3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.3.1.1.Thực hiện chuyên môn hóa trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Hiện tại việc thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp để ra quyết định cho vay tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thực hiện qua hai bộ phận là QHKH và QLRR. Cán bộ QHKH là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp nắm bắt thông tin về khách hàng. Việc phân tích tài chính ngoài việc dựa trên các thông tin ở các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp, còn dựa trên các thông tin do phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng. Vì vậy việc phân tích tài chính nên thực hiện chuyên môn hóa cho các cán bộ QHKH, báo cáo thẩm định rủi ro của các cán bộ QLRR chỉ nên thể hiện việc tính toán lại các chỉ số tài chính và đƣa ra ý kiến nhận xét về việc tính toán các chỉ số tài chính của bộ phận QHKH.
Việc phân tích lại toàn bộ tình hình tài chính của khách hàng sẽ dẫn tới việc trùng lắp và sẽ kéo dài thời gian quyết định cho vay của ngân hàng.
3.3.1.2. Sửa đổi các chỉ tiêu tài chính trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện tại, các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nếu đã có báo cáo tài chính trong 2 năm trở lên đều đƣợc chấm điểm theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, đây là một phần trong đánh giá doanh nghiệp khi ra quyết định cấp tín dụng nói chung và cho vay nói riêng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chấm điểm khách hàng theo hai hệ thống chỉ tiêu, hệ thống các chỉ tiêu tài chính và hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính.
Các chỉ tiêu tài chính đƣợc chấm điểm theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam hiện tại mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu theo đề cƣơng phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Trong khi đó quy định về điều kiện thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam có điều kiện Hệ số Nợ/VCSH phải không vƣợt quá 7. Điều kiện này không hợp lý với nhiều khách hàng sử dụng
đòn bẩy tài chính tốt, hoạt động kinh doanh vẫn có hiệu quả mà không đƣợc thiết lập quan hệ tín dụng.
Vì vậy nên đƣa chỉ tiêu Nợ/VCSH là một trong các chỉ tiêu của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và bỏ điều kiện Hệ số Nợ/VCSH ≤7.
Ngoài ra nên bổ sung thêm một số chỉ tiêu tài chính khác trong Hệ thống chỉ tiêu chấm điểm để hệ thống xếp hạng doanh nghiệp đƣợc đầy đủ hơn nhƣ:
Thời gian thanh toán công nợ (đơn vị: ngày)
= Giá trị các khoản phải trả quân (đầu kỳ và cuối kỳ)/ Giá vốn hàng bán trung bình ngày
Đây là khoảng thời gian chiếm dụng vốn vay của DN. Thời gian càng dài thì khả năng trả nợ vốn vay đúng hạn đối với Ngân hàng càng tốt và ngƣợc lại.
Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
= Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị TS của DN tạo ra bao nhiêu giá trị doanh thu
Hệ số Tài sản cố định/ Vốn chủ sở hữu
= Tài sản cố định/ Vốn chủ sở hữu x100%
Chỉ tiêu này cho biết giá trị TSCĐ của DN đƣợc tài trợ bằng vốn CSH chiếm bao nhiêu %.
3.3.1.3. Thành lập trung tâm dữ liệu khách hàng của toàn hệ thống
BIDV nên đầu tƣ thành lập hệ thống thông tin chung về khách hàng cho phép các cán bộ thực hiện phân tích cũng nhƣ các bộ phận liên quan đƣợc quyền truy cập và khai thác thông tin. Do đặc thù hệ thống Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam có rất nhiều chi nhánh, có rất nhiều khách hàng quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh khác nhau, vì vậy hệ thống thông tin nội bộ nối mạng toàn hệ thống sẽ rất hữu ích trong việc quản lý khách hàng.
Việc lƣu trữ các thông tin về khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng cần đƣợc tiến hành lƣu trữ khoa học, cập nhật thƣờng xuyên để thuận lợi cho việc tra cứu thông tin.
