KNXK 2009 (1000 USD) Tăng bq 2004- 2009 về trị giá (%) Tăng bq 2004-2009 về lƣợng (%) Tỷ trọng trong tổng XK thế giới (%) Vị trí trong XK cà phê thế giới Thế giới 21.598.610 23 4 100,00 Việt Nam Tổng KNXK cà phê 1.777.763 38 4 8,23 2
090111 Cà phê chưa rang,
chưa khử caffein 1,767,889 38 4 15,1 2
090112 Cà phê chưa rang,
đã khử caffein 3.830 -9 -22 0,53 13
090121 Cà phê rang, chưa
khử caffein 4.939 14 14 0,1 38
090122 Cà phê rang, đã
khử caffein 962 76 10 0,28 21
090190 Các loại cà phê
khác 120 -18 20 0,13 38
(Nguồn: Trung tâm thương mại thế giới- ITC, 2009)
Bảng số liệu trên cho thấy Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa qua chế biến. Chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều. Mặc dù là uỷ viên của Ban điều hành Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) nhưng Việt Nam chưa tham gia chương trình cải tiến chất lượng cà phê, thông qua thực hiện Nghị quyết 420 của ICO. Theo Nghị quyết 420, các thành viên xuất khẩu phải biểu thị trong khung 17 của tất cả các chứng chỉ xuất xứ các thông tin về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu với số lỗi và hàm lượng ẩm. Đến nay đã có 25 nước xuất khẩu cà phê thông báo cho ICO về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của họ, trong đó không có Việt Nam. Lý do như đã đề cập đến ở trên, đó là việc mua bán cà phê không áp dụng theo tiêu
chuẩn, do đó chất lượng thấp, đặc biệt là thiếu ổn định. Bên cạnh đó, các nhà rang xay cũng lo ngại về việc cà phê Việt Nam thiếu an toàn, do kỹ thuật làm khô không tốt dẫn đến rủi ro nhiễm orchratoxin.
Theo thống kê của Hiệp hội cà phê, lượng thải loại cà phê Việt Nam ở các cảng luôn chiếm tỷ lệ lớn. Vụ 2007/08 ở cảng Antewrp, tổng số bị thải loại là 796.583 bao, trong đó của Việt Nam là 613.667 bao, chiếm 72%.Ở tất cả 10 cảng: Amsterdam, Antewrp, Barcalona, Bremen, Genoa, Hamburg, Le Herve, London, Rotterdam, Trieste, tổng số cà phê bị loại là 1.485.750 bao, trong đó của Việt Nam là 1.074.500 bao, chiếm 72,32%. Xảy ra tình trạng trên chủ yếu là do Việt Nam bán cà phê ở dạng “xô”, phân loại theo tiêu chuẩn cũ 4193:1993, theo đó cà phê chỉ được đánh giá đơn giản theo 3 tiêu chí: hàm lượng ẩm, hạt đen vỡ và tạp chất.
Như vậy có thể nói chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu thấp là vấn đề nổi trội nhất đối với cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
2.2.2. Giá xuất khẩu
Giá cà phê các loại trên thị trường thế giới có sự chênh lệch khá lớn. Giá cà phê Robusta bình quân chỉ vào khoảng 70% so với giá cà phê Arabica và khoảng trên 80% mức giá cà phê tham khảo của ICO. Nhìn vào Bảng 2.6. chúng ta có thể thấy, mặc dù là quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới nhưng giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất thấp (đến thời điểm 2008, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 2/3 giá bình quân chung của thế giới), thấp hơn nhiều so với một số quốc gia khác trên thế giới.
Một điều đáng lo ngại là trong giai đoạn 2001 - 2010, xu hướng giá xuất khẩu bình quân của thế giới tăng lên khá cao (2,46 lần) thì của Việt Nam lại tăng khá chậm (1,61 lần). Điều này cho thấy, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam không được cải thiện nhiều, chứng tỏ giá trị gia tăng trong khâu xuất khẩu cà phê của Việt Nam ít được cải thiện.
