Về hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại sở giao dịch của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

2.1. Khái quát về Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.1.2. Về hoạt động huy động vốn

Vốn luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó luôn là vấn đề đòi hỏi đầu tiên, quyết định khả năng tiến hành của mọi dự án sản xuất. Đặc biệt quan trọng hơn là trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản đó là lĩnh vực tài trợ truyền thống của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, vấn đề huy động huy động vốn có cơ cấu hợp lý với quá trình sử dụng luôn là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho Sở giao dịch.

Đối với công tác điều hành vốn: Sở giao dịch thƣờng xuyên nghiên cứu, phân tích cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý hơn. Kết quả là cơ cấu nguồn vốn đã có những bƣớc chuyển biến rõ rệt, tình hình cân đối giữa các nguồn vốn và sử dụng vốn ngày càng hợp lý hơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn ngày càng hợp lý hơn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn cả về loại tiền lẫn kỳ hạn, đảm bảo tốt khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó Sở giao dịch luôn tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi, xác định tốt mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra, hỗ trợ tối đa cho công tác điều hành, tăng khả năng cạnh tranh song luôn đảm bảo an toàn với hiệu suất cao. Tỷ lệ tài sản có sinh lời luôn đạt trên 93%, tiền mặt và tiền gửi thanh toán thƣờng xuyên ở mức thấp, bình quân là 3% tài sản có trong năm.

Đối với công tác huy động vốn: trong những năm gần đây, để tăng trƣởng vốn, các ngân hàng thƣơng mại đã có cuộc cạnh tranh mạnh mẽ, quyết liệt, đặc biệt

là công tác huy động vốn bằng VND trên địa bàn Hà Nội. Cũng trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ đó, do nghiên cứu sát sao các yếu tố thị trƣờng, phân tích, xây dựng đúng đắn chiến lƣợc Marketing, chiến lƣợc giá cả nên Sở giao dịch đã thu hút đƣợc nguồn vốn lớn, phục vụ kịp thời cho hoạt động tín dụng và hoạt động thanh toán và góp phần đắc lực hỗ trợ điều hòa nguồn vốn trong hệ thống. Ta có thể xem xét số liệu cụ thể qua bảng 3.1:

Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Tiền gửi tổ chức 18.493 19.476 14.837 19.359 21.591 23.945

- Tiền gửi không kỳ hạn

6.375 5.266 2.123 4.235 5.245 6.367

- Tiền gửi có kỳ hạn 12.118 14.210 12.714 15.124 16.346 17.578

2. Tiền gửi dân cƣ 1.891 1.110 2.713 3.025 3.221 3.552

- Tiết kiệm 1.731 1.108 1.581 1.679 1.745 1.865 - Phát hành giấy tờ có giá 1.60 2 1.132 1.346 1.476 1.687 3. Huy động khác 0.28 0.70 0.849 1.1 1.3 1.5 Tổng cộng huy động : 20.384 20.586 17.550 23.484 26.112 28.997

«Nguồn : Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh 6 năm 2009-2014 »

Với tinh thần thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, định hƣớng của ngành về cơ cấu tài sản Nợ- Có, sở giao dịch đã luôn chủ động bám sát và tích cực hoạt động chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn hợp lý và bền vững, cơ cầu về kỳ hạn, loại tiền dần phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn trên thị trƣờng.

2.1.3. Về hoạt động tín dụng

Với nguồn vốn dồi dào huy động đƣợc, Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, góp phần tăng trƣởng và phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch vừa đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu kinh doanh của ngân hàng, góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa theo chƣơng trình phát triển của đất nƣớc.

Trong một vài năm gần đây, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt diễn ra từng ngày giữa các ngân hàng thƣơng mại về lãi suất cho vay, phí dịch vụ chuyển tiền, nới lỏng điều kiện tín dụng nhằm lối kéo khách hàng, tăng thị phần đầu tƣ tín dụng. Nhƣng Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam với nhiều biện pháp chủ động, đoán đƣợc thời cơ, linh hoạt trong việc vận dụng chính sách khách hàng đã tích cực vƣợt qua khó khăn, giữ vững và không ngừng tăng thị phần đầu tƣ tín dụng. Sở giao dịch đã chủ động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng dần tỷ trọng ngắn hạn, mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, nâng cao tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo. Cụ thể:

Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ thời kỳ 2009-2014

Đơn vị tính : tỷ đồng ST T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Dƣ nợ cuối kỳ Tỷ đồng 8.562 9.059 10.012 11.453 13.267 14.167 2 Dƣ nợ ngắn hạn / Tổng dƣ nợ % 19 22 24 25 25.7 26 3 Dƣ nợ trung dài hạn / Tổng dƣ nợ % 81 78 76 75 73 71 4 Dƣ nợ ngoài quốc % 15 16 17 18 20 21

doanh / Tổng dƣ nợ 5 Dƣ nợ có TSĐB /

Tổng dƣ nợ

% 21 53 50 52 55 57

Về quy mô tăng trƣởng tín dụng:

