Đơn vị: triệu bao
TT Nƣớc 2009 2010 2015* I Các nước SX chính 33,540 33,540 33,820 1 Braxin 19,500 19,500 20,010 2 Mêhico 2,365 2,530 2,515 3 Indonexia 2,000 2,000 2,000 4 Etiopia 2,170 2,170 2,558 5 Colombia 1,580 1,580 1,884 6 Ấn Độ 1,340 1,340 1,480 II Các nước NK chính 97,190 97,190 102,882 1 Đức 10,160 10,160 12,541 2 Pháp 5,888 5,880 6,835 3 Mỹ 20,180 20,180 23,971 4 Nhật Bản 8,580 8,580 9,823 III Tổng thế giới 125,000 130,730 145,000
(Nguồn: USDA, 2009, * dự báo)
3.1.2. Triển vọng về xuất nhập khẩu
Theo ICO, nhập khẩu cà phê phê toàn cầu sẽ đạt tốc độ tăng bình quân 0,2%/năm trong giai đoạn 2001-2010, đạt 5,5 triệu tấn vào năm 2010. Các nước phát triển vẫn là khu vực nhập khẩu và phê chủ yếu. Nhập khẩu của các nước phát triển đạt gần 5,1 triệu tấn, chiếm 92% tổng lượng cà phê nhập khẩu, trong đó nhập khẩu vào khu vực Bắc Mỹ dự báo sẽ giảm nhẹ, chỉ đạt 154 triệu tấn và nhập khẩu vào châu Âu cũng giảm xuống còn 2,96 triệu tấn.
Về xuất khẩu, cà phê Braxin vẫn là nước cạnh tranh nhất trên thị trường thế giới. Xuất khẩu cà phê của Braxin chiếm 30% tổng xuất khẩu toàn cầu. Thị trường cà phê thế giới được chi phối bởi các nước trồng cà phê lớn, các nhà kinh doanh và các nhà rang xay cà phê lớn nhất thế giới. Các nước sản xuất có thể cung ứng cà phê
trực tiếp cho thị trường nhưng phần lớn lượng cà phê nhân được bán cho các nhà buôn lớn nhất thế giới. Các nhà kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới hiện bao gồm Neumann Kaffee- Gruppe; Volcaphe; Ecom Trading; Olam Internetional. Các nhà kinh doanh cà phê chuyên mua cà phê để bán cho các nhà rang xay. Một phần cà phê nhân cũng sẽ được bán trực tiếp cho các nhà rang xay. Các nhà rang xay, chế biến lớn nhất thế giới hiện tại là Nestle, Kraft Foods, Sara Lee, Tchibo. Họ có các thương hiệu cà phê riêng và họ bán cho các nhà bán buôn hoặc bán lẻ đến người tiêu dùng.
Chính vì có sự phân khúc và khác biệt như vậy nên cung cầu và giá cả cà phê trên thị trường thế giới phụ thuộc một bên cung là các nhà trồng và kinh doanh cà phê của các nước sản xuất với một bên là các nhà rang xay, chế biến và kinh doanh cà phê lớn nhất thế giới.
3.2. ĐỊNH HƢỚNG THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM 3.2.1. Mục tiêu, quan điểm
Trong những năm qua, việc phát triển của cây cà phê khá bấp bênh, phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới dẫn đến người trồng cà phê luôn thua lỗ trong khi các doanh nghiệp kinh doanh cà phê thì luôn gánh chịu nhiều rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản. Để đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hiệp hội cà phê Việt Nam đưa ra 3 mục tiêu chính được xác định là:
- Thứ nhất là tập trung nâng cao chất lượng và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm cà phê mang thương hiệu Việt Nam.
- Thứ hai là tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cà phê ở trong nước và trên thế giới.
