Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối bán lẻ VNF1 (Trang 63)

0,28 so với năm 2013. Qua đó có thể thấy Công ty đã có biện pháp kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp, mỗi năm Công ty chỉ phải bỏ ra ít chi phí quản lý nhưng lại thu lại được nhiều lợi nhuận hơn. Nếu tiếp tục có những biện pháp kiểm soát tốt chi phí này thì lợi nhuận hàng năm của Công ty sẽ tăng cao hơn nữa.

Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí năm 2013 là - 0,04, cao hơn 0,02 so với năm 2012, và năm 2014 là -0,03, tăng 0,01 so với năm 2013. Qua chỉ tiêu này ta có thể thấy Công ty đã kiểm soát tốt các chi phí trong năm, một đồng chi phí Công ty bỏ ra sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn.

3.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 -2014: -2014:

3.3.1 Kết quả đạt được:

Qua phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty có thể thấy quy mô mở rộng sản xuất và thị phần của Công ty ngày càng thu hẹp khiến doanh thu bán hàng trong 3 năm gần đây giảm rõ rệt. Tuy nhiên, Công ty đã có những biện pháp thắt chặt chi phí, cắt giảm lao động, thu hẹp hệ thống và tập trung vào những khu vực kinh doanh có hiệu quả.

Mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh là lợi nhuận và ta đã thấy hoạt động kinh doanh của Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ VNF1 từ năm 2012 đến năm 2014 đã có chuyển biến.

Tuy lợi nhuận sau thuế vẫn âm nhưng đã giảm hơn nhiều so với các năm trước. Và nếu tiếp tục duy trì Công ty sẽ tăng trưởng lợi nhuận hơn.

Ngoài ra, Công ty đã có các chính sách bán hàng và chiết khấu tốt hơn cho các đại lý, mở rộng thêm một số kênh bán hàng bếp ăn tập thể, khu công nghiệp từ đó giải quyết được rất nhiều số lượng hàng tồn kho mang lại lợi nhuận tốt hơn cho Công ty.

3.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2012-2014 của Công ty còn nhiều tồn tại cần khắc phục:

Thứ nhất, năng lực đội ngũ ban lãnh đạo còn yếu kém, chủ yếu chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bán buôn lúa gạo. Chưa có năng lực điều hành trong lĩnh vực kinh doanh ngành hàng bán lẻ. Đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm nhưng lại có tư tưởng bảo thủ, hình thức lãnh đạo chuyên quyền nên các chiến lược đưa ra chưa giúp cho doanh nghiệp tạo được vị thế của mình cũng như sản phẩm chưa có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trình độ tay nghề của lực lượng lao động trực tiếp sản xuất chưa cao khiến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được thị trường đầu ra. Số lượng lao động hàng năm không ổn định, các chế độ đãi ngộ bị cắt giảm khiến tâm lý người lao động bị ảnh hưởng, không chuyên tâm vào lao động, sản xuất.

Bộ máy hoạt động của Công ty còn cồng kềnh và hoạt động chưa hiệu quả. Một số Chi nhánh hầu như dừng hoạt động và không tạo ra sản phẩm cho công ty.

Công ty chưa đề ra những chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, không có chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Vì thế công ty chưa tạo được động lực cho người lao động để họ gắn bó lâu dài gây ra sự bất ổn về nhân sự. Ảnh hưởng đến chung đến tâm lý của người lao động trong Công ty từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người lao động.

Thứ hai, doanh thu bán hàng của Công ty còn ở mức thấp và năm sau giảm hơn so với năm trước, đặc biệt đến năm 2014 giảm mạnh, giảm 33,92 % so với năm 2013. Từ đó khiến lợi nhuận của Công ty cũng ở mức khiêm tốn và chưa tạo được bước đột phá mới để phát triển.