Trong 6 năm 2009 -2014, Sở giao dịch đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về tăng trƣởng tín dụng, đảm bảo dƣ nợ tín dụng trong giới hạn đƣợc giao, gắn tăng trƣởng với kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Về Cơ cấu tín dụng:

- Theo ngành kinh tế: Sở giao dịch luôn giữ vững sự tăng trƣởng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng phát triển trong tƣơng lai nhƣ bƣu chính viễn thông, dầu khí, điện lực, than... có lộ trình cụ thể giảm dƣ nợ cho vay xây lắp.

- Theo kỳ hạn: tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn/ tổng dƣ nợ ngày càng lớn, tăng từ 19% năm 2009 đến 26% năm 2014. Dƣ nợ trung dài hạn qua các năm đều tăng nhƣng vẫn nằm trong giới hạn tỷ trọng đƣợc Hội sở chính giao, phù hợp với định hƣớng phát triển chung của toàn ngành và lộ trình tái cơ cấu tín dụng tại Sở giao dịch.

- Theo tính chất khoản vay: : Dƣ nợ tín dụng theo KHNN DNNN và chỉ định liên tục giảm trong 3 năm qua cả số tuyệt đối và tƣơng đối. Dƣ nợ KHNN và chỉ định năm 2009 đạt 1.542 tỷ đồng (chiếm 30% tổng dƣ nợ) đã giảm xuống chỉ còn 515 tỷ đồng (chiếm 9%) năm 2014. Về cơ bản đến nay đã dừng giải ngân các dự án vay vốn KHNN và chỉ định, thực hiện đúng lộ trình mà Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã cam kết với ngân hàng thế giới.

- Theo thành phần kinh tế: theo định hƣớng phát triển của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, hoạt động tín dụng của Sỏ giao dịch đã chú trọng mở rộng đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Dƣ nợ ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch tăng đều qua các năm 2009 đến 2014. Đây là bƣớc phát triển tích cực, tạo ra nền khách hàng tốt, bắt kịp sự thay đổi của thị trƣờng. Tuy nhiên dƣ nợ ngoài quốc doanh vẫn còn hạn chế so với tiềm năng thực tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên thị trƣờng hiện nay.

- Theo tài sản đảm bảo nợ vay: trong hoạt động tín dụng, sở giao dịch đã chú trọng đến an toàn tín dụng, thể hiện qua dƣ nợ có tài sản đảm bảo liên tục tăng qua 3 năm. Dƣ nợ có tài sản đảm bảo năm 2009 đạt 1.083 tỷ đồng (chiếm 21% tổng dƣ nợ)

tăng lên 2.837 tỷ đồng đến cuối năm 2014, nâng tỷ lệ dƣ nợ có tài sản đảm bảo tại Sở giao dịch là 57%.

2.1.4. Về các hoạt động khác

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn lợi lớn và chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại lớn hiện nay nhƣng nó hàm chứa nhiều rủi ro lớn. Để hạn chế rủi ro, một số ngân hàng đã có chiến lƣợc phát triển kinh doanh sang các sản phẩm khác vừa an toàn vừa hiệu quả. Những năm gần đây Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam luôn chú trọng công tác phát triển dịch vụ theo hƣớng chuyển đổi tăng thu dịch vụ ròng trong tổng lợi nhuận và đạt đƣợc những kết quả sau:

Bảng 2.3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dịch vụ

Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Thu dịch vụ ròng Tr. Đồng 82.539 119.547 88.534 90.862 98.706 104.087 Trong đó các Dịch vụ chính: - Bảo lãnh Tr. đồng 43.187 47.145 32.077 34.678 35.765 38.879 Tỷ trọng % 52.32 39.44 36.23 38.17 36.23 37.35 - Thanh toán Tr. đồng 31.165 34.953 34.207 35.768 35.897 36.679 Tỷ trọng % 37.76 29.24 38.64 39.37 36.37 35.24

- Kinh doanh ngoại tệ

Tr. đồng 7.392 36.637 24.164 25.754 26.276 27.654

Tỷ trọng % 8.96 30.65 27.29 28.34 26.62 26.57

- Thu Ủy thác đầu tƣ Tr. đồng 795 812 414 578 768 875

Tỷ trọng % 0.96 0.68 0.47 0.64 0.78 0.84 2 Lợi nhuận trƣớc thuế Tr. đồng 494.386 563.618 659.795 689.756 701.256 724.768 3 Thu dịch vụ ròng / LNTT % 16.7 21.2 13.4 13.2 14.1 14.4

- Hoạt động thanh toán :

Hoạt động thanh toán đảm bảo chính xác, kịp thời cho khách hàng. Thu dịch vụ thanh toán bao gồm cả thanh toán trong nƣớc và thanh toán quốc tế ƣớc đến cuối năm 2014 đạt 36,679 tỷ đồng, tăng trƣởng 84.97% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 35.24% tổng thu dịch vụ.