Bảng 2.6. Giá cà phê xuất khẩu của thế giới và một số nƣớc Đơn vị: USD/tấn 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Thế giới 1.254 1.188 1.412 1.611 2.152 2.240 2.587 3.090 Brazil 965 772 957 1.244 1.868 1.994 2.280 2.643 Thụy Sĩ 9.044 9.625 10.739 11.392 11.857 12.661 25.650 31.647 Mỹ 3.077 2.923 3.017 2.883 3.798 4.047 4.512 5.401 Pháp 2.024 2.112 2.723 3.466 3.899 4.976 7.281 9.774 Trung Quốc 893 876 994 1.275 2.281 2.414 2.561 3.049 Thái Lan 400 814 554 533 891 1.092 1.555 2.999 Nhật 7.514 6.203 6.393 9.558 7.095 8.438 7.715 9.265 Việt Nam 1.191 1.094 1.255 1.466 1.472 1.241 1.556 1.992 Malaysia 1.800 1.724 1.765 2.262 2.006 1.731 2.327 2.445 Honduras 633 1.115 1.220 1.453 2.268 2.271 2.415 2.934 Hồng Kông 3.411 2.916 2.671 2.759 3.975 3.806 4.661 5.268 Côlômbia 1.373 1.351 1.405 1.675 2.418 2.464 2.717 3.171 Belgium 1.816 1.668 2.174 2.541 2.986 3.365 3.724 3.513 Inđônêsia 752 689 800 855 1.131 1.421 1.980 2.115 Anh 3.737 4.461 6.916 10.217 8.715 7.756 9.452 11.013
(Nguồn: Thống kê của trung tâm thương mại quốc tế ITC)
Bên cạnh đó, mặc dù là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới, giá xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam lại thường thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới do giá cà phê của nước ta phụ thuộc nhiều vào tình hình giao dịch cà phê trên 2 sàn giao dịch ở London (Anh) và NewYork (Mỹ), đồng thời chịu nhiều tác động của giới đầu cơ.
Từ cuối năm 2008 đến nay, giá cà phê luôn biến động thất thường, có lúc tăng lên 1.600 - 1.700 USD/tấn. Tuy nhiên sau đó rơi xuống 1.200 USD/tấn (giá FOB tại cảng Tp.HCM), gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Giá cà phê luôn biến động mạnh như vậy là do hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Khi họ biết các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều lô hàng “bán trừ lùi” chưa chốt giá (do chờ giá sẽ lên), nên họ đã cố tình ép giá xuống. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê theo phương thức trừ lùi đang bị thua lỗ rất nặng, vì có những doanh nghiệp ký hợp đồng trừ lùi lên đến 90-100 USD/tấn, thậm chí 120 USD/tấn lúc đầu vụ. Đây là bài học mà VICOFA đã cảnh báo trong nhiều năm nay, nhưng các doanh nghiệp vẫn không tránh được.
Theo một số chuyên gia, nhà đầu cơ thường sử dụng sức mạnh tài chính để khống chế và ép giá xuống. Vì vậy phải tìm mọi cách không để cho nhà đầu cơ gây sức ép. Trong xu thế giá giảm, kiên quyết không giao dịch theo hợp đồng trừ lùi mà bán theo hình thức giao ngay.
Bảng 2.7. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam so với một số nƣớc năm 2008
Đơn vị: USD/tấn
Mã HS Loại cà phê Braxin Indonexia Colombia Việt Nam
090111 Cà phê chưa rang,
chưa khử caffein 2,637 2,114 3,161 1,991
090121 Cà phê chưa rang, đã
khử caffein 5,343 6,725 6,918 2,626
090122 Cà phê rang, chưa
khử caffein 6,000 3,425 3,125 2,568
090112 Cà phê rang, đã khử
caffein 3,594 3,833 6,754 2,086 090190 Các loại cà phê khác 14,350 1,307 3,000 3,357
(Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới ICO, 2009)
Trong các nước xuất khẩu chính, Colombia là quốc gia xuất khẩu cà phê đạt mức giá cao nhất. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê với mức giá rất thấp. Số
liệu Bảng 2.7 cho thấy, giá cà phê xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam so với một số nước như Braxin, Indonexia, hay Colombia đều thấp hơn rất nhiều. Đối với loại Cà phê chưa rang, chưa khử caffeine, giá xuất khẩu của Braxin đạt 2.637 USD/tấn, Indonexia đạt 2.114 USD/tấn, Colombia đạt 3,161 USD/tấn trong đó Việt Nam chỉ 1.991 USD/ tấn.