Nguyên nhân do công ty chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động marketing, bán hàng để thúc đẩy doanh thu bán hàng. Chưa có chiến lược cụ thể và xuyên suốt về làm thương hiệu để sản phẩm của Công ty tạo sự khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường. Công ty chưa có các chính sách, chế độ hấp dẫn cho các đại lý phân phối khiến việc mở rộng hệ thống để sản phẩm tiếp cận rộng rãi với người tiêu dùng còn khó khăn. Bên cạnh đó, công nghệ kĩ thuật trong sản xuất của Công ty còn chưa đồng bộ, còn nhiều khâu phải sử dụng phương pháp thủ công khiến chất lượng và sản lượng chưa đảm bảo. Trong quá trình sản xuất Công ty cũng chưa tận dụng tất cả các nguồn thu khác và máy móc nhàn rỗi để gia tăng thu nhập, bù đắp cho những khoản chi phí khác mà Công ty bỏ ra. Do đó doanh thu bán hàng của Công ty ở mức thấp và kéo theo lợi nhuận chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của Công ty.

Thứ ba, nguồn vốn của Công ty còn bị phân tán ở nhiều lĩnh vực nên chưa tập trung nguồn lực cho việc sản xuất kinh doanh. Khiến cho hoạt động

kinh doanh còn manh mún, chưa cạnh tranh được so với các đối thủ khác trên thị trường.

Nguyên nhân do tình hình kinh tế thế giới trong giai đoạn 2012-2014 gặp nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, nhu cầu thị trường bất động sản đi xuống khiến cho hoạt động kinh doanh của Công ty bị giảm sút và các công trình xây dựng Công ty đang triển khai phải tạm dừng do thiếu vốn. Từ đó khiến cho Công ty mất đi một nguồn vốn ứ đọng tại công trình dở dang khiến gây mất khả năng tài chính tham gia vào quá trình sản xuất và phải chịu khoản nợ vay lớn từ Ngân hàng thương mại.

Hàng tồn kho của Công ty vẫn còn tồn đọng khá lớn khiến cho Công ty bị tồn đọng nguồn vốn để đưa vào hoạt động trong sản xuất kinh doanh. Dẫn đến việc thiếu hụt nguồn vốn, giảm khả năng kinh doanh và cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Như vậy, trong chương 3 chúng ta có thể có được một cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh doanh của Công ty CP Phân phối – Bán Lẻ VNF1 giai đoạn 2012-2014 qua việc phân tích các chỉ tiêu HQKD nhập khẩu của Công ty. Bên cạnh đó thấy được những tồn tại, nguyên nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó, làm tiền đề cho việc đề xuất định hướng cũng như những giải pháp khắc phục tình trạng này ở chương 4.

CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP PHÂN PHỐI – BÁN LẺ VNF1

4.1 Định hƣớng của Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ VNF1 đến năm 2020:

Từ việc đánh giá tình hình trong nước, tình hình kinh tế thế giới cũng như đánh giá những thuận lợi và khó khăn, trong giai đoạn 2015-2020 để trở thành nhà bán lẻ sản phẩm gạo thương hiệu hàng đầu trong nước công ty đã đề ra mục tiêu cụ thể sau:

Xây dựng chiến lược đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Duy trì những mặt hàng kinh doanh đem lại hiệu quả cao, giữ vững và mở rộng thị phần. Cải tiến hệ thống máy móc, quy trình sản xuất, tập huấn nâng cao tay nghề cho người lao động từ đó đẩy mạnh doanh thu bán hàng. Phấn đấu tăng trưởng mỗi năm bình quân khoảng 15% Qua đó tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động.

Công ty cố gắng duy trì việc kiểm soát tốt các khoản chi phí trong quá trình sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp xuống mức 15% - 20% mỗi năm để đem lại lợi nhuận cao hơn, tương xứng với tiềm năng của Công ty.