Việc truy cập vào hệ thống thông tin nên đƣợc cấp user đến từng cán bộ để đảm bảo bảo mật thông tin của khách hàng.
3.3.1.4. Xây dựng chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Phân tích và so sánh chỉ số trung bình ngành là một nội dung rất quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp. Khi phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, không so sánh với các chỉ số trung bình của ngành thì kết quả phân tích chƣa mang lại hiệu quả, không thấy đƣợc vị trí của doanh nghiệp phân tích trong ngành, không thấy đƣợc xu hƣớng của ngành cũng nhƣ tình hình tài chính của doanh nghiệp có phù hợp với ngành nghề kinh doanh hay không.
Vì vậy việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành nghề khác nhau là rất cần thiết. Tuy nhiên việc làm đó cũng rất khó, đòi hỏi nhiều chi phí, công nghệ và thời gian, đồng thời cũng phải liên tục theo dõi những diễn biến của nền kinh tế để cập nhật thƣờng xuyên. Do đó Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cần từng bƣớc thực hiện xây dựng hệ thống này, có thể dƣới hình thức thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu và tự lập hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành hoặc dƣới hình thức mua thông tin của các tổ chức chuyên nghiệp.
Thực hiện đƣợc điều này sẽ mang lại chất lƣợng cao hơn trong công tác phân tích TCDN phục vụ quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.
3.3.1.5. Sửa đổi mô hình tổ chức và mức phán quyết tín dụng
- Đối với các khách hàng mới, nên siết chặt chính sách khách hàng để tiếp cận hơn là qua thẩm định rủi ro.
Hiện tại theo quy định của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, đối với các khách hàng mới là doanh nghiệp, khi ngân hàng xét duyệt cho vay bắt buộc phải qua bƣớc thẩm định rủi ro tín dụng. Với điều kiện nhƣ vậy dẫn đến thời gian xét duyệt cho vay cần nhiều thời gian, không hợp lý đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, lƣợng vốn vay ít khi muốn tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Để đảm bảo an toàn tín dụng đối với các khách hàng này, nên siết chặt điều kiện vay vốn hơn là yêu cầu bắt buộc phải qua thẩm định rủi ro.
- Nên tách riêng mức ủy quyền phán quyết cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn và bảo lãnh.
Hiện tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đang quy định mức thẩm quyền phê duyệt tổng giới hạn tín dụng chung đối với một khách hàng, bao gồm tất cả các sản phẩm tín dụng. Điều này gây bất cập đối với việc xét duyệt cho vay đối với các dự án trung dài hạn. Khi các khách hàng đã vay ngắn hạn hoặc bảo lãnh đến mức tối đa thẩm quyền phán quyết, nếu có nhu cầu vay vốn đầu tƣ dự án dù rất nhỏ cũng phải xin ý kiến của hội sở chính Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, tại hội sở chính lại thẩm định tình hình tài chính khách hàng cũng nhƣ thẩm định dự án vay vốn nên thời gian xét duyệt thƣờng kéo dài.
Do tính chất khoản vay ngắn hạn, cấp bảo lãnh và cho vay trung dài hạn có tính chất khách nhau và mức độ rủi ro khác nhau nên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam cần tách mức ủy quyền phán quyết tín dụng cho các cấp riêng biệt theo từng sản phẩm tín dụng.
- Việc phân tích TCDN để ra quyết định cho vay đối với các dự án trung dài hạn nên giảm bớt so với cho vay ngắn hạn.
Khi cho vay dài hạn đầu tƣ dự án, nguồn trả nợ ngân hàng là từ chính dự án cho vay. Vì vậy điều quan trọng nhất trong đề xuất cấp tín dụng là phân tích hiệu quả dự án. Việc quy định phân tích TCDN đối với cho vay ngắn hạn và trung dài hạn giống nhau nhƣ hiện nay là không cần thiết, kéo dài thời gian ra quyết định cho vay đối với các dự án trung dài hạn.