn phòng tại Hà Nội, còn tại các chi nhánh hầu như không có nhiều biến động về lao động. Việc thay đổi về nhân sự nhưng lại không có phương án
thay thế, bổ sung khiến cho hoạt động kinh doanh của Công ty cũng hạn chế và phải thu hẹp lại.
Quy mô doanh nghiệp:
Chúng ta có thể nhìn qua biểu đồ sau đây để thấy được quy mô của Công ty:
Chi nhánh Sản xuất Bần – Hưng Yên và Chi nhánh VNF1 Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ nhập gạo từ nhà phân phối lưu trữ tại kho và vận chuyển tới Chi nhánh sản xuất Đáp Cầu – Bắc Ninh để sản xuất, chế biến. Chi nhánh sản xuất Đáp Cầu – Bắc Ninh có nhiệm vụ lưu trữ, sản xuất chế biến, đóng gói thành phẩm. Sau đó sản phẩm sẽ được vận chuyển về Chi nhánh Phân Phối – Bán lẻ VNF1 tại Hà Nội để phân phối đi các cửa hàng, đại lý để tiêu thụ. Ngoài ra công ty còn có Chi nhánh VNF1 Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ quản lý tòa nhà tại Lê Hữu Lập, Thanh Hóa để kinh doanh cho thuê mặt bằng. Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ VNF1 Chi Nhánh Sản xuất Bần – Hưng Yên Chi Nhánh Sản xuất Đáp Cầu – Bắc Ninh Chi Nhánh VNF1 Hải Phòng Chi Nhánh VNF1 Thanh Hóa Chi Nhánh Phân Phối – Bán Lẻ VNF1
Trang thiết bị, công nghệ:
Hiện tại Công ty đang sử dụng dàn máy sản xuất theo quy trình của nhà sản xuất trong nước. Đây là dàn máy sản xuất với quy trình khép kín tuy nhiên Công ty chưa đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất để vận hành máy được hết công suất, các khâu vẫn còn chắp vá chưa sử dụng mát móc 100% như thiết kế khiến năng suất và hiệu quả không được như kế hoạch.
Nguồn vốn hoạt động:
Vốn là yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với những đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn giúp duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trải qua 7 năm từ khi thành lập đến giờ Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn và sóng gió. Tiềm lực tài chính của Công ty là một phần tác động mãnh mẽ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu của Công ty rất lớn tuy nhiên nó đã nằm hết trong các công trình xây dựng cơ bản dở dang là nguồn vốn của Công ty đã đầu tư vào Dự án chung cư cao cấp tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và một số công trình khác. Để triển khai Dự án này Công ty đã phải sử dụng nguồn vốn vay từ bên Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó các khoản nợ ngắn hạn để vay vốn lưu động kinh doanh hàng năm cũng rất lớn khiến Công ty phải chịu một khoản chi phí tài chính hàng năm không hề nhỏ.
Tuy nhiên đến năm 2013, 2014 hoạt động kinh doanh của Công ty đã dần tốt lên lại thêm được sự hỗ trợ từ phía Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đã có biện pháp tháo gỡ khiến Công ty đã trả được phần lớn nợ vay Ngân hàng thương mại giúp Công ty giảm một khoản chi phí lớn từ lãi vay ngân hàng và chủ động hơn về tài chính.
Chiến lược marketing:
Chiến lược marketing là một chiến lược rất quan trọng giúp Công ty và sản phẩm của Công ty tiếp cận được khách hàng một cách tốt nhất. Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ đã định hướng phát triển sản phẩm gạo sạch của mình nhắm đến đối tượng có mức thu nhập khá trở lên với slogan: “Gạo sạch vì cuộc sống an toàn”. Tuy nhiên các hệ thống cửa hàng và mức độ quảng bá hình ảnh qua các phương tiện trên internet, truyền hình, báo giấy, tờ rơi, hội chợ… còn hạn chế khiến người tiêu dùng chưa biết đến nhiều sản phẩm của Công ty. Và đến những năm gần đây hoạt động kinh doanh thua lỗ khiến Công ty phải thu hẹp hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ trong khi đó các đối thủ cạnh tranh trên thị trường không ngừng quảng bá hình ảnh và mở rộng mạng lưới khiến hình ảnh sản phẩm của Công ty càng khó tiếp cận với người tiêu dùng.
Quản trị doanh nghiệp:
Ban Lãnh đạo của Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ VNF1 là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh lương thực. Tuy nhiên lĩnh vực phân phối – bán lẻ lại là một lĩnh vực hoàn toàn mới so với kinh doanh lương thực thông thường và đến năm 2012 Công ty mới thành lập phòng Marketing để mở rộng hình ảnh sản phẩm hơn đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên chiến lược phân phối sản phẩm và marketing của Công ty chưa hợp lý khiến thị phần bị mất dần vào tay các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó từ năm 2009 Công ty đã đầu tư Dự án chung cư cao cấp tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và xây dựng tòa nhà trung tâm thương mại tại Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nguồn vốn của Công ty đã dành cho hai dự án này rất lớn khiến vốn dành cho hoạt động kinh doanh chính là lương thực của Công ty bị hạn chế rất nhiều. Đến giai đoạn năm 2010, 2011
thị trường bất động sản đi xuống khiến dự án của Công ty bị đình trệ và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn Công ty.