Việc giá bán cà phê Việt Nam luôn bị thua thiệt, ngoài nguyên nhân kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp kinh doanh non kém, tổ chức quản lý ngành hàng đơn giản, còn do cà phê Việt Nam chưa có uy tín cao trên thị trường thế giới.
Trước đây, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không có. Do không có mối liên kết nên khi giá cà phê lên cao, các doanh nghiệp thường khó có thể thu mua được số lượng lớn trong thời gian ngắn để xuất khẩu. Hơn nữa, do nguồn tài chính có hạn, phần lớn các doanh nghiệp phải vay ngân hàng nên dễ gặp phải rủi ro.
Các doanh nghiệp thu mua, đánh bóng lại và sau đó phân loại theo các kích cỡ, trọng lượng và mầu sắc khác nhau thành R1, R2 và R3 với tỷ lệ chế biến bình quân lần lượt là R2 (50,7%), tiếp theo là R1 (44,5%) và R3 (4,8%). Các sản phẩm này được gọi chung là cà phê nhân xô. Một phần nhỏ sản lượng cà phê nhân xô (từ 3 đến 6%) được các doanh nghiệp chế biến tư nhân làm thành cà phê bột bán tại thị trường trong nước. Ngay tại Đắk Lắk, các doanh nghiệp chế biến Đắk Lắk chủ yếu sử dụng công nghệ chế biến khô. Một số doanh nghiệp thậm chí vẫn sử dụng các loại công nghệ chế biến từ thời Pháp, trên thực tế chỉ là tái chế và phân loại lại. Một số khách hàng nước ngoài không mua theo cách phân loại R1, R2 và R3 mà chủ yếu mua nguyên liệu đồng hạng, giá thấp hơn và đem về nước chế biến lại.
Hệ thống định giá hiện tại không khuyến khích được các hộ và các doanh nghiệp tư nhân nâng cao chất lượng của cà phê nhân xuất khẩu. Tuy nhiên, với các
sản phẩm từ công nghệ chế biến ướt có chất lượng cao hơn và giá cao hơn, giúp các doanh nghiệp ổn định xuất khẩu với các đối tác nước ngoài nhưng cũng đòi hỏi đầu tư cao hơn. Các công ty xuất khẩu có dây chuyền chế biến ướt trực tiếp mua quả tươi của người trồng cà phê với yêu cầu chăm sóc, thu hái phải tập trung và phải theo đúng qui trình kỹ thuật.
Chế biến ướt đòi hỏi cà phê nguyên liệu phải chín để sản phẩm có độ đồng đều cao hơn về kích thước, trọng lượng và mầu sắc. Đầu tư mở rộng năng lực "chế biến ướt" tạo điều kiện để nông dân tự nguyện tập hợp nhau lại trong các HTX hay các tổ chức cộng đồng tự quản khác (do chế biến ướt đòi hỏi việc chăm sóc, thu hái cà phê tập trung đúng kỹ thuật theo lịch trình đã định, nhờ đó sẽ tạo cơ hội kéo các hộ lại gần nhau).
Cà phê chế biến ướt được xuất khẩu với giá cao hơn bình thường khoảng 100 USD/tấn, giá thu mua cà phê để chế biến ướt cũng cao hơn bình thường 400-600 đồng/kg hoặc hơn. Tuy nhiên, cà phê cho chế biến ướt hiện nay mới chỉ được trang bị trong một số doanh nghiệp lớn, chủ yếu do những hạn chế về vốn của các doanh nghiệp nhỏ.
Hiện nay cả nước có hơn 140 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê và số lượng các nhà xuất khẩu giảm dần theo thời gian, loại thải dần những nhà xuất khẩu cà phê nghiệp dư mỗi năm chỉ xuất vài container. Có năm, theo thống kê của hải quan, có hơn 200 doanh nghiệp chia sẻ sản lượng xuất khẩu một triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đa phần thuộc các doanh nghiệp hội viên của VICOFA.
2.2.3. Kênh phân phối
Hoạt động mua gom, xuất khẩu cà phê tại Việt Nam trong thời gian qua được tiến hành qua các kênh chủ yếu sau:
Các công ty sản xuất tiến hành xuất khẩu trực tiếp hoặc tiêu thụ qua trung gian trong nước, qua các cơ sở chế biến. Những công ty xuất khẩu trực tiếp thường gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ. Giá tiêu thụ cao hơn so với giá mua qua trung gian hoặc qua các nhà chế biến. Tuy vậy, số công ty xuất khẩu được trực tiếp chưa nhiều. Sản phẩm cà phê của Việt Nam chưa được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ngoài do các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh để tham gia kênh phân phối trực tiếp.