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính là phân phối, bán lẻ gạo và tận dụng tốt nguồn vốn của

Công ty và huy động các nguồn vốn khác để nâng cao hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ đến năm 2020:

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2020

1 Tổng doanh thu thuần từ bán hàng 270.000 2 Tổng tài sản 350.000 3 Vốn chủ sở hữu 175.000 4 Lợi nhuận sau thuế 20.000

(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của Công ty đến năm 2020)

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Phân Phối – Bán Lẻ VNF1 Phân Phối – Bán Lẻ VNF1

4.2.1 Đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm:

+ Quảng cáo sản phẩm qua internet:

Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ và internet được coi là xương sống của nền kinh tế. Theo thống kê của Bộ thông tin và truyền thông đến thời điểm hiện nay có khoảng 40% dân số cả nước sử dụng internet, và con số này có xu hướng gia tăng ở một nước đang phát triển như Việt Nam. Nếu chúng ta biết tận dụng kênh bán hàng và marketing này sẽ có thể mang lại hiệu quả về kinh doanh lớn hơn mà lại giảm thiểu về chi phí hơn so với các kênh quảng cáo bán hàng khác.

Sử dụng hình thức quảng cáo hiển thị - đây là hình thức quảng cáo truyền thống và rất phổ biến. Khi truy cập vào bất kì website nào, người sử dụng có thể dễ dàng bắt gặp quảng cáo dạng này. Hiện nay, quảng cáo hiển thị được cải tiến khá nhiều với sự nâng cấp, đổi mới về hiệu ứng động, chèn action, mở rộng kích thước,…

Đặt logo hoặc banner quảng cáo trên các website nổi tiếng, những website có lượng khách hàng truy cập lớn hay những website được rank cao trên Google là phổ biến và là cách quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Nó không những quảng bá được thương hiệu mà còn nhắm đến các khách hàng tiềm năng trên Internet.

Quảng cáo bằng đường text link: Là đặt quảng cáo bằng chữ có đường link đến website hay sản phẩm dịch vụ của bạn, bạn phải có tiêu đề cho đoạn quảng cáo, địa chỉ website, thông tin giới thiệu về website hay quảng cáo sản phẩm dịch vụ để bạn có thể đăng ký vào bất kỳ danh bạ nào trên Internet phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của các cỗ máy chủ tìm kiếm. Hiện nay để được đăng ký vào hệ thống directory của Yahoo sẽ phải trả 299$/năm còn ở VietnamTradeFair.com thì chỉ có 200.000VNĐ/ 1 lần đăng ký mãi mãi. Lợi ích của hình thức quảng cáo này là thường xuyên có hàng trăm ngàn robot và spider của các search engine truy cập vào và sẽ tự động cập nhật website của Công ty lên search engine trong vòng chỉ có 3 đến 7 ngày.

Xây dựng phát triển hệ thống Media và các nền tảng quảng cáo có định hướng tốt, lâu dài theo các nguồn khảo sát dữ liệu của Công ty. Phối hợp cùng các đơn vị có kinh nghiệm, các nhà đầu tư để lựa chọn hướng đi riêng mang

bản sắc riêng của doanh nghiệp mà không bị trùng lặp, theo lối mòn với những công ty trong cùng ngành.

+ Quảng cáo tại hội chợ, triển lãm, ngoài trời:

Công ty cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nhất là các hội chợ về các sản phẩm lúa gạo để có nhiều cơ hội tiếp cận rộng rãi với khách hàng hơn. Tận dụng các hình thức quảng cáo ngoài trời như: pano, nhà chờ xe bus, billboard, tờ rơi,…

4.2.2 Hoạch định chiến lược kinh doanh để phát triển hệ thống bán lẻ chiếm lĩnh thị trường: chiếm lĩnh thị trường:

Công ty cần có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, hoạch định phân cấp từng khu vực để phát triển hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối. Các hệ thống cửa hàng cần phải có hệ thống theo dõi khách hàng, định kì gửi thông tin các chương trình khuyế mãi và thông tin sản phẩm mới hàng tháng qua email và gọi điện để chăm sóc khách hàng.