- Thứ ba là kết nối chuỗi giá trị gia tăng của cà phê một cách bền vững nhất
* Quan điểm
Cà phê đã trở mặt hàng xuất khẩu có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp kinh tế - xã hội của đất nước. Quan điểm của Đảng và nhà nước phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê góp phần cải biến cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trước hết, việc phát triển mặt hàng cà phê xuất khẩu phải hướng tới việc tạo ra một khu vực sản xuất ổn định, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh tế của xuất khẩu cà phê góp phần vào tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đảm bảo nguồn thu ngoại tệ ổn định cho nhập khẩu, phục vụ CNH, HĐH đất nước.
Thứ ba, phải đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hoà lợi ích về kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự an toàn xã hội.
3.2.2. Định hƣớng lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm
Các thị trường trọng tâm cần tiếp tục duy trì là thị trường Mỹ; thị trường châu Âu, trong đó coi trọng thị trường Đức và Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha vì đây là khu vực thị trường có dung lượng tiêu thụ cà phê tương đối lớn; củng cố và giữ vững thị trường các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trên cơ sở các thị trường truyền thống, hình thành các bạn hàng ổn định và vững chắc. Ngoài ra, cần phát triển các thị trường tiềm năng khác như thị trường Ba lan, thị trường Anh, thị trường các nước châu Âu khác. Theo hiệp hội cà phê Việt Nam, trong thời gian tới sẽ định hướng một số thị trường xuất khẩu cụ thể như sau:
- Mỹ
Mỹ, nước tiêu thụ cà phê thứ đầu thế giới thế giới chiếm 20,45% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới. Lợi thế hiện nay của Việt Nam là giá cà phê xuất khẩu vào Mỹ thấp hơn nhiều so với giá của các nước xuất khẩu khác, song cà phê lại thuộc nhóm mặt hàng khó nhập khẩu vào nước này và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ. Vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần phải chú trọng đến công tác xúc tiến, tìm hiểu thị trường và cách thâm nhập thị trường này.
Mục tiêu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn 2009-2010 đạt tốc độ tăng trưởng 19,2%/năm, kim ngạch đạt 450 nghìn USD vào năm 2010 và tăng bình quân 21%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, đạt 540 nghìn USD vào năm 2015.
- Thị trường Đức
Đức là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới chiếm 15,28% tổng kim ngạch nhập khẩu thế giới với nhu cầu 1.076.689 tấn cà phê hàng năm. Đức là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, sức mua và giá cả hàng hoá bán trên thị trường Đức thường cao hơn nhiều lần so với những thị trường khác. Có thể nói, đây là thị trường triển vọng của Việt Nam và việc cà phê Việt Nam tiếp cận được với thị trường này là đã thể hiện được phần nào năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam.
Mục tiêu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn 2009 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch 38%/năm, kim ngạch đạt 367 nghìn USD vào năm 2010.
- Thị trường Pháp
Pháp thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 3 thế giới chiếm 6,34% kim ngạch nhập khẩu thế giới.
Mục tiêu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 20,0%/năm, kim ngạch đạt 91,2 USD vào năm 2010 và tăng bình quân 21,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, đạt 100 nghìn USD vào năm 2015.
- Thị trường EU
Thị trường EU đòi hỏi chất lượng cà phê, độ an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt Nam trên thị trường các nước EU, chúng ta phải tìm cách tìm hiểu thị hiếu, khẩu vị của người dùng cà phê ở các nước này. Nghiên cứu và áp dụng khoa học và qui trình công nghệ cà phê tiên tiến từ khâu trồng trọt, thu hái, đóng gói, mẫu mã, bao bì, bảo quản, vận chuyển... phù hợp với thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng. Nếu chúng ta làm được việc đó, thị trường EU có thể nói là thị trường có triển vọng lớn đối với xuất khẩu cà phê nước ta.