Các công ty đầu mối lớn đóng vai trò rất quan trọng trong kênh xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay. Các hộ sản xuất tiêu thụ sản phẩm qua đại lý, qua thương nhân thường chịu thiệt thòi về giá cả và phải chịu các chi phí phát sinh như vận chuyển, quản lý phí...
Các kênh mua gom cà phê ở Việt Nam hiện nay không ổn định, trừ một số kênh của các doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên cạnh đó, có quá nhiều thương nhân nằm ngoài các kênh phân phối, nhiều cấp trung gian đầu cơ cà phê, điều này đã dẫn đến tình trạng thị trường cà phê bị rối loạn. Các hộ trồng cà phê thường có tiềm lực tài chính không lớn, phụ thuộc vào vốn vay ngắn hạn ngân hàng nên sau mỗi vụ thu hoạch phải bán gấp để thanh toán nợ và đầu tư cho vụ sau. Vì vậy, họ thường rơi vào thế bị động trong quan hệ mua bán với các đại lý. Đại lý mua gom qua nhiều cấp cũng làm chi phí tăng lên, làm giá thu mua giảm, làm tăng khó khăn cho người trồng cà phê. Thị trường mua gom, chế biến cà phê trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc tế và hoạt động xuất khẩu. Khi thị trường quốc tế thuận lợi, giá tăng, hoạt động mua gom, chế biến cà phê trong nước sôi động tạo điều kiện cho tiêu thụ cà phê của các hộ sản xuất và các doanh nghiệp. Ngược lại, khi thị trường quốc tế bất lợi, hoạt động mua gom, chế biến sẽ bị thu hẹp nhanh chóng do các doanh nghiệp không đủ khả năng dự trữ, việc tiêu thụ cà phê của nông dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Hình thức phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là theo phương thức bán hàng cho người mua độc lập trên thị trường tự do nước ngoài (nhà xuất, nhập khẩu độc lập) hoặc bán hàng cho bạn hàng nước ngoài quen biết, có quan hệ hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn với đối tác nước ngoài thông qua đầu tư, liên doanh, nhượng quyền thương mại...
Đi đầu trong hình thức nhượng quyền thương mại là Hãng Cà phê Trung Nguyên. Ra đời vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Hiện nay, Trung Nguyên là Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp sản phẩm cà phê của Việt nam đến người tiêu dùng nước ngoài thông qua hình thức nhượng quyền thương mại quốc tế. Trước đó, quán nhượng quyền đầu
tiên mở tại Tokyo - Nhật bản từ năm 2000, rồi liên tiếp là Trung Quốc, Thái Lan, Cam Pu Chia, Singapore.
Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), cả nước hiện có hơn 140 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đa phần thuộc các doanh nghiệp hội viên của Vicofa. Trong niên vụ 2007-2008, 60 doanh nghiệp hội viên của Vicofa xuất khẩu 578.878 tấn với kim ngạch 1,13 tỷ USD, chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước và chỉ riêng 4 doanh nghiệp dẫn đầu đã chiếm tới 38% kim ngạch.
Hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã từng bước trực tiếp tham gia thu mua sản phẩm cà phê từ các hộ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước. Bằng cách thông qua các tổ chức cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm như UTZ Certified, Rein Fruit Alliance, Organic Coffee, 4C... để thiết lập mối liên kết trực tiếp với người sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được đảm bảo cam kết với giá mua cao hơn, người nông dân dễ sẵn sàng chấp thuận tham gia vào các tổ chức này và từ đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kiểm soát được sản lượng, chất lượng cà phê cũng như chi phí sản xuất thực tế của từng vùng. Với khả năng tài chính lớn, các doanh nghiệp nước ngoài đang dần trở thành người quyết định giá mua cà phê của người nông dân. Chẳng hạn, tập đoàn Nestle mỗi năm thu mua trung bình khoảng từ 20 - 25% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam phục vụ cho việc sản xuất tại 15 nhà máy trên toàn thế giới. Như vậy, việc đưa cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê vào hệ thống phân phối của các nhà phân phối lớn đã