Có các chính sách chiết khấu, hoa hồng hấp dẫn cho các đại lý, nhà phân phối. Tập trung vào các khu vực đông dân cư có thu nhập mức khá trở lên.

Nghiên cứu kĩ các điểm mạnh và yếu các đối thủ trên thị trường, dự báo nhu cầu sản phẩm của thị trường để có những chiến lược phù hợp.

4.2.3 Tận dụng các nguồn phụ thu và tiết kiệm chi phí trong sản xuất, vận hành: hành:

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thì chi phí vận hành sản xuất luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nếu doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí này sẽ tránh lãng phí, giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Muốn thực hiện được việc kiểm soát chi phí Công ty cần phải thực hiện các biện pháp như sau:

- Tiết kiệm nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu trong đội ngũ công nhân và nhân viên của công ty bằng cách phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên vật liệu giữa các tổ với nhau. Tổ nào, cá nhân nào tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu hơn thì sẽ được khen thưởng thành tích đạt được.

+ Cung ứng cây giống cao sản, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân với giá thị trường, thời điểm. Không chỉ cung ứng cho nông dân các giống lúa tốt, công ty cũng nên hỗ trợ về kỹ thuật trồng lúa cho nông dân. Như thế Công ty sẽ có thể giảm chi phí khi phải thu mua qua nhiều kênh và chủ động hơn trong nguồn nguyên liệu của mình. Từ đó đảm bảo được chất lượng đầu ra và hạ giá thành sản phẩm.

- Gia công ngoài:

Trong những thời điểm chưa có hàng để sản xuất hoặc các khâu máy móc còn nhàn rỗi Công ty nên nhận gia công thêm các sản phẩm khác của các đơn vị khác để tận dụng máy móc sẵn có và gia tăng thêm thu nhập.

- Bán các phụ phẩm:

Trong quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm là gạo thương hiệu có rất nhiều các phụ phẩm khác được tạo ra như: cám, vỏ trấu,… Trấu được sử dụng

làm nhiên liệu cho các lò sấy, lò hơi hay chất độn chuồng trong chăn nuôi. Một số khác được ép thành viên để xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc... Hiện tại, giá trấu dao động từ 300 – 600 đồng/kg tùy mùa vụ, trong khi đó, trấu củi thanh có giá lên đến 1.200 đồng/kg. Sản phẩm cám gạo cũng có giá trị tăng cao hơn từ 100 – 300% khi được chế biến thành thức ăn chăn nuôi, xà phòng, mỹ phẩm hoặc dược phẩm… Nếu tận dụng tốt các phụ phẩm, tránh hao hụt trong quá trình sản xuất Công ty có thể gia tăng thêm nguồn thu, bù đắp vào các chi phí khác trong quá trình sản xuất.

Chi phí quản lý, vận hành:

Công ty cần phải tiết kiệm và hạn chế các chi phí trong tiếp khách, hội nghị,… Cần có sự kiểm soát chặt chẽ trong chế độ công tác phí: Ví dụ: Chỉ quy định 100.000 VNĐ/người/ngày công tác phí đối với nhân viên và 150.000 VNĐ/người/ngày đối với cấp phó phòng trở lên, chi phí lưu trú 200.000 VNĐ/người/ngày, các chi phí tiếp khách chỉ khi có lãnh đạo đi cùng mới được kê khai chi phí tiếp khách. Những cán bộ đề xuất công tác đi tỉnh ngoài địa bàn cần phải có tờ trình lý do đi công tác và khi đi về phải có báo cáo công việc thực hiện trong chuyến công tác, tránh tình trạng lạm dụng việc đi công tác vào việc riêng gây lãng phí cho doanh nghiệp. Nếu kiểm soát tốt các chi phí này thì lợi nhuận của Công ty cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

4.2.4 Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống máy móc, nhà xưởng đồng bộ: bộ:

Hiện tại ở Chi nhánh sản xuất Đáp Cầu – Bắc Ninh – nơi sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần phân phối bán lẻ VNF1 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)