Luật pháp, chính sách cần nhất quán, minh bạch, mọi sự thay đổi cần thiết phải theo xu hƣớng thuận lợi hơn, tốt hơn và không gây bị động cho ngƣời kinh doanh.
Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết định của ngƣời kinh doanh. Có chế tài, chế độ khen thƣởng và xử phạt nghiêm minh cả với ngƣời kinh doanh và ngƣời thi hành công vụ. Dần xác lập hệ thống lý lịch tƣ pháp của công dân; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong cấp đăng ký kinh doanh theo nguyên tắc “một cửa”, “một dấu”.
Phân biệt rõ quan hệ kinh tế, dân sự với việc vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia, lợi ích nhà nƣớc và trật tƣ an tồn xã hội có tính chất hình sự. Hàng năm các doanh nghiệp lớn cần đƣợc kiểm toán. Cần thống nhất phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, các cơ quan quản lý nhà nƣớc có chƣơng trình thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp và thông báo trƣớc cho doanh nghiệp. Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về kết quả thanh tra, kiểm tra và phải bồi thƣờng thiệt hại về những tổn thất gây ra cho cơ sở (nếu có).
Sớm ban hành pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, hình thành khung khổ pháp lý cho việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hợp đồng và xử lý các vi phạm, tranh chấp kinh tế thơng qua các hình thức trọng tài và toà án. Sớm ban hành pháp lệnh về trọng tài. Bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh thi hành án theo hƣớng đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian và tăng cƣờng hiệu lực thi hành án.