CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp
Huy động vốn dân cư và sử dụng vốn dân cư có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong hoạt động huy động vốn dân cư của các NHTM. Tạo được nguồn vốn mới có cơ sở để sử dụng vốn, và ngược lại có sử dụng vốn tốt, hiệu quả mới tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn vốn, mở rộng các hoạt động kinh doanh khác. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ có thể có hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải căn cứ vào hiệu quả sử dụng vốn để huy động được vốn hoặc cho vay trong phạm vi nguồn vốn mà ngân hàng có thể huy động được. Hoạt động tín dụng của Agribank - Chi
nhánh Tây Đô đang từng bước đổi mới và ngày càng linh hoạt hơn. Hiện nay, ngoài việc huy động vốn để điều chuyển lên ngân hàng Trung ương, Chi nhánh còn sử dụng vốn để cho vay và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trên thực tế, không chỉ sự tăng trưởng về quy mô, cơ cấu nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huy động nói riêng đánh giá được hoàn toàn hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động vốn nhiều mà sử dụng ít sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Ngược lại, nếu huy động vốn ít mà sử dụng vốn cao thì rủi ro sẽ xảy ra cho Ngân hàng là rất lớn. Khi đó, Ngân hàng phải tìm biện pháp để hạn chế rủi ro như vay tổ chức tín dụng khác hoặc NHNN, Kho bạc Nhà nước...
Sự phù hợp, mối quan hệ biện chứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn được thế hiện ở chỉ tiêu Dư nợ / Vốn huy động. Hiệu quả sử dụng vốn dân cư tại Chi nhánh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng vốn dân cư ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN - chi nhánh Tây Đô giai đoạn 2015-2018
(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SS 2016/2015 SS 2017/2016 SS 2018/2017 Tổng vốn huy động dân cư 3,672 4,172 3,823 4,005 13.62 -8.37 4.76 Tổng dư nợ 2,739 3,201 2,951 3,104 16.87 -7.82 5.21 Hiệu suất sử dụng vốn dân cư (%) 74.59 76.72 77.18 77.51 2.86 0.46 0.33
(Nguồn: Tổng hợp tính toán tác giả)
Tổng dư nợ ở Agribank - Chi nhánh Tây Đô có sự tăng dần qua các năm, cụ thể dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2016 đạt 3,201 tỷ đồng, tăng 16.87% so với năm 2015; năm 2017 đạt 2,951 tỷ, giảm 8.37% so với năm 2016 và tăng lại trong năm 2018 với mức tăng nhẹ 4.76%. Trong năm 2018, Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính tốt về vốn, đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn nhằm mở rộng các khoản vay và đối tượng vay.
Năm 2016, hiệu suất sử dụng vốn dân cư của Agribank - Chi nhánh Tây Đô là 76.72%, tăng 2.86% so với năm 2015, năm 2017 hiệu suất sử dụng vốn dân cư tăng lên đạt mức 77.18% và tiếp tục tăng trong năm 2018 với hiệu suất 77.51%. Những con số này cho thấy Chi nhánh đã giữ khá ổn định sự cân bằng giữa huy động và sử dụng vốn dân cư, chứng tỏ đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được từ dân cư, giúp cho hoạt động tín dụng cũng mang lại hiệu quả cao và góp phần đảm bảo an toàn thanh toán cho Chi nhánh.
Như vậy có thể thấy tình hình huy động vốn dân cư ở Agribank - Chi nhánh Tây Đô mặc dù có giảm trong năm 2017 nhưng đang trên đà tăng lại và công tác sử dụng vốn của Chi nhánh cũng khá khả quan. Trong tương lai, với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ nhân viên chắc chắn Ngân hàng sẽ còn đạt nhiều thành công hơn nữa.
Đánh giá chung cho thấy hoạt động huy động vốn dân cư của chi nhánh tương đối hiệu quả. Các chỉ tiêu đều có mức tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh những kết quả đạt được chi nhánh cũng có không ít hạn chế.