CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1. Quản lý đảm bảo sự phù hợp về quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động
Theo như kết quả phân tích chương 3, cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn còn chưa hợp lý, cụ thể là tỷ lệ vốn huy động tiết kiệm dân cư chiếm chủ yếu trong khi vốn này có nhiều biến động. Dịch vụ tài khoản cũng như các nguồn vốn huy động dân cư khác còn thấp ( khoảng 20%). Trong khi vốn huy động dịch vụ tài khoản là vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp trong nguồn vốn huy động.
Huy động vốn luôn phải phù hợp với hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả. Agrbank – Chi nhánh Tây Đô cần có một quy mô và cơ cấu nguồn vốn tối ưu, phải đánh giá được tình hình phát triển của thị trường nền kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau có quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn phải được thay đổi phù hợp kịp thời. Để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn dân cư ở Agribank - Chi nhánh Tây Đô, Chi nhánh cần phải đánh giá chính xác đặc trưng từng loại nguồn vốn, đặc điểm của từng địa bàn dân cư, hoạt động của các tổ chức kinh tế trên địa bàn, và tùy thuộc vào từng thời kỳ kinh tế… để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Nâng cao khối lượng vốn trung và dài hạn đảm bảo một cơ cấu vốn vững chắc an toàn hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư thì việc sử dụng vốn huy động phải hợp lý. Về cơ bản, hoạt động sử dụng vốn dân cư chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động. Theo quy định Ngân hàng Nhà nước đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong thanh toán để cho vay trung và dài hạn, các Ngân hàng thương mại chủ yếu sử dụng nguồn huy động vốn trung và dài hạn. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cho phép các Ngân hàng thương mại sử dụng 40% nguồn ngắn hạn để cho vay
trung dài hạn. Việc sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn là giải pháp mang tính tạm thời, về lâu dài cũng phải tìm mọi biện pháp để mở rộng vốn trung và dài hạn.
Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Tây Đô nên có chủ trương phát huy hoạt động huy động vốn trung, dài hạn thường xuyên đảm bảo cho các món vay trung và dài hạn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận. Cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh ngắn hạn lớn hơn trung dài hạn trong khi cơ cấu nguồn huy động ngắn hạn và trung dài hạn để tài trợ cho hoạt động này lại không phù hợp, nguồn vốn huy động trung và dài hạn thiếu một cách trầm trọng trong khi cho vay trung và dài hạn nhiều hơn. Hiện nay vốn huy động trung hạn của Chi nhánh chỉ qua kênh tiền gửi tiết kiệm của dân cư còn khá hạn chế, nên mở rộng đối tượng huy động đối với hình thức huy động này. Chi nhánh cần xem xét dựa trên nhu cầu đầu tư, khả năng huy động và khả năng chuyển hoán nguồn… từ đó xác định khối lượng huy động trung hạn lên sao cho nâng dần tỷ trọng nguồn trung và dài hạn lên qua đó việc huy động sẽ phù hợp với việc sử dụng tránh tình trạng huy động vốn nhiều dẫn đến ứ đọng giảm hiệu quả của vốn.