Hoạt động thanh toán trong nước:

Các loại hình thanh toán đƣợc đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài các hình thức thanh toán truyền thống nhƣ thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, Sở giao dịch luôn tích cực triển khai các hình thức thanh toán mới, hiện đại nhƣ: Homebanking, BIDV- Smart@account... kết hợp linh hoạt các kênh thanh toán tạo nhiều sự lựa chọn cho các đối tƣợng khách hàng.

Mạng lƣới thanh toán liên tục đƣợc mở rộng làm tăng tốc độ thanh toán, phạm vi thanh toán và tạo cơ sở chắc cho việc phát triển các ứng dụng thanh toán khác.

Sau khi triển khai thành công chƣơng trình hiện đại hóa, công nghệ hạch toán tập trung online của chƣơng trình mới tạo nên sự thay đổi đáng kể về chất lƣợng thanh toán, cho phép xử lý nhanh một khối lƣợng thanh toán lớn.

Hoạt động thanh toán quốc tế:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2009-2014

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Doanh số TTQT Triệu USD 480 401 1.123 1.167 1.178 1.198 2 Thu TTQT Triệu đồng 7.861 8.108 10.900 11.356 12.145 13.178

« Nguồn : Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh 6 năm 2009-2014 »

- Nếu nhƣ thanh toán xuất khẩu trong những năm trƣớc đây chủ yếu tập trung các công ty thuộc khối dệt may (Hanosimex, Hogarco) và thủ công mỹ nghệ thì trong 2 năm gần đây, các giao dịch hàng xuất đã mở rộng ra khách hàng xuất khẩu than, đá, xăng dầu, ... và các sản phẩm xuất khẩu nông sản.

- Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch ngày càng tăng (số lƣợng khách hàng TTQT thƣờng xuyên trung bình khoảng trên 100 doanh nghiệp, tập trung vào các công ty lớn nhƣ: COMA, Lilama, Vinatra, Tổng Công ty Than, Tổng Công ty Giấy, Hanosimex, Petrolimex… ) cho thấy hoạt động TTQT của Sở giao dịch đã tạo đƣợc uy tín đối với khách hàng và có đƣợc vị thế trên thị trƣờng tiền tệ.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2009-2014 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Doanh số mua bán ngoại tệ Tr.USD 350 359 590 613 658 752

2 Thu kinh doanh ngoại tệ

Tr. đồng 5.700 5.476 6.213 6.687 7.013 7.467

« Nguồn : Báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh 6 năm 2009-2014 »

- Trong những năm qua, Sở giao dịch luôn khẳng định là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn hệ thống về công tác kinh doanh tiền tệ trên cả phƣơng diện doanh số giao dịch và lợi nhuận.

Bên cạnh công tác nghiệp vụ tăng lợi nhuận, Sở giao dịch cũng đã tích cực đóng góp vào sự hoạt động phát triển chung của toàn hệ thống. Đặc biệt là công tác tái cơ cấu Ngân hàng, phát triển mạng lƣới, nâng cấp phòng giao dịch Quang Trung thành chi nhánh Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Quang Trung, nâng cấp phòng giao dịch 2 thành chi nhánh Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Hai Bà Trƣng, là các chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

2.2. Chính sách tín dụng đối với khách hàng đƣợc xếp hạng tín dụng nội bộ tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.2.1. Xếp hạng khách hàng tại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Khách hàng là doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện đƣợc xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, sau khi xác định đƣợc ngành nghề, quy mô, Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam sẽ đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu tài chín, phi tài chính để xếp hạng khách hàng.

Căn cứ vào tổng số điểm đạt đƣợc, khách hàng sẽ đƣợc Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm. Nhóm khách hàng Mức Xếp hạng Ý nghĩa 1 AAA

Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng đƣợc xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2 AA

Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng đƣợc xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng đƣợc xếp hạng này là rất tốt.

3 A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng đƣợc xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn đƣợc đánh giá là tốt

4

BBB

Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách hàng có thể bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các

điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài.

5 BB

Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hƣởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hƣởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6

B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ có ảnh hƣởng nhiều đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC

Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại sở giao dịch của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)