3.3. GIẢI PHÁP MARKETING XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
3.3.1. Giải pháp sản phẩm xuất khẩu
- Về sản xuất: Cần giữ ổn định và áp dụng kỹ thuật thâm canh cà phê ở những nơi có điều kiện sinh thái thích nghi; ghép, cải tạo hoặc tái canh bằng các giống cà phê mới, đặc biệt tăng cường mở rộng diện tích trồng cà phê , đồng thời thực hiện canh tác đúng quy trình thâm canh, tăng năng suất và chất lượng cà phê xuất khẩu; tiến hành thu hoạch cà phê đúng độ chín và áp dụng phương thức chế biến ướt vào chế biến cà phê xuất khẩu.
- Về thương lái thu mua cà phê: Chỉ mua cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng với mức giá phù hợp; phương thức thu mua và thanh toán minh bạch, chính xác và tiện lợi; tạo mối liên kết giữa người sản xuất cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một cách liên thông.
- Về doanh nghiệp thu mua và sơ chế cà phê nhân xuất khẩu: Cần đầu tư thêm thiết bị chế biến cà phê đạt chất lượng cao; xây dựng nhãn mác hàng hoá và chủ động mở rộng thị trường, nhất là chủ động tham gia giao dịch tại sàn giao dịch cà phê; quản lý sản xuất kinh doanh theo hướng kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ cà phê bằng công nghệ tiên tiến; liên kết với hệ thống ngân hàng tài trợ cho hoạt động thu mua, chế biến xuất khẩu cà phê.
- Về công nghệ chế biến: cần trang bị dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến để đa dạng hoá sản phẩm cà phê đạt chất lượng cao, đồng thời tăng tỷ lệ cà phê qua chế biến lên 4 - 5% sản lượng; tổ chức quản lý, điều hành sản xuất - kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO, HACCP… và cần chú ý đến phân khúc thị trường sản phẩm cà phê
Từng bước hiện đại hoá các cơ sở tái chế - phân loại cà phê nhân xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư trang bị các máy, thiết bị tiên tiến, áp dụng tự động hoá dây chuyền sản xuất và giám sát chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO: 9000, HACCP, ISO: 14000; đảm bảo từ sau
năm 2010, hầu hết các cơ sở chế biến cà phê nhân xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo trong nước các dây chuyền chế biến cà phê công suất nhỏ và vừa, có công nghệ hiện đại, phù hợp với quy mô sản xuất. Chú trọng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo sản xuất an toàn, bền vững.
Tăng cường năng lực chế biến sâu, khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư chế biến cà phê hoà tan, cà phê rang xay... đến 2015 đạt sản lượng từ 10.000 - 15.000 tấn/năm, trong đó 50% xuất khẩu. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê chế biến. Trước mắt áp dụng TCVN 4193:2005 trong xuất khẩu cà phê nhân. Tiếp tục triển khai xây dựng Bộ quy chuẩn kỹ thuật cho ngành cà phê để đến năm 2010, Bộ quy chuẩn này có hiệu lực toàn diện. Đến năm 2015 có 80% và đến 2020, có 100% doanh nghiệp chế biến áp dụng các hệ thống quản ý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO). Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tập quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh cho cà phê xuất khẩu.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng tiêu chuẩn này, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã gặp một số khó khăn:
Thứ nhất: sau khi chế biến theo tiêu chuẩn TCVN 4193:2005, tỷ lệ cà phê phế phẩm chiếm đến 8-10%. Do vậy, với sản lượng cà phê hàng năm của nước ta khoảng 1 triệu tấn thì lượng cà phê phế phẩm đã chiếm khoảng 80.000-10.000 tấn. Đây là một khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê khi số lượng cà phê phế phẩm này khó tiêu thụ và dẫn đến tồn đọng một lượng lớn vốn của doanh nghiệp, nhất trong giai đoạn hiện nay
Thứ hai: chi phí để chế biến cà phê theo tiêu chuẩn TCVN 4193: 2005 quá lớn. Theo một số doanh nghiệp cho biết, nếu chế biến loại cà phê từ loại 2,5% đen vỡ
theo tiêu chuẩn TCVN 4193: 2005 loại 150 lỗi thì phải mất khoảng 40 đô la Mỹ/tấn; trong khi đó người mua chỉ trả giá cao hơn khoảng từ 20-30 đô la Mỹ/ tấn. Đây là chi phí khá lớn đối với doanh nghiệp.
Thứ ba: hiện trên thị trường kỳ hạn LIFFE đã mở rộng biên độ chất lượng và đã cho phép tất cả các loại cà phê đều được tham gia giao dịch trên thị trường này và tuỳ vào chất lượng từng loại cà phê mà định ra giá cà phù hợp cho từng loại.
Ngày nay, khi xu hướng sử dụng sản phẩm chất lượng cao của người tiêu dùng ngày càng tăng thì các tập đoàn phân phối, các nhà cung cấp sản phẩm đặc biệt là hàng thực phẩm cũng ngày càng khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của họ. Họ sẵn sàng mua giá cao hơn nếu chúng ta đáp ứng được yêu cần chất lượng cao của họ.
Kinh nghiệm giao dịch với Tập đoàn Nestle UK cho thấy:
Thứ nhất là cà phê xuất khẩu đã qua kiểm nghiệm vẫn có thể bị khiếu nại về chất lượng. Mặc dù đã được Trung tâm kiểm tra chất lượng (NQCC) của Nestle kiểm tra (tại Việt Nam là NQCC Đồng Nai) độ ẩm và cấp chứng nhận nhưng lô hàng đó vẫn có thể bị khiếu nại. Trong trường hợp này thì phần thiệt hại thường thuộc về phía người bán vì bị ép giá.
Nestle có quy trình kiểm tra chất lượng tuần hoàn rất chặt chẽ gồm các công đoạn: Nhà máy sản xuất kiểm tra chất lượng cà phê và phản ảnh đến Trung tâm mua hàng (CPCC)/Hệ thống mua hàng Nestle (NCPS); CPCC kiểm tra và phản ảnh đến người mua trung gian (Traders); Traders liên hệ với Trung tâm kiểm tra chất lượng Nestle (NQCC) để kiểm tra và phản hồi lại Nhà máy và Trung tâm mua hàng; nhà máy phối hợp với Hệ thống phân loại cà phê xanh (GCCS) và Trung tâm Kiểm tra chất lượng cà phê xanh (GCQC) để phân loại sản phẩm, chế biến và sản xuất, tiêu thụ.
Với quy trình này, theo Trung tâm Kiểm tra Chất lượng của Nestle UK thì Nhà máy là nơi đưa ra quyết định cuối cùng về chất lượng cà phê có đủ tiêu chuẩn để đưa vào chế biến, sản xuất hay không. Như vậy, mặc dù lô hàng đã được NQCC tại Việt Nam kiểm tra nhưng khi hàng đến nhà máy, nếu thấy độ ẩm quá quy định họ vẫn có thể khiếu nại.
Thứ hai là vấn đề không hoá xà phòng: Đây là một vấn đề mới được các nhà quản lý chất lượng của Nestle rất quan tâm. Theo Trung tâm Kiểm tra Chất lượng của Nestle UK, gần đây trong sản phẩm cà phê nhân Nestle nhập khẩu từ một số nước có mùi xà phòng. Qua kiểm tra, NQCC phát hiện” mùi xà phòng” có trong bao đay (jute bags) dùng để đựng cà phê xuất khẩu. Nguyên nhân có thể do bị dính dầu máy hoặc một loại dầu nào đó trong quá trình sản xuất bao đay. Theo Trung tâm Kiểm tra Chất lượng của Nestle UK, mức độ xà phòng hoá chấp nhận được là 1,250mg/kg. Vấn đề “không hoá xà phòng” đang được Nestle quan tâm, coi đây là một trong những tiêu chuẩn chất lượng mà các nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê cần đáp ứng.
Thứ ba là các chỉ số tiêu chuẩn về độ ẩm, tỷ lệ vỡ, tạp chất và sàng hạt. Theo các chỉ số tiêu chuẩn do Nesle đưa ra thì tiêu chuẩn của Việt Nam luôn thấp hơn